Một số đề HSG VL9 cấp Huyện hay gần đây

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Một số đề HSG VL9 cấp Huyện hay gần đây thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT NGHI LỘC

ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN MÔN VẬT LÍ LỚP 9
NĂM HỌC 2011-2012
Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
- Mã đề 46-

Bài 1. (4,5 điểm) Hằng ngày ô tô 1 xuất phát từ A lúc 6h đi về B, ô tô thứ 2 xuất phát từ B về A lúc 7h và 2 xe gặp nhau lúc 9h. Một hôm, ô tô thứ 1 xuất phát từ A lúc 8h, còn ô tô thứ 2 vẫn khởi hành lúc 7h nên 2 xe gặp nhau lúc 9h48ph. Hỏi hằng ngày ô tô 1 đến B và ô tô 2 đến A lúc mấy giờ. Cho rằng vận tốc của mỗi xe không đổi.

Bài 2. (5,5 điểm)
Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S1 = 10dm2, người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim loại tiết diện S2 = 1 dm2. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn, đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên. Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới. (Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg. Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của nước dn = 10.000N/m3).

Bài 3. (6,0 điểm) Người ta mắc biến trở AB làm bằng dây dẫn đồng chất tiết diện đều có R=10Ω vào mạch như hình 1. U=4,5V. Đèn Đ thuộc loại 3V-1,5W
Khi dịch chuyển con chạy C đến vị trí cách đầu
A một đoạn bằng 1/4 chiều dài biến trở AB. Thì đèn Đ sáng bình thường
1. Xác định:
a, Điện trở R0
b, Công suất tỏa nhiệt trên biến trở AB
2. Giữ nguyên C. Nối 2 đầu của biến trở AB (Hình 2)
a, Tính cường độ dòng điện qua đèn lúc này, độ sáng đèn như thế nào ?
b, Muốn Đ sáng bình thường ta phải di chuyển con chạy C đến vị trí nào trên AB?

Bài 4. (4,0 điểm Hai gương phẳng song song M, N quay mặt sáng vào nhau, đặt cách nhau một đoạn AB = a. Giữa hai gương trên đường thẳng AB người ta đặt một điểm sáng S cách gương M một khoảng SA = d. Xét một điểm O nằm trên đường thẳng đi qua S và vuông góc với AB có khoảng cách OS = h.
a,Vẽ đường đi của tia sáng xuất phát từ S phản xạ trên gương N tại I và truyÒn qua O.
b,Vẽ đường đi xuất phát từ S lần lượt phản xạ trên N tại H và trên M tại K rồi truyền qua O.
c, Tính các khoảng cách từ I, H, K đến AB.

-------------------Hết--------------------





ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Bài
Nội dung
Điểm

Bài 1
(4,5điểm)
Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của ô tô 1, ô tô 2.
- Khi ô tô 1 xuất phát từ A lúc 6h, ô tô thứ 2 xuất phát từ B lúc 7h và 2 xe gặp nhau lúc 9h, ta có phương trình:
S1 + S2 = AB ( v1t1 + v2t2 = AB
( 3v1 + 2v2 = AB (1)
- Khi ô tô thứ 1 xuất phát từ A lúc 8h, còn ô tô thứ 2 vẫn khởi hành từ B lúc 7h và 2 xe gặp nhau lúc 9h48ph = 9,8h, ta có phương trình:
S′1 + S′2 = AB ( v1t′1 + v2t′2 = AB
( 1,8v1 + 2,8v2 = AB (2)
Từ (1) và (2), ta có: 
Thay vào (2), ta được: 1,8v1 + 
 ( v2 = 
Xe ô tô 1 đi từ A đến B hết thời gian: 
Xe ô tô 2 đi từ B đến A hết thời gian: 
Vậy hằng ngày: + Xe ô tô 1 đi từ A đến B lúc 12h.
+ Xe ô tô 2 đi từ B đến A lúc 11h.




0,75



0,75


0,5

0,5

0,5

0,5


0,5

0,25
0,25

Bài 2
(5,5điểm)
Nước bắt đầu chảy ra khi áp lực của nó lên đáy nồi cân bằng với trọng lực:
p = 10m ; F = P ( S1 - S2 ) (1)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 135,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)