Năm cửa ô Hà Nội
Chia sẻ bởi Trần Thị Huế |
Ngày 25/04/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Năm cửa ô Hà Nội thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Chương trình địa phương
Năm cửa ô Hà Nội
Thời xưa, các cửa ô chính là cửa ra vào kinh thành, ban đêm đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát. Nay, hầu hết các cửa ô Hà Nội đã trở thành phố xá sầm uất, tấp nập.
Theo sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ IX, Hà Nội có 21 cửa ô. Nhưng trải qua hai thế kỷ với đầy biến động của nước nhà thì ngày nay, khi nói về các cửa ô Hà Nội thì người ta chỉ còn nhắc đến 5 cửa ô đã đi vào trong văn thơ, đi vào trong những bài hát còn sống mãi với thời gian. Đó là các cửa ô: Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác và Ô Quan Chưởng.
Ô Cầu Giấy ra đời từ thời Lý khi kinh thành mở rộng về phía Tây. Cửa ô này oai phong, lẫm liệt như một vị anh hùng đứng che chắn cho tất cả ở cửa ngõ phía tây uy linh của kinh thành Thăng Long.
Ô CầU GIấY
Ô Cầu Giấy - vốn có tên chữ Hán là Thanh Bảo (thời Lý-Trần gọi là cửa Tây Dương), là một cửa ô xẻ qua toà thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là vòng thành giữa, mà bức tường phía tây của toà thành chính là phố Giảng Võ hiện nay. Ngày nay, ô Cầu Giấy nằm ở vị trí Cầu Giấy - một chiếc cầu bắc ngang qua sông Tô Lịch, án ngữ các ngả đường từ Láng, Bưởi, Kim Mã, và ô Cầu Giấy giờ đã trở thành ngã tư Cầu Giấy.
Cầu Giấy xưa
Ô Cầu Giấy hiện nay
Do nằm trên huyết mạch giao thông quan trọng nên ô Cầu Giấy là điểm huyết chiến chiến lược giữa triều đình nhà Nguyễn và quân Pháp trong hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp năm 1873 và 1882. Trong thời gian này, ô Cầu Giấy đầy khói lửa tang thương. Nhưng với hai chiến thắng vào ngày 21/12/1873 và ngày 19/5/1883 tại đây đã khiến cho cửa ô này trở thành một chứng nhân lịch sử đi liền với tên tuổi của Thống đốc trấn Bắc đại tướng quân Hoàng Kế Viêm - một con người mà như quân Pháp nhận định : "Dân chúng Bắc Hà tin Viêm hơn Tự Đức".
Trải qua nhiều thế kỷ, ngày nay, ô Cầu Giấy không còn một vết tích nhưng bên cạnh sự phát triển của nền văn minh đô thị thì hình ảnh một cửa ô Hà Nội cổ kính, trang nghiêm vẫn như đang hiện hữu đâu đây.
Ô CHợ DừA
Hà Nội vui sao
Những cửa đầu ô
Tíu tít gánh gồng
Đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền
Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm…
Những lời ca về những cửa ô Hà Nội ngân vang như hoài niệm về một quá khứ xa xôi. Hình ảnh một cửa ô nằm về phía tây của kinh thành Thăng Long – nơi có cái chợ bé nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng bát ngát, mà một phần đã giải thích cái tên gọi quen thuộc của cửa ô, lại hiện lên với vẻ sầm uất, nhộn nhịp của cảnh chợ.
Không còn nhiều những ghi chép trong sử sách về cửa ô này nhưng qua Thượng Kinh ký sự của cụ Lê Hữu Trác tả về ô Chợ Dừa thì chúng ta phần nào hình dung ra được cửa ô Hà Nội nổi tiếng xưa kia: " Một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài hàng rào che kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc ".
Ô Chợ Dừa (tức Ô Thịnh Quang xưa) ngày nay bắt đầu từ khu xã Đàn, xã Tắc đến phố Nguyễn Lương Bằng (phố Nam Đồng cũ), phố Tôn Đức Thắng (phố Hàng Bột cũ), phố Khâm Thiên, kết thúc là Đê La Thành. Dù không còn một dấu tích nào của cửa ô nổi tiếng sầm uất này nhưng trong tâm khảm mỗi người dân Hà Nội, ba tiếng Ô Chợ Dừa vẫn hết sức đẹp đẽ, thiêng liêng.
Ô Chợ Dừa ngày nay
Đời nhà Mạc, ở làng Kim Liên có một người học trò cha mẹ chết sớm, nhà nghèo, phải đi dạy học kiếm ăn qua ngày. Mấy năm đói kém, nhờ có mấy mẫu ruộng rau dền nên anh đã cứu giúp được nhiều người qua khỏi nạn đói. Các cụ cao niên ở đây vẫn còn nhớ vùng này xưa kia (và thậm chí cho đến những năm 1945 - 1954) có con sông nhỏ dẫn nước thải từ nội thành ra, hai bên bờ có đất bãi phù sa, rau màu quanh năm xanh tốt. Trong đó có rau dền là nhiều hơn cả. Chiếc cầu bắc qua con sông hai bên bờ có nhiều rau dền nên gọi là Cầu Dền.
Ô CầU DềN
Dưới triều Nguyễn, cửa ô Cầu Dền là cửa ô chính quan trọng nhất trên đường thiên lý. Đó là con đường nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam (vào kinh đô Huế) qua những đồi cây cối rậm rạp và cả một rừng mai (nay thuộc khu vực Bạch Mai, Trương Định).
Cùng với việc mở rộng Hà Nội, người Pháp đã phá bỏ các cửa ô trong đó có ô Cầu Dền. Cái khung cảnh ô Cầu Dền vào đầu thế kỷ XX không có cái vẻ ngoài nghiêm trang, chững chạc như ô Quan Chưởng - một trong năm cửa ô Hà Nội, nhưng nó lại có cái sầm uất, bộn bề của cảnh chợ búa họp suốt quanh năm.
Ô Cầu Dền hiện nay chính là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt, dù những dấu tích đã mai một hết nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được cái không khí sầm uất, nhộn nhịp khi xưa của cửa ô này.
Cách ô Cầu Dền không xa là cửa ô Đông Mác. Ô Đông Mác nằm ở phía Đông Nam của kinh thành Thăng Long, gần giáp sông Hồng. Cửa ô này còn tên là Thanh Lãng, vào nửa cuối thế kỷ thứ IX, lại đổi là cửa ô Lãng Yên... Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, thế kỷ XVIII có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ XX, người dân quen gọi là Ô Đông Mác. Có nhiều ý kiến khác nhau về những tên gọi của cửa Ô Đông Mác. Người cho rằng cái tên Ông Mạc bắt nguồn từ tên một vị quan trong triều, có nhà riêng ở Cơ Xá Nam (là bãi nằm ven bờ phía Tây sông Hồng bên ngoài lũy đất – mà bức tường ở đoạn này kéo dài tới cửa Ô Đông Mác), cũng có người cho rằng cái tên Ông Mạc từ tên Mạc Đĩnh Chi mà ra vì ông có nhà riêng ở gần cửa ô này. Nhưng dân gian lại giải thích tên ô Đông Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là Ô Đông Mác. Cho đến nay, thật khó kiểm chứng xem cách lý giải nào là đúng là sai.
Ô ĐÔNG MÁC
Qua cửa Ô Đông Mác
Là một trong những điểm bắt đầu của con đường thiên lý Bắc-Nam xưa, cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thuỷ vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt. Trong Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhân lúc chờ chúa Trịnh lâu chưa gọi, có nói đến việc ông xin với quan chánh Đường Hoàng Đình Bảo về Cẩm Giàng, thăm quê ông, đi theo đường từ bến Thanh Trì để sang sông, phía Bát Tràng về Hải Dương, có ghi lại như sau:
“Ngày 10-9, từ sáng tinh mơ còn trăng, tôi đi ra cửa ô Ông Mạc, cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ “Hành quân phù” (thẻ cấp cho đi đường của Phủ Chúa- NVP) mới mở cho đi”.
Hiện nay, ô Đông Mác nằm ở cuối phố Lò Đúc, quãng giao nhau với đường Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu. Cửa Ô Đông Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng... Cửa ô và thành đất đều đã xa từ lâu. Nhà cửa, hàng quán tấp nập đâu còn xứ đồng, cửa ô, trạm gác của lính triều đình xưa nữa.
Đây là một trong năm cửa ô còn được nhắc đến ngày nay nhưng nó cũng là cửa ô duy nhất còn nguyên vẹn cái cổng ba cửa như cổng thành. Cửa ô này nằm ở phía đông của toà thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách cho đến bây giờ. Đó là cửa ô Quan Chưởng - cửa ô nổi tiếng đất Hà thành.
Ô Quan Chưởng xưa
Ô QUAN CHƯởNG
Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn, nằm trên đường từ kinh thành đi ra bờ sông Hồng, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng xuân), huyện Thọ Xương cũ.
Trong nhân dân có nhiều thuyết về tên gọi của cửa ô này .
Có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên.
Nhưng cũng có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà tên chức vụ của viên quan này được lấy để đặt tên cho cửa ô.
Có thuyết lại giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng".
Ô Quan Chưởng
Về kiến trúc
Hiện cửa ô Quan Chưởng còn nguyên lối tam quan với cửa chính cao 3m ở chính giữa phố Hàng Chiếu và hai cổng phụ ở hai bên. Cửa ô có hai tầng, tám mái. Trên nóc cửa chính có vọng lâu - là nơi canh gác của lính. Bên tường phía trái có gắn một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm bọn lính sách nhiễu nhân dân qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán là Đông Hà môn (cửa Đông Hà).
Nói đến ô Quan Chưởng, người Hà Nội không thể không nhắc tới những chiến tích oanh liệt và hào hùng. Ngày 20-11-1873, viện cớ chiến hạm của tên lái buôn Giăng Đuypuy mượn đường sông Hồng đi Vân Nam, thực dân Pháp đã nổ súng đánh thành Hà Nội. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành, khâm sai Nguyễn Tri Phương đã hi sinh anh dũng. Một viên chưởng cơ cùng 100 binh sĩ của mình đã chặn đánh quân giặc hơn 10 tiếng tại cửa ô Đông Hà (tức ô Quan Chưởng). Tiếc thay, thế giặc quá mạnh, 101 dũng sĩ Hà Nội đã hi sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt này. Sau sự kiện thành Hà Nội thất thủ, một lần nữa nhờ cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân Hà Nội và các ông cai tổng Đồng Xuân, Đào Đăng Chiểu (1845 -1916) đã ngăn chặn thành công âm mưu phá hoại cửa ô Quan Chưởng của thực dân Pháp.
Trong những năm 1946-1947, ô Quan Chưởng từ danh nghĩa một cổng thành đã trở thành một cứ điểm quan trọng của trung đoàn Thủ đô, góp sức vào cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đến thời chống Mỹ, cái tên ô Quan Chưởng lại được xướng lên như một bức tường lửa vững chắc để đội tự vệ thủ đô đặt họng súng bắn máy bay bảo vệ cầu Long Biên.
Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương, và là cửa ô cổ duy nhất còn lại của thủ đô Hà Nội. Không những ô Quan Chưởng là vết tích xưa của kinh thành Thăng Long, cửa ô còn là một bằng chứng cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.
Các cửa ô Hà Nội nay hầu như chỉ còn trong sử sách và hoài niệm của người dân Hà Nội. May mắn là Hà Nội ngàn năm của chúng ta vẫn còn một cửa ô “Ô Quan Chưởng” đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1994 và thay vào các cửa ô kinh thành xa xưa là một đô thị ồn ào, náo nhiệt, ngày mỗi ngày mọc lên những toà nhà cao ngất, những con đường rộng thênh thang. Song, những tên gọi thân thương như ô Đông Mác, ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa vẫn tồn tại, nó như những nốt nhạc vui hoài niệm về cố đô trong tâm thức mỗi người dân nước Việt mỗi khi nhớ về Thăng Long – Hà Nội với lịch sử ngàn năm.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe !
Tổ 4 - Lớp 10D1
Năm cửa ô Hà Nội
Thời xưa, các cửa ô chính là cửa ra vào kinh thành, ban đêm đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát. Nay, hầu hết các cửa ô Hà Nội đã trở thành phố xá sầm uất, tấp nập.
Theo sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ IX, Hà Nội có 21 cửa ô. Nhưng trải qua hai thế kỷ với đầy biến động của nước nhà thì ngày nay, khi nói về các cửa ô Hà Nội thì người ta chỉ còn nhắc đến 5 cửa ô đã đi vào trong văn thơ, đi vào trong những bài hát còn sống mãi với thời gian. Đó là các cửa ô: Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác và Ô Quan Chưởng.
Ô Cầu Giấy ra đời từ thời Lý khi kinh thành mở rộng về phía Tây. Cửa ô này oai phong, lẫm liệt như một vị anh hùng đứng che chắn cho tất cả ở cửa ngõ phía tây uy linh của kinh thành Thăng Long.
Ô CầU GIấY
Ô Cầu Giấy - vốn có tên chữ Hán là Thanh Bảo (thời Lý-Trần gọi là cửa Tây Dương), là một cửa ô xẻ qua toà thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là vòng thành giữa, mà bức tường phía tây của toà thành chính là phố Giảng Võ hiện nay. Ngày nay, ô Cầu Giấy nằm ở vị trí Cầu Giấy - một chiếc cầu bắc ngang qua sông Tô Lịch, án ngữ các ngả đường từ Láng, Bưởi, Kim Mã, và ô Cầu Giấy giờ đã trở thành ngã tư Cầu Giấy.
Cầu Giấy xưa
Ô Cầu Giấy hiện nay
Do nằm trên huyết mạch giao thông quan trọng nên ô Cầu Giấy là điểm huyết chiến chiến lược giữa triều đình nhà Nguyễn và quân Pháp trong hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp năm 1873 và 1882. Trong thời gian này, ô Cầu Giấy đầy khói lửa tang thương. Nhưng với hai chiến thắng vào ngày 21/12/1873 và ngày 19/5/1883 tại đây đã khiến cho cửa ô này trở thành một chứng nhân lịch sử đi liền với tên tuổi của Thống đốc trấn Bắc đại tướng quân Hoàng Kế Viêm - một con người mà như quân Pháp nhận định : "Dân chúng Bắc Hà tin Viêm hơn Tự Đức".
Trải qua nhiều thế kỷ, ngày nay, ô Cầu Giấy không còn một vết tích nhưng bên cạnh sự phát triển của nền văn minh đô thị thì hình ảnh một cửa ô Hà Nội cổ kính, trang nghiêm vẫn như đang hiện hữu đâu đây.
Ô CHợ DừA
Hà Nội vui sao
Những cửa đầu ô
Tíu tít gánh gồng
Đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền
Làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm…
Những lời ca về những cửa ô Hà Nội ngân vang như hoài niệm về một quá khứ xa xôi. Hình ảnh một cửa ô nằm về phía tây của kinh thành Thăng Long – nơi có cái chợ bé nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng bát ngát, mà một phần đã giải thích cái tên gọi quen thuộc của cửa ô, lại hiện lên với vẻ sầm uất, nhộn nhịp của cảnh chợ.
Không còn nhiều những ghi chép trong sử sách về cửa ô này nhưng qua Thượng Kinh ký sự của cụ Lê Hữu Trác tả về ô Chợ Dừa thì chúng ta phần nào hình dung ra được cửa ô Hà Nội nổi tiếng xưa kia: " Một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài hàng rào che kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc ".
Ô Chợ Dừa (tức Ô Thịnh Quang xưa) ngày nay bắt đầu từ khu xã Đàn, xã Tắc đến phố Nguyễn Lương Bằng (phố Nam Đồng cũ), phố Tôn Đức Thắng (phố Hàng Bột cũ), phố Khâm Thiên, kết thúc là Đê La Thành. Dù không còn một dấu tích nào của cửa ô nổi tiếng sầm uất này nhưng trong tâm khảm mỗi người dân Hà Nội, ba tiếng Ô Chợ Dừa vẫn hết sức đẹp đẽ, thiêng liêng.
Ô Chợ Dừa ngày nay
Đời nhà Mạc, ở làng Kim Liên có một người học trò cha mẹ chết sớm, nhà nghèo, phải đi dạy học kiếm ăn qua ngày. Mấy năm đói kém, nhờ có mấy mẫu ruộng rau dền nên anh đã cứu giúp được nhiều người qua khỏi nạn đói. Các cụ cao niên ở đây vẫn còn nhớ vùng này xưa kia (và thậm chí cho đến những năm 1945 - 1954) có con sông nhỏ dẫn nước thải từ nội thành ra, hai bên bờ có đất bãi phù sa, rau màu quanh năm xanh tốt. Trong đó có rau dền là nhiều hơn cả. Chiếc cầu bắc qua con sông hai bên bờ có nhiều rau dền nên gọi là Cầu Dền.
Ô CầU DềN
Dưới triều Nguyễn, cửa ô Cầu Dền là cửa ô chính quan trọng nhất trên đường thiên lý. Đó là con đường nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam (vào kinh đô Huế) qua những đồi cây cối rậm rạp và cả một rừng mai (nay thuộc khu vực Bạch Mai, Trương Định).
Cùng với việc mở rộng Hà Nội, người Pháp đã phá bỏ các cửa ô trong đó có ô Cầu Dền. Cái khung cảnh ô Cầu Dền vào đầu thế kỷ XX không có cái vẻ ngoài nghiêm trang, chững chạc như ô Quan Chưởng - một trong năm cửa ô Hà Nội, nhưng nó lại có cái sầm uất, bộn bề của cảnh chợ búa họp suốt quanh năm.
Ô Cầu Dền hiện nay chính là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt, dù những dấu tích đã mai một hết nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được cái không khí sầm uất, nhộn nhịp khi xưa của cửa ô này.
Cách ô Cầu Dền không xa là cửa ô Đông Mác. Ô Đông Mác nằm ở phía Đông Nam của kinh thành Thăng Long, gần giáp sông Hồng. Cửa ô này còn tên là Thanh Lãng, vào nửa cuối thế kỷ thứ IX, lại đổi là cửa ô Lãng Yên... Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, thế kỷ XVIII có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ XX, người dân quen gọi là Ô Đông Mác. Có nhiều ý kiến khác nhau về những tên gọi của cửa Ô Đông Mác. Người cho rằng cái tên Ông Mạc bắt nguồn từ tên một vị quan trong triều, có nhà riêng ở Cơ Xá Nam (là bãi nằm ven bờ phía Tây sông Hồng bên ngoài lũy đất – mà bức tường ở đoạn này kéo dài tới cửa Ô Đông Mác), cũng có người cho rằng cái tên Ông Mạc từ tên Mạc Đĩnh Chi mà ra vì ông có nhà riêng ở gần cửa ô này. Nhưng dân gian lại giải thích tên ô Đông Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là Ô Đông Mác. Cho đến nay, thật khó kiểm chứng xem cách lý giải nào là đúng là sai.
Ô ĐÔNG MÁC
Qua cửa Ô Đông Mác
Là một trong những điểm bắt đầu của con đường thiên lý Bắc-Nam xưa, cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thuỷ vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt. Trong Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhân lúc chờ chúa Trịnh lâu chưa gọi, có nói đến việc ông xin với quan chánh Đường Hoàng Đình Bảo về Cẩm Giàng, thăm quê ông, đi theo đường từ bến Thanh Trì để sang sông, phía Bát Tràng về Hải Dương, có ghi lại như sau:
“Ngày 10-9, từ sáng tinh mơ còn trăng, tôi đi ra cửa ô Ông Mạc, cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ “Hành quân phù” (thẻ cấp cho đi đường của Phủ Chúa- NVP) mới mở cho đi”.
Hiện nay, ô Đông Mác nằm ở cuối phố Lò Đúc, quãng giao nhau với đường Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu. Cửa Ô Đông Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng... Cửa ô và thành đất đều đã xa từ lâu. Nhà cửa, hàng quán tấp nập đâu còn xứ đồng, cửa ô, trạm gác của lính triều đình xưa nữa.
Đây là một trong năm cửa ô còn được nhắc đến ngày nay nhưng nó cũng là cửa ô duy nhất còn nguyên vẹn cái cổng ba cửa như cổng thành. Cửa ô này nằm ở phía đông của toà thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách cho đến bây giờ. Đó là cửa ô Quan Chưởng - cửa ô nổi tiếng đất Hà thành.
Ô Quan Chưởng xưa
Ô QUAN CHƯởNG
Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn, nằm trên đường từ kinh thành đi ra bờ sông Hồng, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng xuân), huyện Thọ Xương cũ.
Trong nhân dân có nhiều thuyết về tên gọi của cửa ô này .
Có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên.
Nhưng cũng có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà tên chức vụ của viên quan này được lấy để đặt tên cho cửa ô.
Có thuyết lại giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng".
Ô Quan Chưởng
Về kiến trúc
Hiện cửa ô Quan Chưởng còn nguyên lối tam quan với cửa chính cao 3m ở chính giữa phố Hàng Chiếu và hai cổng phụ ở hai bên. Cửa ô có hai tầng, tám mái. Trên nóc cửa chính có vọng lâu - là nơi canh gác của lính. Bên tường phía trái có gắn một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm bọn lính sách nhiễu nhân dân qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán là Đông Hà môn (cửa Đông Hà).
Nói đến ô Quan Chưởng, người Hà Nội không thể không nhắc tới những chiến tích oanh liệt và hào hùng. Ngày 20-11-1873, viện cớ chiến hạm của tên lái buôn Giăng Đuypuy mượn đường sông Hồng đi Vân Nam, thực dân Pháp đã nổ súng đánh thành Hà Nội. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành, khâm sai Nguyễn Tri Phương đã hi sinh anh dũng. Một viên chưởng cơ cùng 100 binh sĩ của mình đã chặn đánh quân giặc hơn 10 tiếng tại cửa ô Đông Hà (tức ô Quan Chưởng). Tiếc thay, thế giặc quá mạnh, 101 dũng sĩ Hà Nội đã hi sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt này. Sau sự kiện thành Hà Nội thất thủ, một lần nữa nhờ cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân Hà Nội và các ông cai tổng Đồng Xuân, Đào Đăng Chiểu (1845 -1916) đã ngăn chặn thành công âm mưu phá hoại cửa ô Quan Chưởng của thực dân Pháp.
Trong những năm 1946-1947, ô Quan Chưởng từ danh nghĩa một cổng thành đã trở thành một cứ điểm quan trọng của trung đoàn Thủ đô, góp sức vào cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đến thời chống Mỹ, cái tên ô Quan Chưởng lại được xướng lên như một bức tường lửa vững chắc để đội tự vệ thủ đô đặt họng súng bắn máy bay bảo vệ cầu Long Biên.
Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương, và là cửa ô cổ duy nhất còn lại của thủ đô Hà Nội. Không những ô Quan Chưởng là vết tích xưa của kinh thành Thăng Long, cửa ô còn là một bằng chứng cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.
Các cửa ô Hà Nội nay hầu như chỉ còn trong sử sách và hoài niệm của người dân Hà Nội. May mắn là Hà Nội ngàn năm của chúng ta vẫn còn một cửa ô “Ô Quan Chưởng” đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1994 và thay vào các cửa ô kinh thành xa xưa là một đô thị ồn ào, náo nhiệt, ngày mỗi ngày mọc lên những toà nhà cao ngất, những con đường rộng thênh thang. Song, những tên gọi thân thương như ô Đông Mác, ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa vẫn tồn tại, nó như những nốt nhạc vui hoài niệm về cố đô trong tâm thức mỗi người dân nước Việt mỗi khi nhớ về Thăng Long – Hà Nội với lịch sử ngàn năm.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe !
Tổ 4 - Lớp 10D1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Huế
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)