Net quyen ru cua mot so dong vat rung VN
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng |
Ngày 04/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: net quyen ru cua mot so dong vat rung VN thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
Khi những tia nắng mặt trời còn chưa thức giấc, làn sương mù hơi nước bao phủ khắp lá cây ngọn cỏ ở trên độ cao gần 1000 mét nơi nóc nhà của miền Đông nam bộ Việt Nam – Núi Bà Đen. Loài ve sầu đỏ Huechys sanguinea bắt đầu thức giấc chui ra khỏi mặt đất và biến mình thành những thiên thần với đôi cánh trắng mỏng manh cơ thể với màu đỏ rực rỡ chủ đạo và chỉ một thời gian ngắn màu đỏ rực của thân màu trắng tinh khôi của cánh sẽ chuyển thành màu đen tuyền chủ đạo. Thời gian vũ hoa không dài để cho nó có điều kiện ca hát rong chơi và tìm kiếm bạn tình, giao phối, đẻ trứng để cho đời sau hữu thụ và những âm thanh gọi tình của nó rung lên đã hòa vào bản nhạc giao hưởng bất tận của muôn loài trong thế giới hoang dã Việt Nam. Nhìn dãy núi Bà Đen trơ trọi những tảng đá trắng bạc phếch vì thời gian khi những cánh rừng bạt ngàn nơi đây bị tàn phá. Bất chợt trong lòng thấy xót xa cho những loài mới vừa được phát hiện ờ vùng núi này khó có cơ hội thoát khỏi sự tuyệt chủng của bàn tay con người.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
Theo những thống kê mới nhất của các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu về bó sát, cứ 1000 quả trứng của loài rùa được sinh ra thì chỉ có duy nhất một cá thể có thể tốn tại và phát triển đến trưởng thành. Chính vì vậy loài rùa là một trong những loài bó sát rất hiếm - ngay cả ở môi trường thuận lợi để phát triển như rừng mưa nhiệt đới Việt Nam. Tuy nhiên những cá thể rùa cuối cùng có thể tồn tại sau khi chúng trải qua một cuộc đấu tranh sinh tồn đầy gian nan ấy cũng không thể tồn tại và phát triển để sống nốt quãng đời còn lại bởi bàn tay tàn sát của con người. Loài rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons là một ví dụ điển hình, Mặc dù loài rùa quí hiếm này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các Nghị định, văn bản luật nhằm bảo vệ nghiêm ngặt chúng trên đà tuyệt chủng. Nhưng có thể hiện nay sẽ không còn một ai còn cơ hội nhìn thấy chúng trong mội trường hoang dã của chúng ta.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
1. Gà lôi trắng Lophura nycthemera
Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 - 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 - 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
2. Gà rừng Gallus gallus
Chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Gà rừng sông định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
3. Gà lôi hông tía Lophura diardi
Chim đực trưởng thành mào dài (70 - 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân màu đỏ. Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
4. Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis
Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Nhữnglông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
5. Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi
Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
6. Gà lôi tía Tragopan temminckii - ảnh: Dick Daniels
Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn so với chim đực. Da quanh mắt có màu hơi xanh lam. Việt Nam: Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 - 3000m). Loài đặc hữu VN vả đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
Theo những thống kê mới nhất của các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu về bó sát, cứ 1000 quả trứng của loài rùa được sinh ra thì chỉ có duy nhất một cá thể có thể tốn tại và phát triển đến trưởng thành. Chính vì vậy loài rùa là một trong những loài bó sát rất hiếm - ngay cả ở môi trường thuận lợi để phát triển như rừng mưa nhiệt đới Việt Nam. Tuy nhiên những cá thể rùa cuối cùng có thể tồn tại sau khi chúng trải qua một cuộc đấu tranh sinh tồn đầy gian nan ấy cũng không thể tồn tại và phát triển để sống nốt quãng đời còn lại bởi bàn tay tàn sát của con người. Loài rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons là một ví dụ điển hình, Mặc dù loài rùa quí hiếm này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các Nghị định, văn bản luật nhằm bảo vệ nghiêm ngặt chúng trên đà tuyệt chủng. Nhưng có thể hiện nay sẽ không còn một ai còn cơ hội nhìn thấy chúng trong mội trường hoang dã của chúng ta.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
1. Gà lôi trắng Lophura nycthemera
Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 - 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 - 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
2. Gà rừng Gallus gallus
Chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Gà rừng sông định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
3. Gà lôi hông tía Lophura diardi
Chim đực trưởng thành mào dài (70 - 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân màu đỏ. Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
4. Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis
Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Nhữnglông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
5. Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi
Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
6. Gà lôi tía Tragopan temminckii - ảnh: Dick Daniels
Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn so với chim đực. Da quanh mắt có màu hơi xanh lam. Việt Nam: Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 - 3000m). Loài đặc hữu VN vả đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
NÉT QUYẾN RŨ CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)