Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường mẫu giáo

Chia sẻ bởi ngô thanh tam | Ngày 05/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường mẫu giáo thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường mẫu giáo
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài :
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động.
Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mẫu giáo chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán......giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp, khi tổ chức hoạt động tạo hình thì người giáo viên phải làm gì ?. Làm như thế nào?. Để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tạo ra những sản phẩm đẹp và mang tính sáng tạo.
Nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn ấy của người giáo viên trong giai đoạn phát triển hiện nay tôi đã tìm tòi tích cực học hỏi và vận dụng một số kinh nghiệm " Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường mẫu giáo"
2. Phạm vi áp dụng :
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã thực nghiệm trên trẻ lớp Lá 4 trường Mầm non Hoa Lư
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở thực tiễn
Trường Mầm non Hoa Lư là trường thuộc vùng nông thôn.Trường có lộ giao thông nông thôn, nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học của trẻ. Chính vì thế là một giáo viên tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của trẻ và phát triển toàn diện.
Hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe lời chỉ bảo của cô. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên.
Hoạt động tạo hình là vô cùng quan trọng đối với trẻ, trẻ chưa tự mình xác định được mục đích, cách tiến hành. Trong hoạt động tạo hình thường là do giáo viên gợi mở, hướng dẫn với nhiều biện pháp nhằm kích thích tính tò mò, gây hứng thú bất ngờ
Từ thực tế trên  khi thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thực trạng
a . Thuận lợi :
Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đồ dùng học tập cho các cháu.
Lớp học rộng rãi thoáng mát để cho trẻ hoạt động, 100% giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau và học hỏi kinh nghiệm, nắm vững kỹ năng dạy tạo hình. Bản thân tôi được giao nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm
Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình hơn
b. khó khăn :
Năm nay tôi được phân công dạy lớp Lá 1 gồm 36 trẻ
Trong đó có43 trẻ đã học qua lớp 4 tuổi đạt tỉ lệ 72,3% còn lại 10 trẻ ở nhà lần đầu tiên mới đến trường đạt, tỉ lệ 27,7% cho nên nhiều cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình nhiều trẻ còn yếu về kỹ năng vẽ và tô màu, , nhiều bài vẽ đạt yêu cầu sự sáng tạo và bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, khả năng nhận xét tranh của trẻ còn kém .
Nhiều cháu chưa có thói quen nề nếp vào lớp học, chưa tích cực hoạt động tạo hình, các hoạt động tạo hình còn vụng về.
Đa số ở độ tuổi này về tạo hình còn sơ sài một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm còn đơn giản, chậm, chưa tập trung chú ý trong giờ vẽ.
Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học vẽ , còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ngô thanh tam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)