Một đôi moi

Chia sẻ bởi Đinh Thị Liệu | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Một đôi moi thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH NHÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ BAN CHUNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ 01/ KHCN – KHĐMCM Bình nhân, ngày23 tháng 9 năm 2011

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỘT ĐỔI MỚI NĂM HỌC 2011- 2012
Họ và tên người thực hiện: Lục Thị Diện
Đơn vị công tác: Tổ Ban Chung, trường: THCS Bình Nhân
Nhiệm vụ được giao năm học 2011-2012: Dạy hóa 8+9
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa 8+ 9
Tổ trưởng tổ ban chung
Phụ trách phòng hóa sinh
Thực hiện Chỉ thị số Số: 3399 /CT-BGDĐT ngày 12 tháng 08 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo “Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011– 2012”.
Thực hiện Công văn số 775/CV-SGDĐT- GDTrH ngày 01 tháng 9 năm 2011 của phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện một nội dung đổi mới năm học 2010–2011.
Căn cứ kế hoạch số 01/KHCM Trưòng THCS Bình nhân ngày 23 tháng 8 của Phó hiệu trưởng Trường THCS Bình Nhân, Căn cứ kế hoạch số 01/KHCM của tổ Ban Chung Trưòng THCS Bình nhân ngày 23 tháng 8 của tổ trưỏng Tổ Ban Chung Trường THCS Bình Nhân. Cá nhân tôi xin xây dựng kế hoạch nội dung một đổi mới năm học 2011-2012 như sau:
1. Tên nội dung “Một đổi mới”
‘NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TỔ BAN CHUNG”
2. Mô tả ý tưởng
a) Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng của tổ Ban Chung.
- Tổ chuyên môn Ban chung là môt tổ với giáo viên của nhiều bộ môn phụ trong nhà trường do vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của tổ trưởng cũng như những định hướng chính đối với mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn cũng như nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn của tổ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ
- Qua thực tế trước đây cho thấy: Giáo viên tổ ban chung thường sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại, thuyết trình, giảng giải là chủ yếu. Thầy đọc trò ghi chép, ít quan tâm đến rèn kĩ năng tự học, thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học. Không phát huy được tính tich cực và khả năng tư duy lô gíc của người học sinh. Chính vì vậy đã tạo nên một trở ngại rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó chất lượng của học sinh lại không đồng đều, học sinh lại e dè, ý thức học tập chưa cao.

- Nguyên nhân chính của hiện trạng
Thực tế đó là do tính chủ quan của người dạy, ngại mang đồ dùng dạy học lên lớp vì cồng kềnh, thực hành mất nhiều thời gian, học sinh sử dụng hoá chất không cẩn thận, lo học sinh không làm được, cháy giáo án….Đồng thời trong quá trình sinh hoạt tổ, tổ chuyên môn chưa chú trọng đến việc đưa việc đánh giá cũng như nhận xét việc thực hiện sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học thường xuyên. Việc sinh hoạt chuyên môn còn đơn thuần chỉ là rút kinh nghiệm gời dạy, nhận xét, đánh giá hoạt động chuyên môn. dẫn đến chất lượng sinh hoạt tổ chưa được hiệu quả nâng cao.
b) Ý tưởng
Giải quyết và thoát ra khỏi tình trạng này riêng tôi là một giáo viên giảng dạy môn hoá học nói riêng và giáo viên dạy bộ môn khoa học khác nói chung cần phải nhanh chóng đưa ra phương pháp “Nâng cao kĩ năng sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học ở cả giáo viên và học sinh” vào nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, Nhằm thay đổi về thực trạng việc sử dụng thiết bị đồ dùng của gióa viên cũng như nâng cao kĩ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh tổ ban chung.để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ và phù hợp với sự phát triển của xã hội.
3. Nội dung công việc:
*. Giai đoạn 1: Từ 15/9/2011 đến 15/1/2012
1.1 Khảo sát chất lượng đầu năm.
1.2 Dự giờ khảo sát kĩ năng sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh.
1.2 Rèn kĩ năng sử dụng đồ dùng và thiết bị học tập cho học sinh.
1,3. Tổ trưởng, tổ phó giảng giờ dạy điển hình cho tổ tham gia học tập kĩ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học.
1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Liệu
Dung lượng: 96,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)