Một số đề bài văn về văn bản cho HSG lớp 9

Chia sẻ bởi Hồ Anh Dũng | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Một số đề bài văn về văn bản cho HSG lớp 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Một số đề văn dành cho HSG VĂN LớP 9
Đề 1: Chỉ ra sự giống và khác nhau về hình ảnh dân chài trong hai bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận – SGK Ngữ văn 9 - tập một) và “Quê hương” (Tế Hanh – SGK Ngữ văn 8 tập 2)
Đề 2: Phân tích điểm nhìn trong hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu – SGK Ngữ Văn 9 tập 1) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật – SGK Ngữ Văn 9)
Đề 3: Hãy phân tích chi tiết tiếng hát trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận – SGK Ngữ văn 9 - tập một)
Đề 4: Suy nghĩ về hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong SGK Ngữ Văn 9 tập 1.
Đề 5: Phân tích số phận người con gái trong xã hội phong kiến trong chùm văn học trung đại được viết trong SGK Ngữ Văn 9 tập 1.
Đề 6: “ Một cung gió thảm mưa sầu” là một câu thơ nói về số phận của Kiều. Qua các đoạn trích đã học em hãy làm rõ luận điểm trên.
Đề 7: Phân tích cái chung của Kiều Nguyệt Nga và Thúy Kiều qua các đoạn trích đã học trong SGK Ngữ Văn 9 tập một.
Đề 8: Phân tích hình ảnh Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Nguyễn Du – SGK Ngữ Văn 9 tập 1)
Đề 9: Phân tích tình cảm đồng chí trong hai tác phẩm “Đồng chí” (Chính Hữu – SGK Ngữ Văn 9 tập 1) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật – SGK Ngữ Văn 9)
Đề 10: Phân tích nỗi bất hạnh của Thúy Kiều qua các đoạn trích đã học.
Đề 11: Hãy chứng tỏ luận điểm sau là đúng đắn : “Truyện Kiều là một tác phẩm hoàn chỉnh mang đậm tính nghệ thuật của Nguyễn Du”. Bằng các đoạn trích đã học em hãy chứng minh.
Đề 12: Nguyễn Du có viết :
“ Có tài, mà cậy chi tài ? Chữ tài liền với chữ tai một vần.”
Qua hai tuyệt phẩm của nền văn học trung đại là “Truyện Kiều – Nguyễn Du) và “Truyện Lục Vân Tiên” em hãy chứng minh nhận xét của Nguyễn Du là đúng đắn.
Đề 13: Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận trong SGK Ngữ Văn 9 tập 1.
Đề 14: “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”
Qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và một số bài thơ của Hồ Chí Minh đã được học em hãy làm rõ sự đúng đắn của bài thơ trên.
Đề 15: Phân tích thiên nhiên trong các đoạn trích của Truyễn Kiều – Nguyễn Du đã được học trong SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1.
Đề 16: Có người nhận định rằng : “Chỉ qua ba câu thơ cuối trong bài thơ “Đồng chí” tác giả Chính Hữu đã cho thấy sự lãng mạn chảy trong máu của Người lính của Hồ.”
Dựa vào nhận định trên em hãy phân tích ba câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong SGK Ngữ Văn 9 tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Anh Dũng
Dung lượng: 23,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)