Nang moi

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nang | Ngày 09/10/2018 | 162

Chia sẻ tài liệu: nang moi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đề: Bình luận về câu ngạn ngữ Trung Hoa: “Ở vườn Lan lâu ngày chẳng biết Lan thơm. Ở chợ quá lâu ngày không còn biết mùi tanh.”
Bài làm
Văn chương Trung Hoa có rất nhiều ngạn ngữ hay. Không chỉ hay về hình thức mà còn mang đậm tính tinh thần trong cuộc sống mỗi con người và “Ở vườn Lan lâu ngày chẳng biết Lan thơm. Ở chợ quá lâu ngày không còn biết mùi tanh.” Là một trong số đó.
Thật đúng vậy, mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh sống, môi trường sống khác nhau. Tuy vậy nhưng mỗi người đều có đặc điểm chung là sống đâu quen đó và đần đần chúng ta hòa nhập vào hương vị cuộc sống nơi đây. Từ cảnh vật, con người, cũng như hương vị của cuộc sống từ nề nếp sống, cánh giao tiếp, đặc biệt hơn là mùi hương của cây cỏ hoa lá…hay mùi tanh hôi của tôm cá nơi xóm chợ cũng trở nên bình thường, không còn xa lại gì với mỗi người, chúng ta không còn cảm thấy chúng đặc biệt nữa vì mỗi ngày chúng tồn tai xung quanh ta một cách thầm lặng dần chúng rất gần gũi, quen thuộc với chúng ta.
Phật Pháp có năm thứ hương gọi là Ngũ Phần Giới Hương: Giới Hương, Ðịnh Hương, Huệ Hương, Giải Thoát Hương, Giải Thoát Tri Kiến Hương. Ðược năm thứ hương này xông ướp một thời gian lâu thì tự nhiên mình sẽ khai ngộ. Kẻ mới tới thì cảm thấy mọi chuyện ở chùa đều chẳng tốt; hương là hương, mà ta là ta, chẳng có quan hệ gì. Nhưng nếu ở đây lâu và thường được hương xông ướp thì tự nhiên mình sẽ hòa với hương khí làm thành một thể; cho nên cổ nhân nói rằng: 
“Dữ thiện nhân cư,
Như nhập chi lan chi thất,
Cửu nhi bất văn kỳ hương.
Dữ bất thiện cư,
Như nhập bào ngư chi tứ,
Cửu nhi bất văn kỳ xú.”
Nghĩa là:
“Ở với người tốt,
Thì cũng giống như vào vườn lan,
Ở lâu thì mình không còn biết mùi thơm.
Còn ở với người xấu,
Thì cũng giống như vào chợ cá,
Ở lâu thì mình không còn biết mùi tanh nữa.”
Vì sao vậy? Bởi vì tiếp xúc nhiều và lâu dài về thời gian nên con người mình và hoàn cảnh bên ngoài đã hợp thành một thể rồi! Những người có thiện căn được hương xông ướp thì có thể đột nhiên đại ngộ, cũng gọi là khai ngộ. Khai ngộ thì có gì tốt? Tức là mình hiểu được thấu suốt tất cả mọi sự việc, không còn hồ đồ, rồi phá thủng vô minh, khiến trí huệ hiển hiện. Vô minh cũng giống như một cái thùng đen thui, chẳng thấy được gì cả. Khi đã khai ngộ thì quang minh xuất hiện, phá tan cái màn hắc ám đó, và mình thấy được rõ ràng mọi chuyện.
Trong cuộc sống hằng ngày, mọi chuyện chúng ta làm từ công việc gia đình đến xã hội, bước đầu có phần khó khăn, gian khổ nhưng đã làm lâu dài thì dần dần chúng ta không còn cảm thấy khó khăn, khổ cực nữa vì sao? Vì chúng ta đã quen với nhịp sống như thế. Hay có người sống trong cảnh giàu sang, có kẻ sống trong cảnh bần hàn…mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng họ cũng vậy, cũng thấy cuộc sống của họ bình thường như nhau.
Trong hoàn cảnh khác, nếu chúng ta đưa người sống trong vườn lan vào trong chợ cá thì người đó lại phát hiện rất rõ mùi cá tanh và ngược lại. Điều đó càng thể hiện rõ hơn cái gì quanh ta, quen thuộc ta nhất thì chúng ta thường ít để ý một phần vì chúng ta đã quá quen thuộc với chúng và nếu chúng ta va chạm cái mới thì sẽ dễ dàng phát hiện cái mới lạ đó.
Nói đến đây, rõ ràng chúng ta bắt gặp một vấn đề hết sức nan giải hiện nay đó là: Có những người sống trong môi trường tốt, lại không nhận thức được cái tốt như: sống ở vườn lan là sống trong môi trường tốt, trong lành mà lại không biết lan thơm. Còn có những kẻ sống ở chợ cá hôi tanh lại không phát hiện được mùi tanh của cá. Cũng như sống trong môi trường xấu mà không nhận thức được cái xấu.
Trong thực tế, khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp. Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay, những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách của mỗi người.
Ngày nay, trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực, mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốt đẹp. Do đó, bất cứ lúc nào, vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen, gần đèn mà vẫn tối tăm.
Sống trong môi trường tốt đẹp, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng không lành mạnh, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Câu ngạn ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc, đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích, có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi, đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua. Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nang
Dung lượng: 68,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)