Một số đề kiểm tra đọc thầm cuối HKI lớp 3
Chia sẻ bởi Trịnh Duy Vân |
Ngày 09/10/2018 |
1397
Chia sẻ tài liệu: một số đề kiểm tra đọc thầm cuối HKI lớp 3 thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
ĐỀ ĐỌC THẦM ÔN LUYỆN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKI
ĐỀ 1:
Thùng rượu
Xưa, ở làng nọ có tục lệ: Vào ngày đầu tiên của tháng, mỗi nhà trong làng đem một bình rượu đổ vào một cái thùng rất to được đặt giữa làng. Khi thùng đầy rượu, cả làng họp lại và cùng nhau uống rượu, nhảy múa. Tục lệ này kép dài đã hàng chục năm.
Thế rồi, một hôm, có một người đàn ông bỗng nghĩ: “Cái thúng to thế, lại đầy rượu, nếu đổ một bình nước lã vào thì cũng chẳng ai biết.” Nghĩ vậy, anh ta không mang rượu mà mang một bình nước lã đến đổ vào thùng. Thùng rượu vẫn rất đầy và thơm ngon. Vài tháng trôi qua, không có chuyện gì xảy ra.
Cho đến một ngày, khi dân làng họp lại và lấy rượu trong thùng ra uống thì họ vô cùng ngạc nhiên thấy trong thùng chỉ có nước, không có rượu. Thì ra nhiều người biết việc làm dối trá của người đan ông kia, nhưng họ im lặng và làm theo anh ta: đổ nước vào thùng rượu. Kết quả là cả làng phải uống nước lã.
Mọi người tức giận, cãi nhau ầm ĩ. Thế là chỉ vì sự ích kỉ và dối trá, cuộc sống vui vẻ, ấm cúng trong làng không còn nữa.
Truyện vui nước ngoài
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Làng nọ đặt chiếc thùng to giữa làng để:
Các nhà đổ nước vào, cả làng dùng chung
Các nhà đổ rượu vào, tiếp khách chung của làng
Các nhà đổ rượu vào rồi cùng uống chung, nhảy múa
Một người đàn ông bỗng nghĩ ra điều:
Đổ một bình nước vào thùng đầy rượu thì chẳng ai biết
Đổ một bình rượu vào thùng thì ít, mỗi nhà nên đổ hai bình
Đặt thùng rượu ở giữa làng thì không đẹp
Sau việc làm của người đàn ông, thùng rượu vẫn ngon vì:
Nước ở làng ấy rất thơm ngon
Rượu càng pha nước càng ngon
Một bình nước rất ít so với một thùng rượu
Về sau, trong thùng chỉ có nước, không có rượu vì:
Rượu pha với nước sẽ biến thành nước
Nhiều người làm theo, đổ nước vào thùng
Mọi người cho là uống nước có lợi cho sức khỏe
Câu chuyện kết thúc:
Người đàn ông ích kỉ, dối trá bị cả làng ghét bỏ
Mọi người cãi nhau, cuộc sống vui vẻ không còn
Cả làng quên nhanh chuyện cũ, lại sống vui vẻ
Câu chuyện giúp em hiểu điều:
Vì ích kỉ, người ta rất dễ dối trá
Cuộc sống vui vẻ chỉ có khi mọi người biết sống vì nhau
Một kẻ ích kỉ, dối trá có thể làm hỏng cuộc sống cộng đồng
Gạch dưới những từ chỉ sự vật có trong câu “Anh ta mang một bình nước lã đến đổ vào thùng.”
Gạch dưới những từ chỉ hoạt động trong câu “Cả làng họp lại, cùng nhau uống rượu, nhảy múa vui vẻ.”
Câu viết theo mẫu Ai làm gì? là:
Thùng rượu vẫn đầy và thơm ngon.
Vài tháng trôi qua, không có chuyện gì xảy ra.
Mỗi nhà một bình rượu và đổ vào thùng.ĐỀ 2:
Một người anh như thế
Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú.
Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.
Anh trai mình tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời với vẻ tự hào và mãn nguyện.
Ồ, ước gì… - Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi. Cậu ấy hẳn đang ước ao có một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ với tôi.
Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi nhưng gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Rồi cậu đi về phía chiếc ghế đá, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!”
Theo Hạt giống tâm hồn
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi:
Người ngắm nhìn chiếc xe đạp với vẻ thích thú là:
Cậu bé tật nguyền
Anh trai nhân vật “tôi”
Cậu bé có đứa em tật nguyền
Cậu bé trong câu chuyện trên ước điều:
Đứa em trai của mình không còn phải ngồi xe lăn
Sẽ làm được việc như anh trai của nhân vật “tôi” đã làm
Sẽ đi làm để kiếm tiền mua một chiếc xe đạp thật đẹp
Nhân vật “tôi” ngạc
ĐỀ 1:
Thùng rượu
Xưa, ở làng nọ có tục lệ: Vào ngày đầu tiên của tháng, mỗi nhà trong làng đem một bình rượu đổ vào một cái thùng rất to được đặt giữa làng. Khi thùng đầy rượu, cả làng họp lại và cùng nhau uống rượu, nhảy múa. Tục lệ này kép dài đã hàng chục năm.
Thế rồi, một hôm, có một người đàn ông bỗng nghĩ: “Cái thúng to thế, lại đầy rượu, nếu đổ một bình nước lã vào thì cũng chẳng ai biết.” Nghĩ vậy, anh ta không mang rượu mà mang một bình nước lã đến đổ vào thùng. Thùng rượu vẫn rất đầy và thơm ngon. Vài tháng trôi qua, không có chuyện gì xảy ra.
Cho đến một ngày, khi dân làng họp lại và lấy rượu trong thùng ra uống thì họ vô cùng ngạc nhiên thấy trong thùng chỉ có nước, không có rượu. Thì ra nhiều người biết việc làm dối trá của người đan ông kia, nhưng họ im lặng và làm theo anh ta: đổ nước vào thùng rượu. Kết quả là cả làng phải uống nước lã.
Mọi người tức giận, cãi nhau ầm ĩ. Thế là chỉ vì sự ích kỉ và dối trá, cuộc sống vui vẻ, ấm cúng trong làng không còn nữa.
Truyện vui nước ngoài
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Làng nọ đặt chiếc thùng to giữa làng để:
Các nhà đổ nước vào, cả làng dùng chung
Các nhà đổ rượu vào, tiếp khách chung của làng
Các nhà đổ rượu vào rồi cùng uống chung, nhảy múa
Một người đàn ông bỗng nghĩ ra điều:
Đổ một bình nước vào thùng đầy rượu thì chẳng ai biết
Đổ một bình rượu vào thùng thì ít, mỗi nhà nên đổ hai bình
Đặt thùng rượu ở giữa làng thì không đẹp
Sau việc làm của người đàn ông, thùng rượu vẫn ngon vì:
Nước ở làng ấy rất thơm ngon
Rượu càng pha nước càng ngon
Một bình nước rất ít so với một thùng rượu
Về sau, trong thùng chỉ có nước, không có rượu vì:
Rượu pha với nước sẽ biến thành nước
Nhiều người làm theo, đổ nước vào thùng
Mọi người cho là uống nước có lợi cho sức khỏe
Câu chuyện kết thúc:
Người đàn ông ích kỉ, dối trá bị cả làng ghét bỏ
Mọi người cãi nhau, cuộc sống vui vẻ không còn
Cả làng quên nhanh chuyện cũ, lại sống vui vẻ
Câu chuyện giúp em hiểu điều:
Vì ích kỉ, người ta rất dễ dối trá
Cuộc sống vui vẻ chỉ có khi mọi người biết sống vì nhau
Một kẻ ích kỉ, dối trá có thể làm hỏng cuộc sống cộng đồng
Gạch dưới những từ chỉ sự vật có trong câu “Anh ta mang một bình nước lã đến đổ vào thùng.”
Gạch dưới những từ chỉ hoạt động trong câu “Cả làng họp lại, cùng nhau uống rượu, nhảy múa vui vẻ.”
Câu viết theo mẫu Ai làm gì? là:
Thùng rượu vẫn đầy và thơm ngon.
Vài tháng trôi qua, không có chuyện gì xảy ra.
Mỗi nhà một bình rượu và đổ vào thùng.ĐỀ 2:
Một người anh như thế
Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú.
Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.
Anh trai mình tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời với vẻ tự hào và mãn nguyện.
Ồ, ước gì… - Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi. Cậu ấy hẳn đang ước ao có một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ với tôi.
Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi nhưng gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Rồi cậu đi về phía chiếc ghế đá, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!”
Theo Hạt giống tâm hồn
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi:
Người ngắm nhìn chiếc xe đạp với vẻ thích thú là:
Cậu bé tật nguyền
Anh trai nhân vật “tôi”
Cậu bé có đứa em tật nguyền
Cậu bé trong câu chuyện trên ước điều:
Đứa em trai của mình không còn phải ngồi xe lăn
Sẽ làm được việc như anh trai của nhân vật “tôi” đã làm
Sẽ đi làm để kiếm tiền mua một chiếc xe đạp thật đẹp
Nhân vật “tôi” ngạc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Duy Vân
Dung lượng: 107,00KB|
Lượt tài: 13
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)