NCKHSPƯD TIN 6 (Quá hay in thôi)
Chia sẻ bởi Ngô Quốc Vĩnh |
Ngày 14/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: NCKHSPƯD TIN 6 (Quá hay in thôi) thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I – Thông tin chung về cá nhân:
1. Họ và tên: NGÔ QUỐC VĨNH
2. Ngày sinh: 06/8/1982
3. Nam/ nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp 3 – Xuân Hòa – Xuân Lộc – Đồng Nai
5. Điện thoại:
- Cơ quan: 0613 750 080
- Di động: 0988 370 978
6. Fax:……………………… Yahoo: [email protected]
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Hòa
II – Trình độ đào tạo:
Học vị: Đại Học
Năm nhận bằng: 2009
Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
III – Kinh nghiệm khoa học:
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin Học
Số năm kinh nghiệm: 4 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng dạy và học trong môn tin học 6.
- Một vài kinh nghiệm để dạy tốt môn tin học 6.
- Một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết về hệ điều hành trong chương trình tin học 6.
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 6”
I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu:
Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Bộ GD và ĐT cũng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Ứng dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học trong đó có môn Tin học. Môn Tin học ở lớp 6 có các tiết học giới thiệu về phần mềm hệ thống hay còn gọi là Hệ điều hành yêu cầu học sinh học thuộc bài. vì là môn khoa học mới vừa đưa vào chương trình phổ thông nên tất cả các khái niệm về Tin học còn rất mới lạ đối với học sinh, máy tính hoạt động nhờ vào đâu? Vì vậy chương Hệ điều hành của máy tính giúp học sinh bước đầu hiểu rõ hơn về máy tính hoạt động như thế nào?… Nhưng làm thế nào để học sinh thực hiện được điều này đó là yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên. Tất nhiên người giáo viên phải có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khoa học phù hợp với nội dung từng bài với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, đồng thời phải gây được hứng thú tạo được tính tích cực tự giác học tập của học sinh nhằm mang lại kết quả cao trong quá trình thu nhận kiến thức.
Tìm hiểu một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong các tiết về Hệ điều hành nhằm định hướng cho học sinh cách thức học tập để phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học, chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Học sinh là người tự tìm hiểu để lĩnh hội tri thức chứ không phải tiếp thu những cái có sẵn. Do vậy việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp là một trong những phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt động của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: Hai lớp 6 trường THCS Xuân Hòa. Lớp 6/2 là thực nghiệm, lớp 6/7 là đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế (các bài về Hệ điều hành môn tin học lớp 6 từ tuần 9 đến tuần 15).
3. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 9,00; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,59. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P = 0,0007 vậy P < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp là một trong những phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt động của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
II/ GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài:
Tin học là môn khoa học phát triển rất nhanh, phần cứng và phần mềm thường xuyên thay đổi và được nâng cấp nhằm mục đích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Quốc Vĩnh
Dung lượng: 6,99MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)