MỘT SỐ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT THI VÀO 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Nho |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT THI VÀO 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
A - Phần Tiếng Việt.
(Phần từ ngữ)
Câu 1(Tr 38): Cho các ví dụ sau:
-Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
( Bài thơ Hắc Hải-Nguyễn Đình Thi)
- Ôi ! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
(Bài thơ Miền Nam- Tố Hữu)
Tìm các từ đồng nghĩa trong hai ví dụ trên.
Chỉ ra sự phù hợp về sắc thái biểu cảm của mỗi từ trong mỗi văn cảnh.
Đáp án:
từ đồng nghĩa: đất nước, tổ quốc, giang sơn.
Sắc thái BC:
Ở câu thơ thứ nhất, tác giả Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ thuần Việt: Đất nước kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ “ Mênh mông biển lúa” nghiêng về sắc thái biểu cảm , biểu thị những gì gần gũi, thân thương gắn bó với cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam, nhấn mạnh không gian rộng lớn , so sánh và khẳng định “ đâu trời đẹp hơn”: là đồng lúa chín , cánh cò bay lả rợp rờn, là dãy núi Trường Sơn quanh năm mây mù bao phủ ...từ đó giúp cho người đọc khám phá tiếp những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của đất nước chúng ta.
- Câu thơ thứ 2, với việc dùng thể thơ bảy chữ kết hợp với hai danh từ Hán Việt liên tiếp: Tổ quốc, Giang sơn biểu lộ sắc thái trang trọng, tự hào về non sông hùng vĩ, gấm vóc Việt Nam anh hùng trong đấu tranh, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2(Tr 38): Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ sau và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của mỗi từ trong văn cảnh.
a. Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Đáp án:
a. - Hai câu thơ trích trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Đây là hai câu thơ tuyệt hay về tả cảnh mùa thu. Mùa thu đến với làn nước trong veo, xanh biếc, bảng lảng sương khói và sắc vàng của nắng, của lá.
- Việc kết hợp từ láy “long lanh” trong câu thơ thứ nhất giúp người đọc hình dung cảnh đất trời lúc sang thu: bầu trời cao rộng, làn nước trong xanh, mây trắng lửng lơ bay. Chỉ có bấy nhiêu thôi tác giả Nguyễn Du đã dẫn dắt người đọc vào thế giới man mác, se lạnh của mùa thu….
b. Đoạn thơ là những câu thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử khắc họa hình ảnh MX đã về.
- Từ láy: - Lấm tấm (gợi hình): Chỉ sự vật nhỏ, hình chấm, rải rác in trên bờ mặt nào đó
=> Trong câu thơ tg dùng từ nàyMT vẻ đẹp của những giọt nắng rải rác qua vòm lá in trên mái nhà tranh = > Gợi lên một buổi ban mai ấm áp nơi làng quê.
- Sột soạt (Gợi thanh); Âm thanh nhỏ nhẹ của những chiếc lá chạm vào nhau do làn gió xuân nhè nhẹ thổi => Từ láy kết hợp với phép nhân hóa làm cho bức tranh xuân thật duyên dáng, hữu tình.
Tất cả những chi tiết ấy đều hiện lên trong làn nắng hồng ban mai và làn sương sớm dày đặc như khói tỏa, khiến cảnh vật huyền ảo như thực, như mơ,
Câu 3(Tr 38): Đọc đoạn văn: “ Sau bão…trên muôn thuở biển Đông” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Các láy trong đoạn văn: dần dần, tròn trĩnh, thăm thẳm, hồng hào.
b. ường thọ: Sống lâu.
Câu 4( Tr 39): Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của những từ in đậm:
- Câu a: Đầu tường => nghĩa chuyển.
- Câu b: Đầu súng => nghĩa chuyển
- Câu c: Cái Đầu => nghĩa gốc.
+) Phương thức chuyển nghĩa: - Dựa vào đặc điểm của SV (Là bộ phận đầu tiên của người, sự vật).
C
(Phần từ ngữ)
Câu 1(Tr 38): Cho các ví dụ sau:
-Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
( Bài thơ Hắc Hải-Nguyễn Đình Thi)
- Ôi ! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
(Bài thơ Miền Nam- Tố Hữu)
Tìm các từ đồng nghĩa trong hai ví dụ trên.
Chỉ ra sự phù hợp về sắc thái biểu cảm của mỗi từ trong mỗi văn cảnh.
Đáp án:
từ đồng nghĩa: đất nước, tổ quốc, giang sơn.
Sắc thái BC:
Ở câu thơ thứ nhất, tác giả Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ thuần Việt: Đất nước kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ “ Mênh mông biển lúa” nghiêng về sắc thái biểu cảm , biểu thị những gì gần gũi, thân thương gắn bó với cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam, nhấn mạnh không gian rộng lớn , so sánh và khẳng định “ đâu trời đẹp hơn”: là đồng lúa chín , cánh cò bay lả rợp rờn, là dãy núi Trường Sơn quanh năm mây mù bao phủ ...từ đó giúp cho người đọc khám phá tiếp những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của đất nước chúng ta.
- Câu thơ thứ 2, với việc dùng thể thơ bảy chữ kết hợp với hai danh từ Hán Việt liên tiếp: Tổ quốc, Giang sơn biểu lộ sắc thái trang trọng, tự hào về non sông hùng vĩ, gấm vóc Việt Nam anh hùng trong đấu tranh, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2(Tr 38): Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ sau và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của mỗi từ trong văn cảnh.
a. Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Đáp án:
a. - Hai câu thơ trích trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Đây là hai câu thơ tuyệt hay về tả cảnh mùa thu. Mùa thu đến với làn nước trong veo, xanh biếc, bảng lảng sương khói và sắc vàng của nắng, của lá.
- Việc kết hợp từ láy “long lanh” trong câu thơ thứ nhất giúp người đọc hình dung cảnh đất trời lúc sang thu: bầu trời cao rộng, làn nước trong xanh, mây trắng lửng lơ bay. Chỉ có bấy nhiêu thôi tác giả Nguyễn Du đã dẫn dắt người đọc vào thế giới man mác, se lạnh của mùa thu….
b. Đoạn thơ là những câu thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử khắc họa hình ảnh MX đã về.
- Từ láy: - Lấm tấm (gợi hình): Chỉ sự vật nhỏ, hình chấm, rải rác in trên bờ mặt nào đó
=> Trong câu thơ tg dùng từ nàyMT vẻ đẹp của những giọt nắng rải rác qua vòm lá in trên mái nhà tranh = > Gợi lên một buổi ban mai ấm áp nơi làng quê.
- Sột soạt (Gợi thanh); Âm thanh nhỏ nhẹ của những chiếc lá chạm vào nhau do làn gió xuân nhè nhẹ thổi => Từ láy kết hợp với phép nhân hóa làm cho bức tranh xuân thật duyên dáng, hữu tình.
Tất cả những chi tiết ấy đều hiện lên trong làn nắng hồng ban mai và làn sương sớm dày đặc như khói tỏa, khiến cảnh vật huyền ảo như thực, như mơ,
Câu 3(Tr 38): Đọc đoạn văn: “ Sau bão…trên muôn thuở biển Đông” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Các láy trong đoạn văn: dần dần, tròn trĩnh, thăm thẳm, hồng hào.
b. ường thọ: Sống lâu.
Câu 4( Tr 39): Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của những từ in đậm:
- Câu a: Đầu tường => nghĩa chuyển.
- Câu b: Đầu súng => nghĩa chuyển
- Câu c: Cái Đầu => nghĩa gốc.
+) Phương thức chuyển nghĩa: - Dựa vào đặc điểm của SV (Là bộ phận đầu tiên của người, sự vật).
C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Nho
Dung lượng: 162,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)