Một số đề tự ôn HSG VL dịp nghỉ tết DL
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 14/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Một số đề tự ôn HSG VL dịp nghỉ tết DL thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ II: ÁP SUẤT – LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT – CÔNG VÀ CÔNG CƠ HỌC
DẠNG TOÁN 2: BÀI TẬP VỀ ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THUỶ LỰC
BT1 ( B.4/ Sách BTNC VL8/ tr.51)
Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho TLR trung bình của nước biển là 10 300N/m3.
Tính áp suất ở độ sâu ấy.
Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước biển tác dụng lên phần diện tích này.
Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn chịu được là 473 800N/m2. Hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống ở độ sâu nào để vẫn có thể an toàn? ( Đ.s: 370800 N/m2 ; 5932,8N; 46m)
BT2 ( B.2/ Sách BTNC VL8/ tr.52)
Người ta đổ thuỷ ngân vào ống sao cho mặt thoáng của thuỷ ngân cách đáy ống 0,46cm. Tính áp suất do thuỷ ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách đáy ống 0,14cm. ( Đ.s: 625,6N/m2 ; 435,2 N/m2 )
Để tạo ra một áp suất như ở câu (a) thì phải đổ nước vào ống đó đến mức nào? Cho TLR của thuỷ ngân là 136 000 N/m3 và của nước là 10 000 N/m3. ( Đ.s: ≈ 6,3cm)
BT3 ( B.4/ Sách BTNC VL8/ tr.53)
Một cái cốc hình trụ chứa một lượng và một lượng thuỷ ngân. Độ cao của cột thuỷ ngân là 4cm; tổng cộng độ cao của chất lỏng trong cốc là H= 44cm. Cho rằng nước và thuỷ ngân là hai chất lỏng riêng biệt không hoà tan vào nhau. Tính áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy cốc. Cho TLR của nước là D1= 1g/cm3 và của thuỷ ngân là D2= 13,6g/cm3 ( Đ.s: 9440N/m2)
BT4 ( B.5/ Sách BTNC VL8/ tr.53)
Một cái cốc hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thuỷ ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của cột nước và cột thuỷ ngân trong cốc là H= 120cm. Tính áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy cốc.
Cho biết KLR của nước D1= 1 000kg/m3 và của thuỷ ngân D2= 13 600kg/m3 ( Đ.s: ≈ 22356,2N/m2)
BT5 ( Bài 1.223/ Sách Bồi dưỡng và Nâng cao VL8/ tr.41)
Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao 100cm. Người ta đổ thuỷ ngân vào ống sao cho mặt thoáng của thuỷ ngân cách miệng ống 94cm.
Tính áp suất do thuỷ ngân tác dụng lên đáy ống; biết TLR của thuỷ ngân là 136000N/m3 (Đ.s: 8160N/m2)
Nếu thay thuỷ ngân bằng nước thì có thể tạo được áp suất như trên không; biết TLR của nước là 10000N/m3.
Nếu thay thuỷ ngân bằng rượu thì có thể tạo được áp suất như trên không; biết TLR của rượu là 7800N/m3. ( Đ.s: phần (b) có; phần (c) không)
BT6 ( Bài 1.224/ Sách Bồi dưỡng và Nâng cao VL8/ tr.41)
a. Khoảng cách từ đáy hồ tới mặt đập của một nhà máy thuỷ điện là 100m. Khoảng cách từ mặt nước tới mặt đập là 20m. Tính áp suất của nước tác dụng lên cửa van dẫn nước vào tua bin của máy phát điện; biết rằng cửa van này cách đáy hồ 30m và TLR của nước là 10 000N/m2.
b. Tua-bin chỉ hoạt động được khi áp suất nước ở cửa van không nhỏ hơn 100 000N/m2. Hãy tính chiều cao mực nước tối thiểu để nhà máy hoạt động được. ( Đ.s: 500000 N/m2 ; 40m)
BT7 ( B.68/ Sách 121 BTVL nâng cao 7/ tr. 60)
Dưới đáy của một thùng có lỗ hình tròn đường kính 2cm. Lỗ này được đậy kín bằng một nắp phẳng được ép từ ngoài vào với lực ép bằng 40N. Người ta đổ thuỷ ngân vào thùng. Hỏi độ cao lớn nhất của cột thuỷ ngân để nắp không bị bật ra. Cho rằng KLR của thuỷ ngân là 13 600kg/m3 và π = 3,14 (Đ.s: 93,7cm)
BT8 ( B.70/ Sách 121 BTVL nâng cao 7/ tr. 62)
Một bình hình trụ có một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 78,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)