NCKHSPUD tin hoc 8

Chia sẻ bởi Trần Văn Tự | Ngày 14/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: NCKHSPUD tin hoc 8 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

“TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC SINH HỖ TRỢ LẪN NHAU TRONG GIỜ THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC”

1. TÓM TẮT TỔNG QUAN
Thế kỉ XXI, thế kỉ của những phát minh khoa học có khả năng làm thay đổi diện mạo của Thế Giới. Vì vậy để đào tạo ra những chủ nhân của những phát minh ấy thì phải cần đến sự nghiệp giáo dục. Nói như Jacques Deloss “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để tạo nên tương lai”. Chính vi vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã có những ưu tiên hàng đầu cho giáo dục “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” mà trong đó Giáo viên là “nhân tố quyết định Giáo dục” (NQ/TW Khoá VIII). Vậy thì làm thế nào để trang bị cho học sinh những tri thức quý giá để các em vững bước tiến vào tương lai, trước vận hội mới của những phát minh như vũ bão, đương đầu với những thách thức của nền kinh tế thị trường? . .Nên cách dạy học hữu hiệu nhất đối với người Giáo viên là phải giảng dạy theo phương pháp mới, theo hướng tich cực, lấy người học làm trung tâm. Việc áp dụng phương pháp dạy học mới phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học, trong đó có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học và việc lựa chọn phương pháp dạy học.

2. GIỚI THIỆU
2.1. Hiện Trạng
Nhiều giáo viên giảng dạy môn Tin học đã chia sẻ lo ngại về thái độ học tập thiếu tích cực của học. Học sinh thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên, thông thường các tiết thực hành các em thích chơi hơn là học (Các phần mềm học tập vừa chơi vừa học) và nhất là học sinh khối 8 do chương trình học của khối khô khang và khó hiểu đối với các em (Chủ yếu là học lập trình passcal).
Qua thời gian giảng dạy tôi thấy rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau là một trong những cách làm hiệu quả giúp học sinh tự giác, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu “Tác động của việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học giờ thực hành môn Tin học”.
2.2. Giải pháp thay thế.
Đã có rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu đến việc sử dụng hình thức học sinh hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu hút sự tham gia của học sinh trong một lớp học như có nhiều sáng kiến kinh nghiệp nói về vấn đề học tổ học nhóm, hay hoạt động nhóm trong giờ học. Các giáo viên đã tìm hiểu về chủ đề này trên đối tượng học sinh với số lượng lớn và nhỏ khác nhau nhưng cốt lõi họ điều đề cao khả năng của tập thể và theo dõi tiến bộ của học sinh trong một năm học cũng như trong nhiều năm học.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả đối với tất cả học sinh, bao gồm cả những học sinh có vấn đề trong việc chú ý, tìm hiểu nội dung bài học và những vấn đề về cảm xúc và hành vi. Kết quả là hành vi của học sinh được cải thiện, học sinh có lòng tự tôn và động lực cao hơn cũng như được tăng cường các kỹ năng xã hội như giao tiếp, các học sinh cá biệt cũng dần cải thiện được hành vi và năng lực học tập của mình, cũng như câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Cách làm này đảm bảo học sinh luôn tích cực tham gia và thực hiện nhiệm vụ vì nó tạo điều kiện cho học sinh nhận được nội dung phản hồi tức thời từ bạn cùng học với cường độ vừa phải phù hợp với từng đối tượng như câu “Học thầy không tày học bạn”. Nhưng nó vậy không có nghĩa phủ nhận vai trò của thầy cô. Khi áp dụng đề tài này trước hết người giáo viên cần phải nói gõ cho hai đối tượng học sinh là đối tượng hỗ trợ và đối tượng nhận hỗ trợ biết vai trò của hai nhóm và vào đầu giờ của mỗi tiết thực hành giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một cách thật kỹ càng để nhóm đối tượng hỗ trợ nắm kiến thức kỹ càng để có thể làm nhiệm vụ của mình, đồng thời nhóm nhận hỗ trợ cũng đã nắm được các kiến thức cơ bản của buổi thực hành.
Theo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học sinh hỗ trợ lẫn nhau có thể giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là còn có khả năng cả thiện dần hạnh kiểm của học sinh. Sự tiến bộ của cả học sinh hỗ trợ và học sinh nhận hỗ trợ đều đạt kết quả học tập tốt hơn, trong đó ảnh hưởng thể hiện rõ rệt với khả năng tự tìm tòi kiến thức của nhóm hỗ trợ.
Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho học sinh trước khi thực hiện hỗ trợ bằng cách giải thích mục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Tự
Dung lượng: 177,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)