MỘT SỐ BIỆN PHÁPGIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh |
Ngày 09/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BIỆN PHÁPGIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em từ 6 đến 11 tuổi, các em bắt đầu hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt của mình. Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp 1.Bởi lẽ, chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học với hệ thống hành vi đạo đức được qui định.
Do đó, việc giáo dục đạo đức cho cho học sinh ngay từ khi các em học lớp Một là điều quan trọng và hết sức cần thiết.
Thực tế cho thấy đạo đức của học sinh tiểu học trong nhà trường chưa được coi là đúng chuẩn mực, hành vi mà nguyên nhân của nó thì rất đa dạng.
Do lớp Một là lớp đầu cấp các em rất bỡ ngỡ với môi trường học tập và càng khó khăn hơn khi tiếp thu và ghi nhớ các hành vi, chuẩn mực của đạo đức. Mặt khác do hiếu động thiếu tính kiên trì dẫn đến sự sai lệch về hành vi đạo đức của các em.
Một phần vì giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ mới dừng lại ở những nhận xét chung chung " chưa uốn nắn những hành vi mà các em đã mắc phải..” mà chưa chỉ ra được cái đúng, cái chưa đúng, chưa định hướng cho học sinh sửa chữa một cách hợp lí.
Ngoài ra do giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc các hành vi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh có sự sai lệnh về hành vi đạo đức..
Về phía phụ huynh đa số kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn nên tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất, thời gian tranh thủ được để giáo dục đạo đức cho các em thì bị chi phối.
Vì vậy thời gian học tập trên lớp, phải làm sao để các em ghi nhớ được những kỹ năng, hành vi mà giáo viên đã hướng dẫn, đó là những điều mà các giáo viên dạy môn đạo đức phải băn khoăn, trăn trở.
Đã hai năm tôi dạy môn đạo đức khối Một, tôi tự rút ra được một số kinh nghiệm để giáo dục đạo đức học sinh lớp 1 , xin trình bày cùng các bạn đồng nghiệp để các bạn trao đổi nhằm tìm ra những biện pháp hay nhất góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một nói riêng và các lớp khác cho học sinh trong nhà trường nói chung .
Chính vì vậy nên tôi quyết định chọn đề tài
“Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1”
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1 Vai trò của việc hình thành các hành vi đạo đức cho học sinh.
Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học có vai trò rất quan trọng vì : Giúp học sinh nắm được những điều sơ đẳng trong việc ứng xử hằng ngày như biết phân biệt được cái nào là hành vi tốt, hành vi xấu về mặt đạo đức. Bước đầu nhận thức được hành vi tốt và xấu trong những mối quan hệ đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh…
1.2 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1
- Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đó.
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lưa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái xấu.
2. Cơ sở thực tiễn :
2.1. Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa thực hiện đúng hành vi đạo đức
a.Nguyên nhân chủ quan:
-Về phía giáo viên.
Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động của các em, nhất là đối với các em học sinh lớp 1. Sau khi đến trường, vào lớp học các em rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, bạn bè và các thầy cô giáo
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em từ 6 đến 11 tuổi, các em bắt đầu hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt của mình. Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp 1.Bởi lẽ, chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học với hệ thống hành vi đạo đức được qui định.
Do đó, việc giáo dục đạo đức cho cho học sinh ngay từ khi các em học lớp Một là điều quan trọng và hết sức cần thiết.
Thực tế cho thấy đạo đức của học sinh tiểu học trong nhà trường chưa được coi là đúng chuẩn mực, hành vi mà nguyên nhân của nó thì rất đa dạng.
Do lớp Một là lớp đầu cấp các em rất bỡ ngỡ với môi trường học tập và càng khó khăn hơn khi tiếp thu và ghi nhớ các hành vi, chuẩn mực của đạo đức. Mặt khác do hiếu động thiếu tính kiên trì dẫn đến sự sai lệch về hành vi đạo đức của các em.
Một phần vì giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ mới dừng lại ở những nhận xét chung chung " chưa uốn nắn những hành vi mà các em đã mắc phải..” mà chưa chỉ ra được cái đúng, cái chưa đúng, chưa định hướng cho học sinh sửa chữa một cách hợp lí.
Ngoài ra do giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc các hành vi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh có sự sai lệnh về hành vi đạo đức..
Về phía phụ huynh đa số kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn nên tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất, thời gian tranh thủ được để giáo dục đạo đức cho các em thì bị chi phối.
Vì vậy thời gian học tập trên lớp, phải làm sao để các em ghi nhớ được những kỹ năng, hành vi mà giáo viên đã hướng dẫn, đó là những điều mà các giáo viên dạy môn đạo đức phải băn khoăn, trăn trở.
Đã hai năm tôi dạy môn đạo đức khối Một, tôi tự rút ra được một số kinh nghiệm để giáo dục đạo đức học sinh lớp 1 , xin trình bày cùng các bạn đồng nghiệp để các bạn trao đổi nhằm tìm ra những biện pháp hay nhất góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một nói riêng và các lớp khác cho học sinh trong nhà trường nói chung .
Chính vì vậy nên tôi quyết định chọn đề tài
“Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1”
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1 Vai trò của việc hình thành các hành vi đạo đức cho học sinh.
Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học có vai trò rất quan trọng vì : Giúp học sinh nắm được những điều sơ đẳng trong việc ứng xử hằng ngày như biết phân biệt được cái nào là hành vi tốt, hành vi xấu về mặt đạo đức. Bước đầu nhận thức được hành vi tốt và xấu trong những mối quan hệ đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh…
1.2 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1
- Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đó.
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lưa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái xấu.
2. Cơ sở thực tiễn :
2.1. Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa thực hiện đúng hành vi đạo đức
a.Nguyên nhân chủ quan:
-Về phía giáo viên.
Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động của các em, nhất là đối với các em học sinh lớp 1. Sau khi đến trường, vào lớp học các em rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, bạn bè và các thầy cô giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 78,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)