Mot sô để ôn tập điện
Chia sẻ bởi Hoàng Việt |
Ngày 15/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: mot sô để ôn tập điện thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ ĐỀ TỰ KIỂM TRA
(Thời gian làm bài mỗi đề: 60 phút)
ĐỀ 1:
1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm. Từ biểu thức định luật Ôm một HS dựa vào R = U/I phát biểu: Điện trở của một vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua. Phát biểu đúng hay sai? Vì sao?
2. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Áp dụng tìm chiều của hoặc , còn thiếu trong những hình vẽ sau:
3. Một người cao 1,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m. Phim cách vật kính 5cm. Hỏi tiêu cự của vật kính là bao nhiêu? ảnh trên phim cao bao nhiêu?
4. Hai bóng đèn ghi 110V-60W và 110V-100W. Để mắc chúng vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 220V ta phải mắc thế nào? Muốn chúng sáng bình thường ta phải mắc thêm một điện trở có giá trị bao nhiêu và mắc thế nào? Hãy vẽ sơ đồ cách mắc.
5. Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 21 nước từ nhiệt độ ban đầu 200C. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích. a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK; b) tính nhiệt lượng mà ấm điện đã tỏa ra khi đó; c) Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
ĐỀ 2:
1. Một bàn là có ghi 110V-500W có ý nghĩa gì? Có thể mắc nối tiếp bàn là với một bóng đèn 110V-100W để dùng mạng điện 220V được không? Nếu mắc nối tiếp hai dụng cụ đó rồi mắc vào mạng điện 220V thì dụng cụ nào hỏng trước? Vì sao?
2. Làm thế nào để biến một thanh thép thành một thanh nam châm vĩnh cửu?
3. Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện qua chúng có cường độ I = 0,3A. Nếu mắc song song hai điện trở này cũng vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện mạch chính có cường độ I` = 1,6A. Hãy tính R1 và R2.
4. Giải quyết các câu hỏi ở các hình vẽ sau: .
5. a) Tại sao bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn? b) Tính điện trở của ấm điện có ghi 220V-1000W khi ấm hoạt động bình thường; c) Dây điện trở của ấm điện trên đây làm bằng nicrôm dài 2m và có tiết diện tròn. Tính đường kính tiết diện của dây điện trở này.
ĐỀ 3:
1. Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật dẫn? Viết biểu thức có giải thích tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức.
2. Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải. Áp dụng tìm chiều đường sức từ trong lòng ống dây suy ra chiều dòng điện chạy trong ống ở hình vẽ
3. Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức UĐ = 6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ IĐ = 0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U = 12V. a) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc bóng đèn này nối tiếp với biến trở vào hiệu điện thế U đã cho trên đây? b) Nếu bóng đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo sơ đồ như hình vẽ thì phần điện trở R1 của biến trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
4. Thực hiện các câu hỏi ở các hình sau:
5. Đặt một vật AB có dạng là một đoạn thẳng nhỏ, cao 2cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm và cách thấu kính 5cm. a) dựng ảnh theo đúng tỉ lệ; b) Ảnh là thật hay ảo; c) Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? cao bao nhiêu?
ĐỀ 4:
1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun-Lenxơ. Áp dụng tính nhiệt lượng tỏa ra trên một điện trở R = 100Ω trong thời gian 1h, khi đặt vào hai đầu điện trở một hiệu điện thế 24V.
2. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Áp dụng tìm chiều của hoặc , còn thiếu trong những hình vẽ sau:
3. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 85Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5A. a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s; b) Dùng bếp điện trên để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện trong 30 ngày, nếu giá 1 kWh là 700đồng.
4. Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao xa?
5. Một người quan sát các vật qua một thấu kính phân kì, đặt sát mắt thì thấy ảnh của mọi vật xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 50cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.
ĐỀ 5:
1. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Áp dụng tìm chiều của hoặc , còn thiếu trong những hình vẽ sau:
2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì? Cho một nam châm thẳng và một ống dây kín. Làm thế nào để có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch.
3. Cho n điện trở như nhau có giá trị Ro = 2Ω. a) Cần ít nhất bao nhiêu điện trở để mắc chúng thành một đoạn mạch có điện trở Rl = 7,5Ω? Vẽ sơ đồ cách mắc; b) Cần ít nhất bao nhiêu điện trở để mắc chúng thành một đoạn mạch có điện trở R = 0,5Ω ? Vẽ sơ đồ cách mắc.
4. Một điện trở R = 5Ω mắc nối tiếp với một biến trở Rx. Tất cả mắc vào nguồn có hiệu điện thế U = 12V. Tìm Rx để: a) Công suất cả mạch là lớn nhất; b) Công suất của biến trở là lớn nhất khi cường độ dòng điện như trên. Tính các giá trị lớn nhất đó.
5. Hãy vẽ ảnh của một vật AB (A trên trục chính) AB vuông góc với trục qua một thấu kính hôi tụ tiêu cự 10cm khi: a) AB cách thấu kính 30cm. b) AB cách thấu kính 20cm; c)AB cách thấu kính 15cm. d) Xác định vị trí ảnh và độ cao của ảnh trong các trường hợp trên, biết vật AB cao 1cm.
~ các câu hỏi lí thuyết:_ `
3. Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật dẫn? Viết biểu thức có giải thích tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức.
9. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? cho ví dụ về trường hợp góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới; góc khúc xạ lớn hơi góc tới.
10. Trong thực tế nguồn nào phát ra ánh sáng trắng? Để có ánh sáng trong ta cần trộn những ánh sáng đèn sắc nào với nhau?
11. Mắt cận thị là mắt có những đặc điểm gì? để nhìn được sát ở xa như mắt thường cần mang kính gì? Tiêu cự bằng bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.
12. Mắt lão là mắt có những đặc điểm gì? để nhìn rõ vật ở gần 25cm như mắt thường cần mang kính có tiêu cự bằng bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.
13. Kính lúp dùng để làm gì? Khi dùng kính lúp cần đặt vật cần quan sát trong khoảng nào của kính?
14. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong nhà máy nhiệt điện; thủy điện; điện hạt nhân và trong động cơ điện.
~L, T( O TIÊU BI`-`J THAM KHảO:
1 . Có hai bóng đèn Đ1(6V-2,4W), Đ2(6V-3,6W); một nguồn điện không đổi U - 12V; một biến trở (50Ω-3A) và các dây dẫn. Hãy vẽ các cách mắc để cả hai đèn sáng bình thường Chỉ ra cách mắc có hiệu suất lớn nhất và tính Rb lúc đó.
2. Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2 với cùng một hiệu điện thế, nếu dùng điện trở R1 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t1 = 15 phút, nếu dùng điện trở R2 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t2 = 30 phút. Hỏi sau bao lâu nước trong ấm sẽ sôi nếu dùng cả hai điện trở trong hai trường hợp: a) mắc nối tiếp; b) mắc song song. Coi điện trở thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ.
3. Cho mạch điện như hình vẽ, U = 6V, bóng đèn Đ có điện trở RĐ = 2,5Ω và hiệu điện thế định mức UĐM= 4,5V MN là một dây điện trở đồng chất, tiết diện đều. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế.
a) Cho biết đèn sáng bình thường và số chỉ của ampe kế là I = 2A. Xác định tỉ số MC/NC; b) thay đổi điểm C đế vị trí C sao cho NC`=4MC`.Chỉ số của ampe kế khi đó bằng bao nhiêu? Độ sáng của đèn thay đổi thế nào?
4. Cho một điện trở AB có RAB = 1Ω . Trên AB người ta mắc thêm hai con chạy M và N. Nối điện trở AB vào mạch điện theo sơ đồ. Biết U = 12V. a) Tính công suất tỏa nhiệt trên AB khi RAM= RNB = 0,25Ω. RMN= 0,5Ω; b) Khi M và N di chuyển trên AB (nhưng vẫn giữ đúng thứ tự như trên hình) thì với những giá trị nào của các điện trở RAM; RMN; RNB để cường độ dòng điện qua nguồn đạt cực tiểu? Tính giá trị cực tiểu đó.
5. Một nguồn điện có hiệu điện thế 12V được sử dụng trong mạch điện gồm các điện trỏ mắc như hình vẽ. Biết R1 = 20Ω; R2 = 5,0Ω; R3 = 15Ω; R4 = 60Ω. a) Tính cường độ dòng điện I do nguồn cung cấp. b) Tính cường độ dòng điện I1 và I2 chạy trong các mạch ADC và ABC; c) Tính công suất tiêu thụ của mạch điện; d) Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở suy ra hiệu điện thế giữa hai điểm B và D.
6. Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50cm. Hỏi người này không đeo kính thì nhìn rõ được những vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu cm.
8. Dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. muốn có ảnh cao 10mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu cm? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu cm?
9. Đặt một vật AB có dạng là một đoạn thẳng nhỏ, cao 2cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm và cáh thấu kính 5cm. a) dựng ảnh theo đúng tỉ lệ. b) Ảnh là thật hay ảo? c) ảnh cách vật kính bao nhiêu
(Thời gian làm bài mỗi đề: 60 phút)
ĐỀ 1:
1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm. Từ biểu thức định luật Ôm một HS dựa vào R = U/I phát biểu: Điện trở của một vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua. Phát biểu đúng hay sai? Vì sao?
2. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Áp dụng tìm chiều của hoặc , còn thiếu trong những hình vẽ sau:
3. Một người cao 1,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m. Phim cách vật kính 5cm. Hỏi tiêu cự của vật kính là bao nhiêu? ảnh trên phim cao bao nhiêu?
4. Hai bóng đèn ghi 110V-60W và 110V-100W. Để mắc chúng vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 220V ta phải mắc thế nào? Muốn chúng sáng bình thường ta phải mắc thêm một điện trở có giá trị bao nhiêu và mắc thế nào? Hãy vẽ sơ đồ cách mắc.
5. Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 21 nước từ nhiệt độ ban đầu 200C. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích. a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK; b) tính nhiệt lượng mà ấm điện đã tỏa ra khi đó; c) Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
ĐỀ 2:
1. Một bàn là có ghi 110V-500W có ý nghĩa gì? Có thể mắc nối tiếp bàn là với một bóng đèn 110V-100W để dùng mạng điện 220V được không? Nếu mắc nối tiếp hai dụng cụ đó rồi mắc vào mạng điện 220V thì dụng cụ nào hỏng trước? Vì sao?
2. Làm thế nào để biến một thanh thép thành một thanh nam châm vĩnh cửu?
3. Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện qua chúng có cường độ I = 0,3A. Nếu mắc song song hai điện trở này cũng vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện mạch chính có cường độ I` = 1,6A. Hãy tính R1 và R2.
4. Giải quyết các câu hỏi ở các hình vẽ sau: .
5. a) Tại sao bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn? b) Tính điện trở của ấm điện có ghi 220V-1000W khi ấm hoạt động bình thường; c) Dây điện trở của ấm điện trên đây làm bằng nicrôm dài 2m và có tiết diện tròn. Tính đường kính tiết diện của dây điện trở này.
ĐỀ 3:
1. Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật dẫn? Viết biểu thức có giải thích tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức.
2. Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải. Áp dụng tìm chiều đường sức từ trong lòng ống dây suy ra chiều dòng điện chạy trong ống ở hình vẽ
3. Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức UĐ = 6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ IĐ = 0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U = 12V. a) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc bóng đèn này nối tiếp với biến trở vào hiệu điện thế U đã cho trên đây? b) Nếu bóng đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo sơ đồ như hình vẽ thì phần điện trở R1 của biến trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
4. Thực hiện các câu hỏi ở các hình sau:
5. Đặt một vật AB có dạng là một đoạn thẳng nhỏ, cao 2cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm và cách thấu kính 5cm. a) dựng ảnh theo đúng tỉ lệ; b) Ảnh là thật hay ảo; c) Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? cao bao nhiêu?
ĐỀ 4:
1. Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun-Lenxơ. Áp dụng tính nhiệt lượng tỏa ra trên một điện trở R = 100Ω trong thời gian 1h, khi đặt vào hai đầu điện trở một hiệu điện thế 24V.
2. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Áp dụng tìm chiều của hoặc , còn thiếu trong những hình vẽ sau:
3. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 85Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5A. a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s; b) Dùng bếp điện trên để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện trong 30 ngày, nếu giá 1 kWh là 700đồng.
4. Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao xa?
5. Một người quan sát các vật qua một thấu kính phân kì, đặt sát mắt thì thấy ảnh của mọi vật xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 50cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.
ĐỀ 5:
1. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Áp dụng tìm chiều của hoặc , còn thiếu trong những hình vẽ sau:
2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì? Cho một nam châm thẳng và một ống dây kín. Làm thế nào để có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch.
3. Cho n điện trở như nhau có giá trị Ro = 2Ω. a) Cần ít nhất bao nhiêu điện trở để mắc chúng thành một đoạn mạch có điện trở Rl = 7,5Ω? Vẽ sơ đồ cách mắc; b) Cần ít nhất bao nhiêu điện trở để mắc chúng thành một đoạn mạch có điện trở R = 0,5Ω ? Vẽ sơ đồ cách mắc.
4. Một điện trở R = 5Ω mắc nối tiếp với một biến trở Rx. Tất cả mắc vào nguồn có hiệu điện thế U = 12V. Tìm Rx để: a) Công suất cả mạch là lớn nhất; b) Công suất của biến trở là lớn nhất khi cường độ dòng điện như trên. Tính các giá trị lớn nhất đó.
5. Hãy vẽ ảnh của một vật AB (A trên trục chính) AB vuông góc với trục qua một thấu kính hôi tụ tiêu cự 10cm khi: a) AB cách thấu kính 30cm. b) AB cách thấu kính 20cm; c)AB cách thấu kính 15cm. d) Xác định vị trí ảnh và độ cao của ảnh trong các trường hợp trên, biết vật AB cao 1cm.
~ các câu hỏi lí thuyết:_ `
3. Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật dẫn? Viết biểu thức có giải thích tên và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức.
9. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? cho ví dụ về trường hợp góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới; góc khúc xạ lớn hơi góc tới.
10. Trong thực tế nguồn nào phát ra ánh sáng trắng? Để có ánh sáng trong ta cần trộn những ánh sáng đèn sắc nào với nhau?
11. Mắt cận thị là mắt có những đặc điểm gì? để nhìn được sát ở xa như mắt thường cần mang kính gì? Tiêu cự bằng bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.
12. Mắt lão là mắt có những đặc điểm gì? để nhìn rõ vật ở gần 25cm như mắt thường cần mang kính có tiêu cự bằng bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.
13. Kính lúp dùng để làm gì? Khi dùng kính lúp cần đặt vật cần quan sát trong khoảng nào của kính?
14. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong nhà máy nhiệt điện; thủy điện; điện hạt nhân và trong động cơ điện.
~L, T( O TIÊU BI`-`J THAM KHảO:
1 . Có hai bóng đèn Đ1(6V-2,4W), Đ2(6V-3,6W); một nguồn điện không đổi U - 12V; một biến trở (50Ω-3A) và các dây dẫn. Hãy vẽ các cách mắc để cả hai đèn sáng bình thường Chỉ ra cách mắc có hiệu suất lớn nhất và tính Rb lúc đó.
2. Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2 với cùng một hiệu điện thế, nếu dùng điện trở R1 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t1 = 15 phút, nếu dùng điện trở R2 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t2 = 30 phút. Hỏi sau bao lâu nước trong ấm sẽ sôi nếu dùng cả hai điện trở trong hai trường hợp: a) mắc nối tiếp; b) mắc song song. Coi điện trở thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ.
3. Cho mạch điện như hình vẽ, U = 6V, bóng đèn Đ có điện trở RĐ = 2,5Ω và hiệu điện thế định mức UĐM= 4,5V MN là một dây điện trở đồng chất, tiết diện đều. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế.
a) Cho biết đèn sáng bình thường và số chỉ của ampe kế là I = 2A. Xác định tỉ số MC/NC; b) thay đổi điểm C đế vị trí C sao cho NC`=4MC`.Chỉ số của ampe kế khi đó bằng bao nhiêu? Độ sáng của đèn thay đổi thế nào?
4. Cho một điện trở AB có RAB = 1Ω . Trên AB người ta mắc thêm hai con chạy M và N. Nối điện trở AB vào mạch điện theo sơ đồ. Biết U = 12V. a) Tính công suất tỏa nhiệt trên AB khi RAM= RNB = 0,25Ω. RMN= 0,5Ω; b) Khi M và N di chuyển trên AB (nhưng vẫn giữ đúng thứ tự như trên hình) thì với những giá trị nào của các điện trở RAM; RMN; RNB để cường độ dòng điện qua nguồn đạt cực tiểu? Tính giá trị cực tiểu đó.
5. Một nguồn điện có hiệu điện thế 12V được sử dụng trong mạch điện gồm các điện trỏ mắc như hình vẽ. Biết R1 = 20Ω; R2 = 5,0Ω; R3 = 15Ω; R4 = 60Ω. a) Tính cường độ dòng điện I do nguồn cung cấp. b) Tính cường độ dòng điện I1 và I2 chạy trong các mạch ADC và ABC; c) Tính công suất tiêu thụ của mạch điện; d) Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở suy ra hiệu điện thế giữa hai điểm B và D.
6. Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50cm. Hỏi người này không đeo kính thì nhìn rõ được những vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu cm.
8. Dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. muốn có ảnh cao 10mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu cm? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu cm?
9. Đặt một vật AB có dạng là một đoạn thẳng nhỏ, cao 2cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm và cáh thấu kính 5cm. a) dựng ảnh theo đúng tỉ lệ. b) Ảnh là thật hay ảo? c) ảnh cách vật kính bao nhiêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Việt
Dung lượng: 87,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)