Một số định hướng CT Đội và TTN gắn với phong trao thi đua xây dựng trường học TT...
Chia sẻ bởi Cao Huy Tình |
Ngày 08/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Một số định hướng CT Đội và TTN gắn với phong trao thi đua xây dựng trường học TT... thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đội TNTP hồ Chí Minh
Hội đồng Trung ương
Một số định hướng công tác Đội và
phong trào thiếu nhi gắn với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện,
học sinh tích cực"
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2008
I- Một số nét chung về tình hình trẻ em, công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
1- Tình hình trẻ em.
Những thuận lợi chung: Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, số trẻ em và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số. Số lượng trẻ em đông là nguồn nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng lao động trong tương lai nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về giáo dục, y tế, chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em.
Tính đến năm 2007, dân số Việt Nam
đạt trên 84,2 triệu người trong đó dân số dưới 18 tuổi chiếm khoảng 30,5 triệu
Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã trở thành tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chiến lược thực hiện các mục tiêu đa dạng về trẻ em được thực hiện đầy đủ và toàn diện hơn thể hiện qua: Hệ thống pháp luật Việt Nam về trẻ em từng bước được hoàn thiện trên cả ba mặt bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; ở cả ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em thu hút được sự tham gia tích cực của hầu hết các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội trong cả nước.
Các chủ trương, đường lối về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá thông qua nhiều cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật.
bác hồ với thiếu nhi
Điều kiện sức khoẻ và thể chất của trẻ em ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Điều kiện vui chơi giải trí của trẻ em đã có những bước chuyển biến tích cực.
Các chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, cho trẻ em khó khăn đã tạo điều kiện tốt cho trẻ em được đi học.
Công tác chăm lo giáo dục các đối tượng trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc ít người, trẻ em ở các vùng khó khăn được quan tâm.
Một số khó khăn, thách thức: Điều kiện phát triển của trẻ em Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều trẻ em chưa được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và các phương tiện vệ sinh môi trường phù. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn cao
Tình trạng trẻ em phạm tội, nghiện hút và lây nhiễm HIV/AIDS có xu hướng gia tăng; sự phân hoá giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị ngày càng được nới rộng đã góp phần tạo ra khoảng chênh lệch về cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cũng như các điều kiện phát triển khác của trẻ em.
Bạo lực, xâm hại trẻ em đang trở thành một vấn đề nhức nhối với sự xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp xâm hại và bạo hành trẻ em ở cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
Tai nạn thương tích trẻ em đang trở thành một trong những vấn đề đáng báo động. Những thống kê gần đây cho thấy tai nạn thương tích chiếm tới hơn 70% các trường hợp gây tử vong cho trẻ em, trong đó tai nạn giao thông chiếm hơn 60%.
Bên cạnh đó cũng xuất hiện tình trạng nuông chiều, quá kỳ vọng vào con cái ở một bộ phận gia đình.
Mức sinh giảm, đời sống kinh tế được cải thiện đã khiến nhiều gia đình, đặc biệt là ở thành thị có điều kiện đầu tư cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của con cái.
Tuy nhiên sự kỳ vọng quá nhiều và sức ép về học tập đã khiến nhiều trẻ em không còn thời gian để vui chơi và sinh hoạt, tạo ra các hội chứng phát triển không lành mạnh về thể chất như béo phì, bệnh tinh thần như: ích kỷ, thiếu tính tập thể.
Tình trạng học thêm, học quá tải chưa giảm. Gánh nặng học tập trở thành rào cản thanh thiếu nhi đến với các hoạt động vui chơi tập thể.
Sự phổ cập công nghệ thông tin đã mang đến cho trẻ em cơ hội tiếp cận nhiều ứng dụng internet đa dạng, nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc chơi game, bị tác động bởi các xu hướng bạo lực và các luồng văn hoá không lành mạnh, tạo ra những hiệu ứng tâm lý như khép kín, ít giao tiếp xã hội, hội chứng trầm cảm.
Thực trạng vui chơi của trẻ em ngày nay:
Các bà mẹ Việt Nam và thế giới nói gì? 91% các bà mẹ Việt Nam tiết lộ rằng phần lớn thời gian của con họ gắn liền với... chiếc tivi (trong khi tỷ lệ này với các bà mẹ trên toàn thế giới là 71%). Chỉ 4% cho biết con mình có tham gia vào các trò chơi vận động (so với 22% các bà mẹ trên toàn thế giới). Tất cả các hoạt động ngoài trời khác như khám phá thiên nhiên, chơi các trò chơi tưởng tượng, sáng tạo cũng chỉ đạt tỷ lệ rất thấp: từ 5-6%.
Thực tế cho thấy trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 hiện đang chịu sức ép rất lớn từ phía cha mẹ trong việc học hành. Nghiên cứu cũng đã thống kê 63% các bà mẹ Việt Nam cho biết hoạt động chủ yếu của con họ hằng ngày là học ở trường, học thêm, và làm bài tập ở nhà. 70% trong số họ cho rằng: Tuổi thơ đúng nghĩa như thời họ từng biết với các trò chơi rượt bắt, trốn tìm, chơi nặn đất sét, đào đất bắt dế, trồng cây... đã qua rồi. Trong khi đó, phần lớn các bà mẹ đều hướng con mình vào game, máy tính, hay vào những hoạt động "buộc" trẻ ngồi lì trong nhà, tách biệt trẻ ra khỏi những hoạt động thể chất, những trải nghiệm thực tế, kể cả sự linh hoạt, sáng tạo trong xử lý tình huống và giao tiếp với bạn bè.
Mong muốn và trở ngại: Những mâu thuẫn
Cũng trong cuộc khảo sát, nhiều con số đáng chú ý về ý thức của các bà mẹ với tuổi thơ của con mình đã được thống kê: 81% các bà mẹ Việt Nam tham gia khảo sát hiểu rằng: nếu thiếu những hoạt động vui chơi xã hội, trẻ sẽ khó lòng học được cách thiết lập các mối quan hệ. 74% bà mẹ có cùng suy nghĩ rằng: trẻ sẽ khó lòng cảm thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình khi thiếu các hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời. Hầu hết các bà mẹ vẫn ý thức được và tin rằng vui chơi ngoài trời mới là hoạt động có thể giúp trẻ phát huy hết khả năng, trí tuệ, tình cảm, và thể chất. Có đến 97% bà mẹ Việt Nam khi được hỏi khẳng định: "Là cha mẹ, tôi cần bảo vệ tuổi thơ của con tôi".
Tuy nhiên, những mong muốn tốt đẹp này lại gặp phải một số trở ngại. Khi được đặt câu hỏi: Đâu là những cản trở lớn nhất cho quá trình chơi đùa tự do của trẻ, có đến 59% lo lắng về vấn đề an toàn và 47% lo lắng về bệnh tật. Ngoài ra, một tỷ lệ khá lớn (29%) lo trẻ bị vấy bẩn. Đây chính là những mâu thuẫn chủ yếu có ảnh hưởng tới quyết định để cho trẻ vui chơi tự do, chơi ngoài trời, khám phá thiên nhiên... Đây là những vấn đề mang tính chất gia đình nhưng cần được xã hội quan tâm, làm sao để giúp các bậc phụ huynh - đặc biệt là những bà mẹ trẻ - vượt qua những rào cản không đáng có này, ý thức được lợi ích của việc vui chơi tự do và ý nghĩa của việc lấm bẩn trong quá trình vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó, quan tâm và tạo điều kiện cho chính con em mình được vui chơi tự do theo đúng nhu cầu của lứa tuổi, giúp trẻ có được một tuổi thơ hồn nhiên đúng nghĩa.
Vietbao.com
Việt Nam hiện nay có khoảng 26% trẻ khuyết tật (tương đương với gần 300 nghìn em) đến trường; khoảng 95% trẻ em lang thang trong độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi được đi học ở các loại hình trường lớp khác nhau; 50% trong tổng só trẻ em lang thang bỏ học có mong muốn được tiếp tục học trở lại.
Những vụ bạo hành trẻ em liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, trong đó chủ yếu là bạo hành học đường:
TPHCM: Ngày 13/11, do nghi ngờ em Zamath, 14 tuổi, học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Phú (Q.10) tham gia vào trò chơi “bốc thăm trúng mã số đánh bạn” mà thầy hiệu phó đã giao em cho người của phường đội phường 15. Hậu quả là em Zamath đã bị đánh dã man phải nhập viện trong với tình trạng nôn ra máu, bị tổn thương tim và tràn dịch màng phổi.
Đồng Tháp: 14/3/2007, do nghi ngờ em Huỳnh Thị Ngọc Trâm (học sinh lớp 5 trường tiểu học An Hiệp 2, xã An Hiệp, huyện Châu Thành) lấy cắp 47.800 đồng, thầy hiệu trưởng Lưu Văn Ca đã chỉ đạo Tổng phụ trách đội Lê Văn Xem giao nộp em cho... công an xã “điều tra lập biên bản”. Hậu quả của sự việc là em Trâm bị hoảng loạn tinh thần.
Lâm Đồng: Trong giờ học thể dục buổi chiều ngày 9/3/2007, em Hoàng (học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Văn, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) đã bị thầy Nguyễn Thể Toàn tát rất mạnh vào phía tai trái chỉ vì em cùng hai bạn học khác dám bỏ ra khỏi hàng khi thầy giáo đang thông báo điểm kiểm tra. Kết quả, em bị thủng hai lỗ ở màng nhĩ sụn do bị đánh mạnh từ bên ngoài. Sau gần một tuần điều trị, em Hoàng mới trở lại trường nhưng ngồi nghe giảng vẫn “câu được câu mất”.
Phú Yên: Ngày 21/3/2007, tại trường THCS Võ Thứ, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, giáo viên Đặng Văn Dương đã có hành vi đánh đập 4 em học sinh lớp 6E và lớp 8D của trường.
Đồng Tháp: Ngày 23/3/2007, em Huỳnh Thị Bé Tý, học sinh lớp 7A3 trường THCS Hoà Bình, huyện Tam Nông, bị nghi ngờ lấy trộm 100.000 đồng của bạn. Cô giáo bắt em lên bảng, lục soát, khám xét người em trước mặt cả lớp khiến em cảm thấy nhục nhã, lo sợ. Em Bé Tý đã uống thuốc sâu tự vẫn nhưng may mắn được cứu sống.
Thái Bình: Cô trò 10 tuổi Trần Thị Ngọc, học sinh lớp 4B trường tiểu học Minh Quang (Thái Bình) do vài lần quên sổ theo dõi thi đua, đã bị cô giáo chủ nhiệm Trương Thị Phương phạt bằng cách cho 32 học sinh lần lượt tát vào mặt, còn cô giáo thản nhiên ngồi chấm bài. Hậu quả, em Ngọc phải điều trị gần 10 ngày tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư vì bị sang chấn phần mềm má trái.
Hà Nội: Em Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dùng nhục hình, đánh đập từ lúc 10 tuổi đến nay.
TPHCM: Em Hồ Thị Bông (9 tuổi) bị mẹ nuôi bắt đi ăn xin. Do không kiếm đủ số tiền như quy định, Bông đã bị bà mẹ này đổ nước sôi lên người làm phỏng nặng.
TPHCM: Em Nguyễn Hữu Lợi (tức bé Đen, 9 tuổi) bị mẹ nuôi dùng roi đánh khắp người và dùng búa đánh vào đầu chỉ vì em đã ăn hết phần thức ăn dành cho bữa chiều.
Trong 3 năm qua, trẻ em bị bạo lực đã tăng gấp 3 lần thời điểm trước, trong đó ở cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần. Đây chưa phải con số phản ánh hết tình trạng này, bởi số vụ xâm hại, ngược đãi trẻ em trên thực tế còn cao hơn nhiều...
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, trong 3 năm qua, số vụ xâm hại trẻ em, số đối tượng phạm tội và số trẻ em bị xâm hại là trên 5 nghìn vụ, số trẻ bị xâm hại là hơn 5 nghìn em. Hiện cơ quan công an đã bắt giữ xử lý 4.418 đối tượng. Trong đó, án giết trẻ em chiếm 5,2%; cố ý gây thương tích cho trẻ em chiếm 14,7%, đặc biệt là việc xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới 56,3% tổng số vụ việc.
Tinnhanh.com
Thực trạng đó đặt ra yêu cầu
về xây dựng môi trường học tập,
vui chơi thân thiện với trẻ em,
tạo điều kiện tích cực cho các em phát triển toàn diện.
2- Một số khó khăn, thách thức đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức và chỉ đạo công tác Đội, hoạt động thiếu nhi của tổ chức Đoàn ở một số địa phương và một bộ phận cán bộ đoàn viên còn hạn chế. Công tác nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp mới trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi chưa thực sự được chú trọng, các hoạt động được tổ chức theo chủ nghĩa kinh nghiệm, ít sáng tạo.
Đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác Đội ở tất cả các cấp còn thiếu về số lượng, một bộ phận còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ. Phương pháp công tác của một bộ phận cán bộ thiếu khoa học, hành chính hoá, chưa thực sự tâm huyết với với phong trào. Chất lượng cán bộ phụ trách, Sao Nhi đồng, cán bộ BCH liên, chi đội và chất lượng đội viên chưa đồng đều. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đội ở một số địa phương chưa được chú trọng, chưa thường xuyên.
Một số hoạt động, phong trào của Đội còn tổ chức theo hướng áp đặt, chủ quan, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và sở thích của thiếu nhi; sinh hoạt Sao Nhi đồng, sinh hoạt Đội nặng về hình thức, nội dung sinh hoạt khô cứng, tính sáng tạo, tự quản trong sinh hoạt chưa cao. Một số phong trào hiệu quả thấp chưa thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
ở một số địa phương công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền; cơ chế phối hợp với các ngành trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, các chương trình hành động dành cho trẻ em còn lúng túng, không cụ thể, thậm chí còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất; do vậy chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi.
Không gian và thời gian dành cho hoạt động Đội trong nhà trường còn hạn chế và có xu hướng thu hẹp khiến các hoạt động của Đội trở nên sơ cứng và hành chính chưa bắt kịp và đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi cũng như công tác giáo dục, hình thành lớp công dân mới, phát triển toàn diện. Công tác Đội trong nhà trường chưa được xác định như một nội dung quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường và hệ thống chính trị.
Trình độ kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên Tổng phụ trách còn hạn chế. Chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội ở nhiều nơi còn chưa tương xứng. Không gian và thời gian dành công tác Đội trong nhà trường còn hạn hẹp đã kìm hãm khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách Đội có thể xây dựng được các hoạt động thực sự sáng tạo, có tính giáo dục và hấp dẫn các em học sinh, đội viên tham gia.
Thực trạng đó cũng đặt ra những
yêu cầu về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đội trong nhà trường, tăng cường các hoạt động ngoại khoá, mở rộng hơn không gian và thời gian hoạt động cho Đội. Triển khai phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" một phần đáp ứng, giải quyết những nhu cầu, khó khăn trên.
II- Một số định hướng công tác Đội và phong trào thiếu nhi gắn với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
1. Trọng tâm công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2008 - 2009.
Tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX về "Chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh".
Tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mới về nội dung, phương thức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi, chất lượng đội viên, chú trọng công tác bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên từ đội viên lớn.
Đẩy mạnh triển khai cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy", "Giúp bạn đến trường", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"; phong trào "Nghìn việc tốt" trong giai đoạn mới và chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam".
Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi theo định hướng Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong tình hình mới; định hướng của Bộ Giáo dục Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
2. Một số nội dung triển khai phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực":
Thực hiện có hiệu quả phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp", Chương trình "Học từ thiên nhiên", tích cực xây dựng môi trường học đường sạch đẹp, thân thiện thông qua trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ trong trường học, thu nhặt vứt rác trong và ngoài nhà trường; tổ chức rộng khắp các hoạt động dã ngoại khám phá, tìm hiểu thiên nhiên.
Tổ chức mô hình "Trại hè kỹ năng - hướng nghiệp", "Trại hè thiếu nhi" tại các địa phương, lồng ghép cung cấp cho thiếu nhi kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp; thông qua hình thức trại hè tăng cường gặp gỡ, giao lưu giữa thiếu nhi các vùng, miền; tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và ngược lại. Tổ chức cho học sinh đến với các trường nghề - làng nghề, tạo niềm yêu thích và định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.
đêm lửa trại
Tăng cường tổ chức hoạt động khuyến khích, hướng dẫn tổ chức phương pháp học tập chủ động, sáng tạo trong thiếu nhi. Tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả trong thiếu nhi phong trào "Vượt khó học tốt", các phong trào: "Hoa điểm tốt"; "Vở sạch chữ đẹp", "Hành trình khoa học", "Tri thức tuổi thơ"; ngày hội "Khám phá Internet"; "Hội thi tin học trẻ không chuyên các cấp".
Nâng cao chất lượng phong trào thi đua trong học tập như: "Học tập tốt, rèn luyện tốt", "Vượt khó học tốt", "Đôi bạn cùng tiến"; các loại hình Câu lạc bộ môn học. Tiếp tục phát động trong thiếu nhi cả nước phong trào "Em yêu khoa học".
Tổ chức các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ, nhóm sở thích; đẩy mạnh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, chống xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích, thực hiện quyền và bổn phận trẻ em... Thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên; các kỹ năng về nghi thức Đội gắn với thực hành các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tổ chức các buổi thăm quan, dã ngoại, tìm hiểu các di tích lịch sử; Tham gia chăm sóc, bảo vệ các công trình, di tích lịch sử địa phương. Khuyến khích các em thiếu nhi, đội viên tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng thông qua hình thức xây dựng các video clip (Cuộc thi do Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức).
Chương trình Thắp sáng ước
mơ thiếu nhi Việt Nam
Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Vòng tay bè bạn", "Giúp bạn tới trường - cùng hướng tới tương lai", quyên góp quần áo, sách vở tặng bạn nghèo; tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào "Kế hoạch nhỏ", xây dựng "Quỹ vì bạn nghèo", "Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó", duy trì và nhân rộng phong trào thi đua "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", công tác "Trần Quốc Toản".
Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi theo hướng gắn sinh hoạt, hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc của thiếu nhi trong nhà trường, ở địa bàn dân cư. Phát huy vai trò tích cực tham gia của đội viên trong sinh hoạt; khắc phục tình trạng chủ quan, áp đặt của thầy cô giáo, anh chị phụ trách trong hoạt động của Đội.
áo lụa tặng bà
quyên góp giấy vụn
Kiện tướng Kế hoạch nhỏ
Chú trọng các loại hình giáo dục truyền thống, đạo đức, lòng nhân ái và phát triển thể chất. Duy trì và phát triển phong trào "Uống nước nhớ nguồn", "Đi tìm địa chỉ đỏ", các hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ "Quyền trẻ em", diễn đàn "Trẻ với trẻ"...
Triển khai đồng bộ phong trào "Nghìn việc tốt " trong giai đoạn mới, coi đây là trọng tâm chỉ đạo trong suốt cả nhiệm kỳ; Hội đồng Đội các cấp cụ thể hoá các tiêu chí của phong trào "Nghìn việc tốt" phù hợp với từng đối tượng thiếu nhi và điều kiện của địa phương
Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy".
Tổ chức các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo của thiếu nhi; đa dạng các hình thức sinh hoạt, từng bước hiện đại hoá các nội dung, hình thức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các kênh thông tin như website, các blogs, forum, các diễn đàn trao đổi thông tin; khuyến khích thiếu nhi sử dụng Internet phục vụ cho học tập và đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh...
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nắm bắt tình hình hoạt động của Đội, gắn đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động Đội với chiến lược phát triển nguồn lực trẻ có chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ em Đảng, Nhà nước đã đề ra. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát trọng tâm là việc thực hiện Chương trình rèn luyện phụ trách, Chương trình rèn luyện đội viên, Nghi thức Đội sửa đổi.
Phát huy vai trò các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn trong giáo dục nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần cho thiếu nhi. Quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho thiếu nhi nông thôn, miền núi, thiếu nhi dân tộc thiểu số.
Tổ chức rộng khắp các loại hình vui chơi, giải trí phù hợp với thiếu nhi như: các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ sở thích, các hoạt động liên hoan, biểu diễn văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể thao, hội trại, lễ hội đường phố, sân chơi cuối tuần trong nhà trường, ở các nhà thiếu nhi và ở địa bàn dân cư. Đẩy mạnh giới thiệu và tổ chức các trò chơi dân gian.
Tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư. Duy trì và nhân rộng các hình thức sinh hoạt: Câu lạc bộ sở thích; Lớp học tình thương; Đội tuyên truyền măng non; Tiếng kẻng học tập ...nhằm hướng các em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội ở địa phương.
3- Một số yêu cầu đối với giáo viên Tổng phụ trách tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Hiểu rõ mục đích, các nội dung của phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"; các nội dung chương trình của Đoàn, Đội tham gia thực hiện phong trào.
Trên cơ sở những hiểu biết đó, tích cực tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường các nội dung về công tác Đoàn, Đội trong nhà trường gắn với thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp thu hút các em đoàn viên, đội viên, học sinh tham gia gìn giữ, tu sửa, giới thiệu làm cho các di tích ngày một hoàn thiện, sạch đẹp và hấp dẫn hơn.
Tìm hiểu các trò chơi dân gian tại địa phương và của dân tộc, hướng dẫn cho các em đoàn viên, đội viên, học sinh tham gia các trò chơi dân gian trong các hoạt động Đoàn, Đội, các hoạt động ngoại khoá; hướng dẫn các em làm đồ chơi, nhất là đồ chơi dân gian trong trường học; tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian trong nhà trường.
Tham mưu, tổ chức các hoạt động dã ngoại, ngoại khoá gắn với hoạt động Đoàn, Đội trong các ngày lễ lớn, tổ chức hiệu quả mô hình "Trại hè thiếu nhi" qua đó giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng xã hội.
Tìm hiểu và giới thiệu cho các em đoàn viên, đội viên, học sinh về các nghề truyền thống của địa phương và đất nước; giúp các em có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
Tích cực tham mưu tổ chức các hoạt động "Thắp sáng ước mơ", "Tự hào Việt Nam" gắn với hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường.
Phát động trong các các Đoàn trường, liên đội, chi đội phong trào gìn gỡ sách giáo khoa sạch đẹp để sau khi kết thúc năm học tặng cho các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa, các bạn có hoàn cảnh khó khăn sử dụng trong những năm học tiếp theo.
Tham mưu tổ chức phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp", tổ chức cho các các Đoàn trường, liên đội, chi đội vào đầu năm học đăng ký thực hiện các nội dung, phần việc cụ thể.
Nghiên cứu thực hiện các giải pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của đoàn viên, đội viên, học sinh trong tham gia các hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường.
Nghiên cứu đề xuất các hình thức khen thưởng đối với các Đoàn trường, liên đội, chi đội, các cá nhân đoàn viên, đội viên có thành tích tốt trong phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Trình độ học vấn
4- Triển khai Chương trình rèn luyện đội viên gắn với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Tham mưu gắn triển khai các nội dung Chương trình rèn luyện đội viên với các với các hoạt động ngoài giờ trong nhà trường. Trao đổi, thống nhất với ngành giáo dục nhằm ban hành quy định điểm chuyên hiệu được tính vào điểm kiểm tra bộ môn (1 tiết).
Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung; đổi mới phương thức triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên theo hướng giảm tải để phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các đối tượng thiếu niên, nhi đồng và thực tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
Đa dạng hoá quy trình triển khai và phương pháp đánh giá Chương trình rèn luyện đội viên trong giai đoạn mới theo hướng tránh hình thức hoá, bảo đảm hấp dẫn, dễ tiếp thu thực hiện.
Triển khai Chương trình rèn luyện đội viên phải được gắn liền với việc đào tạo bồi dưỡng cho được lực lượng phụ trách có hiểu biết và giỏi về tri thức, các kỹ năng để hướng dẫn tổ chức thực hiện sinh động, phù hợp nhu cầu, sở thích của đội viên.
Vận động các nguồn lực và đổi mới cách in ấn giấy chứng nhận, hình thức khen thưởng đối với các tập thể và đội viên.
Gắn việc thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên với công tác thi đua khen thưởng, đánh giá quá trình phấn đấu rèn luyện của cá nhân đội viên, đồng thời đây cũng là đánh giá kết quả thi đua của giáo viên, tổng phụ trách và các tập thể Đội, Hội đồng Đội các cấp.
Có sự tổng kết giới thiệu, rút kinh nghiệm các mô hình hay nhằm phổ biến và nhân rộng ra địa bàn toàn quốc. Tổ chức liên hoan gặp gỡ những đội viên hoàn thành xuất sắc Chương trình rèn luyện đội viên và thi sáng kiến mô hình trong việc triển khai và thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên tại cơ sở.
* Dự kiến chỉnh sửa nội dung Chương trình rèn luyện đội viên theo hướng:
Giảm tải một số nội dung chuyên hiệu thông qua giảm bớt các nội dung không cần thiết hoặc không thực hiện được; cô đọng và gọn hoá các chuyên hiệu.
Tăng cường các nội dung về giáo dục đạo đức, hình thành các giá trị tình cảm tinh thần phong phú, tốt đẹp cho thiếu nhi.
Tăng cường sự chủ động, tích cực tham gia của đội viên trong quá trình thực hiện các nội dung Chương trình rèn luyện đội viên.
Nâng cao các yêu cầu đối với Chương trình dự bị đội viên cho phù hợp với trình độ ngày càng cao của lứa tuổi nhi đồng.
Sửa đổi một số nội dung "Thông tin liên lạc", "Nghệ sỹ nhỏ tuổi", "Khéo tay hay làm", "Vận động viên nhỏ tuổi". theo hướng hạ thấp các yêu cầu phù hợp với thực tế địa phương và khả năng của các em đội viên.
Cập nhật thêm một số nội dung mới như tin học, ngoại ngữ...
Trân trọng cảm ơn
Hội đồng Trung ương
Một số định hướng công tác Đội và
phong trào thiếu nhi gắn với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện,
học sinh tích cực"
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2008
I- Một số nét chung về tình hình trẻ em, công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
1- Tình hình trẻ em.
Những thuận lợi chung: Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, số trẻ em và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số. Số lượng trẻ em đông là nguồn nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng lao động trong tương lai nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về giáo dục, y tế, chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em.
Tính đến năm 2007, dân số Việt Nam
đạt trên 84,2 triệu người trong đó dân số dưới 18 tuổi chiếm khoảng 30,5 triệu
Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã trở thành tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chiến lược thực hiện các mục tiêu đa dạng về trẻ em được thực hiện đầy đủ và toàn diện hơn thể hiện qua: Hệ thống pháp luật Việt Nam về trẻ em từng bước được hoàn thiện trên cả ba mặt bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; ở cả ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em thu hút được sự tham gia tích cực của hầu hết các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội trong cả nước.
Các chủ trương, đường lối về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá thông qua nhiều cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật.
bác hồ với thiếu nhi
Điều kiện sức khoẻ và thể chất của trẻ em ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Điều kiện vui chơi giải trí của trẻ em đã có những bước chuyển biến tích cực.
Các chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, cho trẻ em khó khăn đã tạo điều kiện tốt cho trẻ em được đi học.
Công tác chăm lo giáo dục các đối tượng trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc ít người, trẻ em ở các vùng khó khăn được quan tâm.
Một số khó khăn, thách thức: Điều kiện phát triển của trẻ em Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều trẻ em chưa được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và các phương tiện vệ sinh môi trường phù. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn cao
Tình trạng trẻ em phạm tội, nghiện hút và lây nhiễm HIV/AIDS có xu hướng gia tăng; sự phân hoá giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị ngày càng được nới rộng đã góp phần tạo ra khoảng chênh lệch về cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cũng như các điều kiện phát triển khác của trẻ em.
Bạo lực, xâm hại trẻ em đang trở thành một vấn đề nhức nhối với sự xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp xâm hại và bạo hành trẻ em ở cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
Tai nạn thương tích trẻ em đang trở thành một trong những vấn đề đáng báo động. Những thống kê gần đây cho thấy tai nạn thương tích chiếm tới hơn 70% các trường hợp gây tử vong cho trẻ em, trong đó tai nạn giao thông chiếm hơn 60%.
Bên cạnh đó cũng xuất hiện tình trạng nuông chiều, quá kỳ vọng vào con cái ở một bộ phận gia đình.
Mức sinh giảm, đời sống kinh tế được cải thiện đã khiến nhiều gia đình, đặc biệt là ở thành thị có điều kiện đầu tư cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của con cái.
Tuy nhiên sự kỳ vọng quá nhiều và sức ép về học tập đã khiến nhiều trẻ em không còn thời gian để vui chơi và sinh hoạt, tạo ra các hội chứng phát triển không lành mạnh về thể chất như béo phì, bệnh tinh thần như: ích kỷ, thiếu tính tập thể.
Tình trạng học thêm, học quá tải chưa giảm. Gánh nặng học tập trở thành rào cản thanh thiếu nhi đến với các hoạt động vui chơi tập thể.
Sự phổ cập công nghệ thông tin đã mang đến cho trẻ em cơ hội tiếp cận nhiều ứng dụng internet đa dạng, nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc chơi game, bị tác động bởi các xu hướng bạo lực và các luồng văn hoá không lành mạnh, tạo ra những hiệu ứng tâm lý như khép kín, ít giao tiếp xã hội, hội chứng trầm cảm.
Thực trạng vui chơi của trẻ em ngày nay:
Các bà mẹ Việt Nam và thế giới nói gì? 91% các bà mẹ Việt Nam tiết lộ rằng phần lớn thời gian của con họ gắn liền với... chiếc tivi (trong khi tỷ lệ này với các bà mẹ trên toàn thế giới là 71%). Chỉ 4% cho biết con mình có tham gia vào các trò chơi vận động (so với 22% các bà mẹ trên toàn thế giới). Tất cả các hoạt động ngoài trời khác như khám phá thiên nhiên, chơi các trò chơi tưởng tượng, sáng tạo cũng chỉ đạt tỷ lệ rất thấp: từ 5-6%.
Thực tế cho thấy trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 hiện đang chịu sức ép rất lớn từ phía cha mẹ trong việc học hành. Nghiên cứu cũng đã thống kê 63% các bà mẹ Việt Nam cho biết hoạt động chủ yếu của con họ hằng ngày là học ở trường, học thêm, và làm bài tập ở nhà. 70% trong số họ cho rằng: Tuổi thơ đúng nghĩa như thời họ từng biết với các trò chơi rượt bắt, trốn tìm, chơi nặn đất sét, đào đất bắt dế, trồng cây... đã qua rồi. Trong khi đó, phần lớn các bà mẹ đều hướng con mình vào game, máy tính, hay vào những hoạt động "buộc" trẻ ngồi lì trong nhà, tách biệt trẻ ra khỏi những hoạt động thể chất, những trải nghiệm thực tế, kể cả sự linh hoạt, sáng tạo trong xử lý tình huống và giao tiếp với bạn bè.
Mong muốn và trở ngại: Những mâu thuẫn
Cũng trong cuộc khảo sát, nhiều con số đáng chú ý về ý thức của các bà mẹ với tuổi thơ của con mình đã được thống kê: 81% các bà mẹ Việt Nam tham gia khảo sát hiểu rằng: nếu thiếu những hoạt động vui chơi xã hội, trẻ sẽ khó lòng học được cách thiết lập các mối quan hệ. 74% bà mẹ có cùng suy nghĩ rằng: trẻ sẽ khó lòng cảm thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình khi thiếu các hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời. Hầu hết các bà mẹ vẫn ý thức được và tin rằng vui chơi ngoài trời mới là hoạt động có thể giúp trẻ phát huy hết khả năng, trí tuệ, tình cảm, và thể chất. Có đến 97% bà mẹ Việt Nam khi được hỏi khẳng định: "Là cha mẹ, tôi cần bảo vệ tuổi thơ của con tôi".
Tuy nhiên, những mong muốn tốt đẹp này lại gặp phải một số trở ngại. Khi được đặt câu hỏi: Đâu là những cản trở lớn nhất cho quá trình chơi đùa tự do của trẻ, có đến 59% lo lắng về vấn đề an toàn và 47% lo lắng về bệnh tật. Ngoài ra, một tỷ lệ khá lớn (29%) lo trẻ bị vấy bẩn. Đây chính là những mâu thuẫn chủ yếu có ảnh hưởng tới quyết định để cho trẻ vui chơi tự do, chơi ngoài trời, khám phá thiên nhiên... Đây là những vấn đề mang tính chất gia đình nhưng cần được xã hội quan tâm, làm sao để giúp các bậc phụ huynh - đặc biệt là những bà mẹ trẻ - vượt qua những rào cản không đáng có này, ý thức được lợi ích của việc vui chơi tự do và ý nghĩa của việc lấm bẩn trong quá trình vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó, quan tâm và tạo điều kiện cho chính con em mình được vui chơi tự do theo đúng nhu cầu của lứa tuổi, giúp trẻ có được một tuổi thơ hồn nhiên đúng nghĩa.
Vietbao.com
Việt Nam hiện nay có khoảng 26% trẻ khuyết tật (tương đương với gần 300 nghìn em) đến trường; khoảng 95% trẻ em lang thang trong độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi được đi học ở các loại hình trường lớp khác nhau; 50% trong tổng só trẻ em lang thang bỏ học có mong muốn được tiếp tục học trở lại.
Những vụ bạo hành trẻ em liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, trong đó chủ yếu là bạo hành học đường:
TPHCM: Ngày 13/11, do nghi ngờ em Zamath, 14 tuổi, học sinh lớp 9 Trường THCS Trần Phú (Q.10) tham gia vào trò chơi “bốc thăm trúng mã số đánh bạn” mà thầy hiệu phó đã giao em cho người của phường đội phường 15. Hậu quả là em Zamath đã bị đánh dã man phải nhập viện trong với tình trạng nôn ra máu, bị tổn thương tim và tràn dịch màng phổi.
Đồng Tháp: 14/3/2007, do nghi ngờ em Huỳnh Thị Ngọc Trâm (học sinh lớp 5 trường tiểu học An Hiệp 2, xã An Hiệp, huyện Châu Thành) lấy cắp 47.800 đồng, thầy hiệu trưởng Lưu Văn Ca đã chỉ đạo Tổng phụ trách đội Lê Văn Xem giao nộp em cho... công an xã “điều tra lập biên bản”. Hậu quả của sự việc là em Trâm bị hoảng loạn tinh thần.
Lâm Đồng: Trong giờ học thể dục buổi chiều ngày 9/3/2007, em Hoàng (học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Văn, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) đã bị thầy Nguyễn Thể Toàn tát rất mạnh vào phía tai trái chỉ vì em cùng hai bạn học khác dám bỏ ra khỏi hàng khi thầy giáo đang thông báo điểm kiểm tra. Kết quả, em bị thủng hai lỗ ở màng nhĩ sụn do bị đánh mạnh từ bên ngoài. Sau gần một tuần điều trị, em Hoàng mới trở lại trường nhưng ngồi nghe giảng vẫn “câu được câu mất”.
Phú Yên: Ngày 21/3/2007, tại trường THCS Võ Thứ, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, giáo viên Đặng Văn Dương đã có hành vi đánh đập 4 em học sinh lớp 6E và lớp 8D của trường.
Đồng Tháp: Ngày 23/3/2007, em Huỳnh Thị Bé Tý, học sinh lớp 7A3 trường THCS Hoà Bình, huyện Tam Nông, bị nghi ngờ lấy trộm 100.000 đồng của bạn. Cô giáo bắt em lên bảng, lục soát, khám xét người em trước mặt cả lớp khiến em cảm thấy nhục nhã, lo sợ. Em Bé Tý đã uống thuốc sâu tự vẫn nhưng may mắn được cứu sống.
Thái Bình: Cô trò 10 tuổi Trần Thị Ngọc, học sinh lớp 4B trường tiểu học Minh Quang (Thái Bình) do vài lần quên sổ theo dõi thi đua, đã bị cô giáo chủ nhiệm Trương Thị Phương phạt bằng cách cho 32 học sinh lần lượt tát vào mặt, còn cô giáo thản nhiên ngồi chấm bài. Hậu quả, em Ngọc phải điều trị gần 10 ngày tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư vì bị sang chấn phần mềm má trái.
Hà Nội: Em Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dùng nhục hình, đánh đập từ lúc 10 tuổi đến nay.
TPHCM: Em Hồ Thị Bông (9 tuổi) bị mẹ nuôi bắt đi ăn xin. Do không kiếm đủ số tiền như quy định, Bông đã bị bà mẹ này đổ nước sôi lên người làm phỏng nặng.
TPHCM: Em Nguyễn Hữu Lợi (tức bé Đen, 9 tuổi) bị mẹ nuôi dùng roi đánh khắp người và dùng búa đánh vào đầu chỉ vì em đã ăn hết phần thức ăn dành cho bữa chiều.
Trong 3 năm qua, trẻ em bị bạo lực đã tăng gấp 3 lần thời điểm trước, trong đó ở cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần. Đây chưa phải con số phản ánh hết tình trạng này, bởi số vụ xâm hại, ngược đãi trẻ em trên thực tế còn cao hơn nhiều...
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, trong 3 năm qua, số vụ xâm hại trẻ em, số đối tượng phạm tội và số trẻ em bị xâm hại là trên 5 nghìn vụ, số trẻ bị xâm hại là hơn 5 nghìn em. Hiện cơ quan công an đã bắt giữ xử lý 4.418 đối tượng. Trong đó, án giết trẻ em chiếm 5,2%; cố ý gây thương tích cho trẻ em chiếm 14,7%, đặc biệt là việc xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới 56,3% tổng số vụ việc.
Tinnhanh.com
Thực trạng đó đặt ra yêu cầu
về xây dựng môi trường học tập,
vui chơi thân thiện với trẻ em,
tạo điều kiện tích cực cho các em phát triển toàn diện.
2- Một số khó khăn, thách thức đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức và chỉ đạo công tác Đội, hoạt động thiếu nhi của tổ chức Đoàn ở một số địa phương và một bộ phận cán bộ đoàn viên còn hạn chế. Công tác nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp mới trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi chưa thực sự được chú trọng, các hoạt động được tổ chức theo chủ nghĩa kinh nghiệm, ít sáng tạo.
Đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác Đội ở tất cả các cấp còn thiếu về số lượng, một bộ phận còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ. Phương pháp công tác của một bộ phận cán bộ thiếu khoa học, hành chính hoá, chưa thực sự tâm huyết với với phong trào. Chất lượng cán bộ phụ trách, Sao Nhi đồng, cán bộ BCH liên, chi đội và chất lượng đội viên chưa đồng đều. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đội ở một số địa phương chưa được chú trọng, chưa thường xuyên.
Một số hoạt động, phong trào của Đội còn tổ chức theo hướng áp đặt, chủ quan, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và sở thích của thiếu nhi; sinh hoạt Sao Nhi đồng, sinh hoạt Đội nặng về hình thức, nội dung sinh hoạt khô cứng, tính sáng tạo, tự quản trong sinh hoạt chưa cao. Một số phong trào hiệu quả thấp chưa thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
ở một số địa phương công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền; cơ chế phối hợp với các ngành trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, các chương trình hành động dành cho trẻ em còn lúng túng, không cụ thể, thậm chí còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất; do vậy chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi.
Không gian và thời gian dành cho hoạt động Đội trong nhà trường còn hạn chế và có xu hướng thu hẹp khiến các hoạt động của Đội trở nên sơ cứng và hành chính chưa bắt kịp và đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi cũng như công tác giáo dục, hình thành lớp công dân mới, phát triển toàn diện. Công tác Đội trong nhà trường chưa được xác định như một nội dung quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường và hệ thống chính trị.
Trình độ kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên Tổng phụ trách còn hạn chế. Chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội ở nhiều nơi còn chưa tương xứng. Không gian và thời gian dành công tác Đội trong nhà trường còn hạn hẹp đã kìm hãm khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách Đội có thể xây dựng được các hoạt động thực sự sáng tạo, có tính giáo dục và hấp dẫn các em học sinh, đội viên tham gia.
Thực trạng đó cũng đặt ra những
yêu cầu về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đội trong nhà trường, tăng cường các hoạt động ngoại khoá, mở rộng hơn không gian và thời gian hoạt động cho Đội. Triển khai phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" một phần đáp ứng, giải quyết những nhu cầu, khó khăn trên.
II- Một số định hướng công tác Đội và phong trào thiếu nhi gắn với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
1. Trọng tâm công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2008 - 2009.
Tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX về "Chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh".
Tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mới về nội dung, phương thức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi, chất lượng đội viên, chú trọng công tác bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên từ đội viên lớn.
Đẩy mạnh triển khai cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy", "Giúp bạn đến trường", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"; phong trào "Nghìn việc tốt" trong giai đoạn mới và chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam".
Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi theo định hướng Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong tình hình mới; định hướng của Bộ Giáo dục Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
2. Một số nội dung triển khai phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực":
Thực hiện có hiệu quả phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp", Chương trình "Học từ thiên nhiên", tích cực xây dựng môi trường học đường sạch đẹp, thân thiện thông qua trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ trong trường học, thu nhặt vứt rác trong và ngoài nhà trường; tổ chức rộng khắp các hoạt động dã ngoại khám phá, tìm hiểu thiên nhiên.
Tổ chức mô hình "Trại hè kỹ năng - hướng nghiệp", "Trại hè thiếu nhi" tại các địa phương, lồng ghép cung cấp cho thiếu nhi kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp; thông qua hình thức trại hè tăng cường gặp gỡ, giao lưu giữa thiếu nhi các vùng, miền; tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và ngược lại. Tổ chức cho học sinh đến với các trường nghề - làng nghề, tạo niềm yêu thích và định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.
đêm lửa trại
Tăng cường tổ chức hoạt động khuyến khích, hướng dẫn tổ chức phương pháp học tập chủ động, sáng tạo trong thiếu nhi. Tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả trong thiếu nhi phong trào "Vượt khó học tốt", các phong trào: "Hoa điểm tốt"; "Vở sạch chữ đẹp", "Hành trình khoa học", "Tri thức tuổi thơ"; ngày hội "Khám phá Internet"; "Hội thi tin học trẻ không chuyên các cấp".
Nâng cao chất lượng phong trào thi đua trong học tập như: "Học tập tốt, rèn luyện tốt", "Vượt khó học tốt", "Đôi bạn cùng tiến"; các loại hình Câu lạc bộ môn học. Tiếp tục phát động trong thiếu nhi cả nước phong trào "Em yêu khoa học".
Tổ chức các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ, nhóm sở thích; đẩy mạnh giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, chống xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích, thực hiện quyền và bổn phận trẻ em... Thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên; các kỹ năng về nghi thức Đội gắn với thực hành các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tổ chức các buổi thăm quan, dã ngoại, tìm hiểu các di tích lịch sử; Tham gia chăm sóc, bảo vệ các công trình, di tích lịch sử địa phương. Khuyến khích các em thiếu nhi, đội viên tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng thông qua hình thức xây dựng các video clip (Cuộc thi do Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức).
Chương trình Thắp sáng ước
mơ thiếu nhi Việt Nam
Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Vòng tay bè bạn", "Giúp bạn tới trường - cùng hướng tới tương lai", quyên góp quần áo, sách vở tặng bạn nghèo; tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào "Kế hoạch nhỏ", xây dựng "Quỹ vì bạn nghèo", "Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó", duy trì và nhân rộng phong trào thi đua "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", công tác "Trần Quốc Toản".
Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi theo hướng gắn sinh hoạt, hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc của thiếu nhi trong nhà trường, ở địa bàn dân cư. Phát huy vai trò tích cực tham gia của đội viên trong sinh hoạt; khắc phục tình trạng chủ quan, áp đặt của thầy cô giáo, anh chị phụ trách trong hoạt động của Đội.
áo lụa tặng bà
quyên góp giấy vụn
Kiện tướng Kế hoạch nhỏ
Chú trọng các loại hình giáo dục truyền thống, đạo đức, lòng nhân ái và phát triển thể chất. Duy trì và phát triển phong trào "Uống nước nhớ nguồn", "Đi tìm địa chỉ đỏ", các hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ "Quyền trẻ em", diễn đàn "Trẻ với trẻ"...
Triển khai đồng bộ phong trào "Nghìn việc tốt " trong giai đoạn mới, coi đây là trọng tâm chỉ đạo trong suốt cả nhiệm kỳ; Hội đồng Đội các cấp cụ thể hoá các tiêu chí của phong trào "Nghìn việc tốt" phù hợp với từng đối tượng thiếu nhi và điều kiện của địa phương
Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy".
Tổ chức các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo của thiếu nhi; đa dạng các hình thức sinh hoạt, từng bước hiện đại hoá các nội dung, hình thức hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các kênh thông tin như website, các blogs, forum, các diễn đàn trao đổi thông tin; khuyến khích thiếu nhi sử dụng Internet phục vụ cho học tập và đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh...
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nắm bắt tình hình hoạt động của Đội, gắn đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động Đội với chiến lược phát triển nguồn lực trẻ có chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ em Đảng, Nhà nước đã đề ra. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát trọng tâm là việc thực hiện Chương trình rèn luyện phụ trách, Chương trình rèn luyện đội viên, Nghi thức Đội sửa đổi.
Phát huy vai trò các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn trong giáo dục nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần cho thiếu nhi. Quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho thiếu nhi nông thôn, miền núi, thiếu nhi dân tộc thiểu số.
Tổ chức rộng khắp các loại hình vui chơi, giải trí phù hợp với thiếu nhi như: các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ sở thích, các hoạt động liên hoan, biểu diễn văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể thao, hội trại, lễ hội đường phố, sân chơi cuối tuần trong nhà trường, ở các nhà thiếu nhi và ở địa bàn dân cư. Đẩy mạnh giới thiệu và tổ chức các trò chơi dân gian.
Tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư. Duy trì và nhân rộng các hình thức sinh hoạt: Câu lạc bộ sở thích; Lớp học tình thương; Đội tuyên truyền măng non; Tiếng kẻng học tập ...nhằm hướng các em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội ở địa phương.
3- Một số yêu cầu đối với giáo viên Tổng phụ trách tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Hiểu rõ mục đích, các nội dung của phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"; các nội dung chương trình của Đoàn, Đội tham gia thực hiện phong trào.
Trên cơ sở những hiểu biết đó, tích cực tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường các nội dung về công tác Đoàn, Đội trong nhà trường gắn với thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp thu hút các em đoàn viên, đội viên, học sinh tham gia gìn giữ, tu sửa, giới thiệu làm cho các di tích ngày một hoàn thiện, sạch đẹp và hấp dẫn hơn.
Tìm hiểu các trò chơi dân gian tại địa phương và của dân tộc, hướng dẫn cho các em đoàn viên, đội viên, học sinh tham gia các trò chơi dân gian trong các hoạt động Đoàn, Đội, các hoạt động ngoại khoá; hướng dẫn các em làm đồ chơi, nhất là đồ chơi dân gian trong trường học; tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian trong nhà trường.
Tham mưu, tổ chức các hoạt động dã ngoại, ngoại khoá gắn với hoạt động Đoàn, Đội trong các ngày lễ lớn, tổ chức hiệu quả mô hình "Trại hè thiếu nhi" qua đó giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng xã hội.
Tìm hiểu và giới thiệu cho các em đoàn viên, đội viên, học sinh về các nghề truyền thống của địa phương và đất nước; giúp các em có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
Tích cực tham mưu tổ chức các hoạt động "Thắp sáng ước mơ", "Tự hào Việt Nam" gắn với hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường.
Phát động trong các các Đoàn trường, liên đội, chi đội phong trào gìn gỡ sách giáo khoa sạch đẹp để sau khi kết thúc năm học tặng cho các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa, các bạn có hoàn cảnh khó khăn sử dụng trong những năm học tiếp theo.
Tham mưu tổ chức phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp", tổ chức cho các các Đoàn trường, liên đội, chi đội vào đầu năm học đăng ký thực hiện các nội dung, phần việc cụ thể.
Nghiên cứu thực hiện các giải pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của đoàn viên, đội viên, học sinh trong tham gia các hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường.
Nghiên cứu đề xuất các hình thức khen thưởng đối với các Đoàn trường, liên đội, chi đội, các cá nhân đoàn viên, đội viên có thành tích tốt trong phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Trình độ học vấn
4- Triển khai Chương trình rèn luyện đội viên gắn với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Tham mưu gắn triển khai các nội dung Chương trình rèn luyện đội viên với các với các hoạt động ngoài giờ trong nhà trường. Trao đổi, thống nhất với ngành giáo dục nhằm ban hành quy định điểm chuyên hiệu được tính vào điểm kiểm tra bộ môn (1 tiết).
Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung; đổi mới phương thức triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên theo hướng giảm tải để phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các đối tượng thiếu niên, nhi đồng và thực tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
Đa dạng hoá quy trình triển khai và phương pháp đánh giá Chương trình rèn luyện đội viên trong giai đoạn mới theo hướng tránh hình thức hoá, bảo đảm hấp dẫn, dễ tiếp thu thực hiện.
Triển khai Chương trình rèn luyện đội viên phải được gắn liền với việc đào tạo bồi dưỡng cho được lực lượng phụ trách có hiểu biết và giỏi về tri thức, các kỹ năng để hướng dẫn tổ chức thực hiện sinh động, phù hợp nhu cầu, sở thích của đội viên.
Vận động các nguồn lực và đổi mới cách in ấn giấy chứng nhận, hình thức khen thưởng đối với các tập thể và đội viên.
Gắn việc thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên với công tác thi đua khen thưởng, đánh giá quá trình phấn đấu rèn luyện của cá nhân đội viên, đồng thời đây cũng là đánh giá kết quả thi đua của giáo viên, tổng phụ trách và các tập thể Đội, Hội đồng Đội các cấp.
Có sự tổng kết giới thiệu, rút kinh nghiệm các mô hình hay nhằm phổ biến và nhân rộng ra địa bàn toàn quốc. Tổ chức liên hoan gặp gỡ những đội viên hoàn thành xuất sắc Chương trình rèn luyện đội viên và thi sáng kiến mô hình trong việc triển khai và thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên tại cơ sở.
* Dự kiến chỉnh sửa nội dung Chương trình rèn luyện đội viên theo hướng:
Giảm tải một số nội dung chuyên hiệu thông qua giảm bớt các nội dung không cần thiết hoặc không thực hiện được; cô đọng và gọn hoá các chuyên hiệu.
Tăng cường các nội dung về giáo dục đạo đức, hình thành các giá trị tình cảm tinh thần phong phú, tốt đẹp cho thiếu nhi.
Tăng cường sự chủ động, tích cực tham gia của đội viên trong quá trình thực hiện các nội dung Chương trình rèn luyện đội viên.
Nâng cao các yêu cầu đối với Chương trình dự bị đội viên cho phù hợp với trình độ ngày càng cao của lứa tuổi nhi đồng.
Sửa đổi một số nội dung "Thông tin liên lạc", "Nghệ sỹ nhỏ tuổi", "Khéo tay hay làm", "Vận động viên nhỏ tuổi". theo hướng hạ thấp các yêu cầu phù hợp với thực tế địa phương và khả năng của các em đội viên.
Cập nhật thêm một số nội dung mới như tin học, ngoại ngữ...
Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Huy Tình
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)