ND.ON TAPTHIHKI.LI8
Chia sẻ bởi Huyønh Thò Bích Thuûy |
Ngày 14/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: ND.ON TAPTHIHKI.LI8 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP THI HK I – LÍ 8
I. PHẦN LÍ THUYẾT
Bài 1: Chuyển động cơ học
1) Thế nào là chuyển động cơ học ? Nêu các dạng chuyển động cơ học.
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc).
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
2) Khi nào một vật được coi là đứng yên ? Cho thí dụ, chỉ rõ vật làm mốc.
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác (vật mốc).
- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Hành khách đứng yên so với ôtô (vật mốc là ôtô)
3) Tại sao chuyển động, đứng yên có tính chât tương đối. Cho thí dụ chứng tỏ chuyển động , đứng yên có tính chất có tính chất tương đối.
- Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Do đó, chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối.
- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường : Người lái xe chuyển động so với cây bên đường, nhưng đứng yên so với hành khách.
Bài 2 : Vận tốc
1) Vận tốc là gì ? Độ lớn của vật tốc cho biết điều gì và được xác định như thế nào ?
- Quãng đường chạy được trong môt đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
2) Viết công thức tính vận tốc.
- Công thức tính vận tốc : v Trong đó v : Vận tốc (m/s, km/h)
s : Quãng đường đi được (m, km)
t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h)
3) Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đại lượng nào? Nêu đơn vị của vận tốc.
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Đơn vị của vận tốc là m/s và km/h.
4) Vận tốc của một ô tô là 36km/h . Điều đó cho biết đều gì?
- Vận tốc của một ô tô là 36km/h cho biết mỗi giờ ôtô đi được 36km.
Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều
1) Thế nào là chuyển động đều ? Chuyển động không đều ?
- Chuyển động đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
2) Viết công thức tính vận tốc trung bình.
- Công thức : vtb Trong đó vtb : Vận tốc trung bình (m/s, km/h)
s : Quãng đường đi được (m, km)
t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h)
Bài 4 : Biểu diễn lực
1) Tại sao lực là một đại lượng vectơ ?
- Lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều, nên lực là một đại lượng vectơ. 2) Nêu cách biểu diễn lực vectơ lực. Kí hiệu vectơ lực.
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương , chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Bài 5 : Sự cân bằng lực – Quán tính
1) Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi :
a) Vật đang đứng yên ?
b) Vật đang chuyển động ?
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng :
a) Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ;
b) Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động nầy được gọi là chuyển động theo quán tính.
2) Tại sao, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng ?
- Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng vì mọi vật đều có quán tính.
Bài 6 : Lực ma sát
1) Trình bày lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang
I. PHẦN LÍ THUYẾT
Bài 1: Chuyển động cơ học
1) Thế nào là chuyển động cơ học ? Nêu các dạng chuyển động cơ học.
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc).
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
2) Khi nào một vật được coi là đứng yên ? Cho thí dụ, chỉ rõ vật làm mốc.
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác (vật mốc).
- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Hành khách đứng yên so với ôtô (vật mốc là ôtô)
3) Tại sao chuyển động, đứng yên có tính chât tương đối. Cho thí dụ chứng tỏ chuyển động , đứng yên có tính chất có tính chất tương đối.
- Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Do đó, chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối.
- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường : Người lái xe chuyển động so với cây bên đường, nhưng đứng yên so với hành khách.
Bài 2 : Vận tốc
1) Vận tốc là gì ? Độ lớn của vật tốc cho biết điều gì và được xác định như thế nào ?
- Quãng đường chạy được trong môt đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
2) Viết công thức tính vận tốc.
- Công thức tính vận tốc : v Trong đó v : Vận tốc (m/s, km/h)
s : Quãng đường đi được (m, km)
t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h)
3) Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đại lượng nào? Nêu đơn vị của vận tốc.
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Đơn vị của vận tốc là m/s và km/h.
4) Vận tốc của một ô tô là 36km/h . Điều đó cho biết đều gì?
- Vận tốc của một ô tô là 36km/h cho biết mỗi giờ ôtô đi được 36km.
Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều
1) Thế nào là chuyển động đều ? Chuyển động không đều ?
- Chuyển động đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
2) Viết công thức tính vận tốc trung bình.
- Công thức : vtb Trong đó vtb : Vận tốc trung bình (m/s, km/h)
s : Quãng đường đi được (m, km)
t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h)
Bài 4 : Biểu diễn lực
1) Tại sao lực là một đại lượng vectơ ?
- Lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều, nên lực là một đại lượng vectơ. 2) Nêu cách biểu diễn lực vectơ lực. Kí hiệu vectơ lực.
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương , chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Bài 5 : Sự cân bằng lực – Quán tính
1) Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi :
a) Vật đang đứng yên ?
b) Vật đang chuyển động ?
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng :
a) Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ;
b) Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động nầy được gọi là chuyển động theo quán tính.
2) Tại sao, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng ?
- Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột khi có lực tác dụng vì mọi vật đều có quán tính.
Bài 6 : Lực ma sát
1) Trình bày lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huyønh Thò Bích Thuûy
Dung lượng: 76,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)