Một số đề tự ôn tập HSG VL dịp Tết d/lịch

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 14/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Một số đề tự ôn tập HSG VL dịp Tết d/lịch thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


CHUYÊN ĐỀ II: ÁP SUẤT – LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT – CÔNG VÀ CÔNG CƠ HỌC

DẠNG TOÁN 2: BT VỀ ÁP SUẤT CHẤT LỎNG- BÌNH THÔNG NHAU- MÁY NÉN THUỶ LỰC ( tiếp theo)

BT1 ( B.6/ Sách BTNC VL8/ tr.51)
Một bình thông nhau có 2 nhánh giống nhau chứa thủy ngân, người ta đổ vào nhánh thứ nhất axit sufuric và nhánh thứ hai là nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì thấy mực thuỷ ngân ở 2 nhánh ngang nhau.
a. Tìm độ cao của cột axit sufuric. Biết rằng TLR của axit sufuric và của nước lần lượt là d1= 18 000N/m3 và d2= 10 000N/m3
b. Kết quả này có thay đổi không nếu tiết diện ngang của hai nhánh không giống nhau. (Đ.s: 35,6cm)
BT2 ( B.7/ Sách BTNC VL8/ tr.52)
Khi tác dụng một lực f= 380N lên pit-tông nhỏ có diện tích 2,5cm2 của một máy ép dùng nước.
Hãy tính áp suất tác dụng lên pit-tông nhỏ và lực tác dụng lên pit-tông lớn biết rằng pit-tông lớn có diện tích 180cm2. ( Đ.s: 1 520 000N/m2 ; 27 360 N)
BT3 ( B.10/ Sách BTNC VL8/ tr.54)
Bình A hình trụ có tiết diện 6cm2 chứa nước ở độ cao 20cm. Bình B cũng có dạng hình trụ tiết diện 12cm2 chứa nước ở độ cao 60cm. Người ta nối chúng thông nhau ở đáy bằng một ống dẫn nhỏ.
Tìm độ cao của cột nước ở mỗi bình. Coi đáy của hai bình ngang nhau và lượng nước chứa trong ống dẫn là không đáng kể. ( Đ.s: ≈ 46,7cm)
BT4 ( B.11/ Sách BTNC VL8/ tr.54)
Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa thuỷ ngân. Đổ vào nhánh A một cột nước cao h1= 30cm; vào nhánh B một cột dầu cao h2= 5cm.
Tìm độ chênh lệch mức thuỷ ngân ở hai nhánh. Cho TLR của nước; dầu và thuỷ ngân lần lượt là d1= 10 000N/m3 ; d2= 8 000N/m3 và d3= 136 000N/m3 ( Đ.s: ≈ 1.9cm)
BT5 ( B.199/ Sách 500 BTVL8/ tr.49)
Hai bình hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 10cm2 và 20cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua một khoá K (h/v). Lúc đầu đóng khóa K để ngăn cách hai bình rồi đổ 0,5lít nước vào bình A và đổ 2,5lít nước vào bình B. Sau đó mở khoá K để tạo thành 1 bình thông nhau .
Tính độ cao mực nước trong mỗi bình. Bỏ qua lượng nước ở ống nối hai bình.
( Đ.s: 100cm)
 A B





K





BT6 ( B.37/ Sách 200 BTVL chọn lọc/tr.32)
Hai bình thông nhau chứa cùng loại chất lỏng không hoà tan trong nước có TLR 12 700N/m3. Người ta đổ nước vào một bình tới khi mặt nước cao hơn 30cm so với mặt chất lỏng trong bình ấy.
Hãy tìm chiều cao của cột chất lỏng ở bình kia so với mặt ngăn cách của hai chất lỏng. Cho biết TLR của nước là 10 000 N/m3. ( Đ.s: ≈ 23,6cm)
BT7 (B.72/ Sách 121 BTVL nâng cao 7/tr.65)
Hai bình hình trụ thông nhau đặt thẳng đứng có tiết diện là 20cm2 và 10cm2 đựng thuỷ ngân có độ .,k cao 10cm trên thước chia độ đặt thẳng đứng giữa hai bình.
Đổ vào bình lớn một cột nước nguyên chất cao 27,2cm. Hỏi độ chênh lệch mặt thoáng chất lỏng ở hai bình.
Mực thuỷ ngân trong bình nhỏ đã dâng lên đến độ cao là bao nhiêu trên thước chia độ
Cần phải đổ thêm vào bình nhỏ một lượng nước muối có độ cao là bao nhiêu để cho mực thuỷ ngân ở hai bình trở lại ngang nhau.
Biết TLR của thuỷ ngân là 136 000N/m3 và của nước muối là 10 300N/m3; của nước nguyên chất là 10000 N/m3. ( Đ.s: 25,2cm; ≈11,3cm; ≈ 26,4cm)
BT8 (Bài 1.122/ Sách 400 BTVL8/tr.34)
Một bình hình trụ tiết diện 12cm2 chứa nước tới độ cao 20cm. Một bình hình trụ khác có tiết diện 13cm2 chứa nước tới độ cao 40cm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 89,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)