NCKHSP ỨNG DỤNG (CÔ HUYỀN TRÂN)

Chia sẻ bởi Trần Thụy Hưng Hảo | Ngày 16/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: NCKHSP ỨNG DỤNG (CÔ HUYỀN TRÂN) thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 02
II. GIỚI THIỆU 03
1. Thực trạng 03
2. Giải pháp thay thế 04
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài 05
4. Vấn đề nghiên cứu 05
5. Giả thuyết nghiên cứu 05
III. PHƯƠNG PHÁP 05
1. Khách thể nghiên cứu 05
2. Thiết kế nghiên cứu 06
3. Quy trình nghiên cứu 07
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 07
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 07
1.Trình bày kết quả 07
2. Phân tích dữ liệu 08
V. BÀN LUẬN KẾT QUẢ 09
VI. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 09
5.1. Kết luận 09
5.2. Khuyến nghị 09
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 11
Phụ lục 1: Mẫu thiết kế giáo án bài 12: Nước Văn Lang - Lịch sử 6 có vận dụng phương pháp kể chuyện 11
Phụ lục 2: Các câu chuyện được sử dụng trong bài và khai thác kiến thức lịch sử, ý nghĩa của các câu chuyện. 21
Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động 38
Phụ lục 4: Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 42
Phụ lục 5: Một số bài kiểm tra của học sinh 46




I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai câu thơ mở đầu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách Lịch Sử nước ta đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc dạy, học và hiểu biết về lịch sử. Bởi lẽ, Lịch Sử được xem là một môn khoa học có ưu thế lớn trong việc hình thành nhân sinh quan cách mạng và tư duy sáng tạo cho các em, từ hiểu biết lịch sử sẽ giúp các em rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều đến chất lượng học tập lịch sử của học sinh. Những điểm số, những ví dụ trích dẫn từ những bài thi khiến người ta nghĩ đến điều đầu tiên là: chất lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam thời cổ đại do không sử dụng nhiều trong các kỳ thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi, vì thế các em thường ít chú tâm, không nắm vững những vấn đề mang tính chất trọng tâm. Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ cả hai phía: thầy và trò. Trò không chú tâm học, nội dung kiến thức quá nhiều, hay trùng lặp nên không thể nhớ chính xác, khả năng tự nghiên cứu của học sinh còn hạn chế do hoạt động riêng lẽ, chưa thể hiện được tinh thần hợp tác, chia sẻ kiến thức lẫn nhau, cách khai thác kiến thức lịch sử của học sinh còn hạn chế. Thầy dạy không hết “nội lực”, phương pháp soạn giảng chưa gây được sự hứng thú, chưa liên kết được các sự kiện lịch sử,chưa thể hiện được sự tích hợp nội dung, kích thích hoạt động hợp tác cho các thành viên trong lớp. Chính vì những điều đó đã gây ra những cản trở lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Lịch Sử trong nhiều năm, đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam thời cổ đại (tương ứng chương trình lịch sử lớp 6) tôi và các đồng nghiệp luôn trăn trở là làm sao có thể giúp học sinh có thể lĩnh hội, chia sẻ kiến thức một cách tốt nhất, làm thế nào để nâng cao hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, giúp các em từ những kiến thức lịch sử đã học có thể vận dụng để giải quyết các tình huống trong thực tế. Theo tôi, để làm được điều đó thì trước tiên người thầy cần phải giúp học sinh có những nền tảng vững chắc, sự ham thích học tập từ khi mới bắt đầu biết về lịch sử, tức là đối tượng cần được tác động ban đầu chính là những em học sinh lớp 6_ lứa tuổi có nhiều sự chuyển biến và khá bỡ ngỡ khi vừa chuyển từ môi trường cấp 1 sang cấp 2. Do vậy, người giáo viên cần tìm ra một phương pháp tối ưu nhất giúp các em có thể hợp tác cùng nhau giải quyết các vấn đề lịch sử mang tính khái quát nhất, thông qua đó có thể nắm kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì thế, theo tôi, đối với lứa tuổi này thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thụy Hưng Hảo
Dung lượng: 1,20MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)