Một số bài cảm nhận văn bản 8
Chia sẻ bởi Bùi Sỹ Bình |
Ngày 11/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: Một số bài cảm nhận văn bản 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Cảm nhận về bài thơ "Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú` vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!
1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?
Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".
Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:
"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
(Quốc âm thi tập)
Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng".
Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.
Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.
"Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua
hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...
Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".
Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ``ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.
"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Cảm nhận của em về bài thơ ”Đi đường" của Hồ Chí Minh
"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù
Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú` vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!
1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?
Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".
Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:
"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
(Quốc âm thi tập)
Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng".
Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.
Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.
"Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua
hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...
Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".
Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ``ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.
"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Cảm nhận của em về bài thơ ”Đi đường" của Hồ Chí Minh
"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Sỹ Bình
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)