NCKH SP ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN

Chia sẻ bởi Võ Văn Phương | Ngày 16/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: NCKH SP ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC
(((


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4
II. GIỚI THIỆU 5
1. Hiện trạng và nguyên nhân 5
2. Giải pháp thay thế 6
3. Một số đề tài nghiên cứu gần đây 7
4. Vấn đề nghiên cứu 8
5. Dữ liệu sẽ được thu thập 8
6. Giả thuyết nghiên cứu 8
III. PHƯƠNG PHÁP 8
1. Khách thể nghiên cứu 8
2. Thiết kế nghiên cứu 9
3. Quy trình nghiên cứu 10
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 10
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUẢ 11
1. Phân tích dữ liệu 11
2. Bàn luận kết quả 11
V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 12
1. Kết luận 12
2. Khuyến nghị 13
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 14
PHỤ LỤC 1: Giáo án tiết 18 - Bài 4- Ngữ Văn 9 Tập 1 14
PHỤ LỤC 2: Giáo án tiết 44 - Bài 11- Ngữ Văn 9 Tập 1 21
PHỤ LỤC 3: Giáo án tiết 109 – Bài 21 - Ngữ Văn 9 Tập 2 26
PHỤ LỤC 4: Đề và đáp án bài kiểm tra trước tác động 35
PHỤ LỤC 5: Đề và đáp án bài kiểm tra sau tác động 37
PHỤ LỤC 6: Bảng điểm trước và sau khi tác động của lớp đối chứng 39
PHỤ LỤC 7: Bảng điểm trước và sau khi tác động của lớp thực nghiệm 40






KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
(((

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI “VUI ĐỂ HỌC” Ở PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 9A1 TRƯỜNG THCS ĐỒNG RÙM

Giáo viên nghiên cứu: Nguyễn Thị Kim Duyên
Đơn vị: Trường THCS ĐỒNG RÙM - TÂN CHÂU - TÂY NINH.

Bước
Hoạt động

1. Hiện trạng
 - Học sinh khối 9 trường THCS Đồng Rùm chưa phát huy được tính tích cực học tập. Đa số các em và gia đình đều có tâm lý xem nhẹ các môn Khoa học xã hội trong đó có môn Ngữ văn đặc biệt là phân môn Tiếng Việt - một phân môn được cho là vừa khô lại vừa khó. Bên cạnh đó một số giáo viên trong giảng dạy chưa tìm tòi, sáng tạo tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp để thu hút học sinh tham gia tích cực vào việc học phân môn Tiếng Việt nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung.
- Nguyên nhân:
+ Giáo viên: Lựa chọn phương pháp dạy học chưa phù hợp với đối tượng học sinh hiện nay, việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế...
+ Học sinh: Chưa có ý thức học tập, xem nhẹ môn học, học sinh yếu, mất căn bản thiếu tự tin, học vẹt, bị một số nhu cầu giải trí lôi cuốn,chưa phát huy được tích cực trong học tập...
- Trong các nguyên nhân trên, tôi chọn nguyên nhân học sinh chưa phát huy được tính tích cực trong học tập để làm thay đổi chất lượng.


2. Giải pháp thay thế
 - Trong quá trình nghiên cứu tài liệu cũng như tổng kết các nội dung nghiên cứu của trường, tôi thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở phân môn Tiếng Việt. Từ đó, tôi đưa ra giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề như sau: Giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tổ chức trò chơi “vui để học” ở phân môn Tiếng Việt 9.
- Quy trình thực hiện: Điều tra thực trạng về tính tích cực trong học Tiếng Việt của học sinh khối 9. Cho học sinh làm bài kiểm tra viết sau tác động. Xử lý và phân tích số liệu. Viết đề tài nghiên cứu.
- Thời gian thực hiện: Từ đầu tháng 9/2012 đến tháng 3/2013.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Phương
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)