MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ KHI VẼ TRANH
Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh |
Ngày 09/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ KHI VẼ TRANH thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG THKHÁNH BÌNH ĐÔNG 1
(((
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT
TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ
KHI VẼ TRANH
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn
Họ và tên người thực hiện: Quách Phong Thiên
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ: 3
Khánh Bình Đông, ngày 10 tháng 10 năm 2010
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT
TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ KHI VẼ TRANH
I . Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, trẻ em là một thế hệ mà mọi người trong chúng ta phải quan tâm về mọi mặt. Vì ở trong độ tuổi này các em đều rất ngây thơ, trong trắng. Để ngày mai các em trở thành người có ích cho xã hội, là tài năng cho đất nước thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho các em là vô cùng quan trọng.
Với mục tiêu đào tạo con người thời kỳ đổi mới phải giỏi toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ và lao động”. Chính vì mục tiêu quan trọng này mà việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh cũng được ngành giáo dục nói chung, trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1 nói riêng nhìn nhận lại về tầm quan trọng của nó và nhu cầu giáo dục thẩm mĩ cho học sinh đã là yêu cầu chung góp phần giúp các em trở thành người công dân toàn diện cho đất nước.
Trong những năm đầu đi học ở cấp tiểu học, nhất là ở lớp một các em từng bước hoà nhập vào thế giới xung quanh, biết cảm nhận cái đẹp, mong muốn làm theo cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì vậy, giúp học sinh lớp một học tốt môn Mĩ thuật nói chung, Nội dung vẽ tranh đề tài nói riêng là giúp các em hoàn thiện tính thẩm mĩ của mình, góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội sau này.
Vẽ tranh đề tài là nội dung quan trọng, nó chiếm phần lớn trong chương trình Mĩ thuật lớp 1 (8/35 bài). Mặt khác, vẽ tranh đề tài có liên quan và hổ trợ cho các nội dung khác là: Thường thức mĩ thuật, Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu, Tập nặn tạo dáng. Vì vậy vẽ tranh đề tài ở lớp một có thể xem là tiền đề cho việc học Mĩ thuật của cả năm học và ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình học Mĩ thuật của học sinh khi lên những lớp cao hơn. Nhưng trong thực, những bài vẽ tranh của học sinh lớp một còn nhiều hạn chế cụ thể là bài vẽ của các em chưa có bố cục hợp lí, thiếu sự sáng tạo và thiếu tự tin trong khi vẽ do một số nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân khách quan:
Hiện nay tuy học sinh Mẫu giáo đã được làm quen với môn Mĩ thuật nhưng do cách dạy và học ở bậc Mầm non không giống với cách học của bậc tiểu học nên các em vẫn còn bỡ ngỡ chưa thích ứng được khi vào lớp 1.
Ở lứa tuổi này, óc tư duy trừu tượng của trẻ vẫn còn chưa phát triển, bài vẽ của các em phần lớn bị chi phối bởi cảm tính và trực giác. Trong khi đó, vẽ tranh đòi hỏi cao về trí nhớ, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Do bị chi phối bởi cảm tính và trực giác nên phần lớn bài vẽ của các em có hình vẽ nhỏ, sắp xếp (bố cục) lỏng lẻo không phù hợp với khung giấy quy định, bài vẽ thiếu sáng tạo.
Ví dụ: Các em nhìn thấy đàn gà đang ăn trên sân thì đàn gà rất nhỏ so với một khoảng sân rộng. Khi vẽ tranh các em cũng vẽ giống như thực tế các em đã nhìn thấy.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Các em không tự tin trong khi vẽ nên hay tẩy xóa làm cho bài bẩn, thậm chí rách vở, hình vẽ thiếu tự nhiên. Sự thiếu tự tin đó thể hiện trong nhiều trường hợp:
Ví dụ: Khi vẽ hình con gà các em muốn là phải thật giống, nếu vẽ sai sợ thầy giáo chê nên cứ vẽ rồi lại xóa đi để điều chỉnh. Khi vẽ người các em vẽ người có chân tay hơi nhỏ khi bị bạn chê vội tẩy xoá ngay….
Do giáo viên chưa tìm ra những biện pháp hiệu quả nhằm giúp học sinh khắc phục những hạn chế nói trên.
II. Những biện pháp giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở xuất phát đề ra những biện pháp:
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo toàn diện lớp người lao động mới để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 88,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)