Monitor
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Kim Thoa |
Ngày 14/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Monitor thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Lời nói đầu
Trong nửa thế kỉ qua, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã có một vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử loài người. Nhân loại đang thực sự bước vào một nền văn minh mới mà con người có thể phát triển hơn nữa sự sáng tạo trong lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tiến lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Thế kỉ 21 thực sự đánh dấu sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Những thành tựu kì diệu của CM KH-KT đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất như công cụ và công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, thông tin, vận tải,... trong đó sự thay đổi về công cụ và công nghệ có ý nghĩa then chốt.
Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về công cụ sản xuất, sáng chế ra hàng loạt những máy móc mới có tính năng hết sức hiện đại, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính - đây thực sự là một thành tựu vô cùng quan trọng và rực rỡ của nhân loại.
Ngày nay, máy tính đã không còn xa lạ với mỗi người. Máy tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu, giúp đỡ con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: học tập, làm việc, kinh doanh, thiết kế,... đặc biệt là sự liên hệ và giao lưu quốc tế nay đã trở nên rất dễ dàng.
Nhưng hầu như mỗi chúng ta thường chỉ chú ý đến cách sử dụng các chương trình, phần mềm ứng dụng của máy vi tính mà không hề hiểu biết hay quan tâm đến nguồn gốc, cấu tạo của nó – một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo quản, giữ gìn và kéo dài thời gian sử dụng của máy tính.
Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi đã thu thập các nguồn thông tin để tạo ra tập tài liệu này, tuy chưa thật đầy đủ, toàn diện về mọi vấn đề nhưng nó cũng sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, cấu tạo của máy tính, từ đó sẽ biết cách xử lí một số lỗi của màn hình.
Tập tài liệu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về màn hình
Chương này sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản giúp bạn hiểu được cấu tạo của màn hình máy tính, phân loại các loại màn hình theo công nghệ.
Chương 2: Các loại máy tính
Chương này sẽ đi sâu vào phần phân loại máy tính để giúp các bạn thấy được ưu – nhược điểm của các loại màn hình, cách chọn mua và bảo quản
Chương 3: Một số sự cố và cách khắc phục
Chương này giúp các bạn nhận biết một số sự cố thường gặp và cách khắc phục các sự cố đó
Chương 4: Một số lời khuyên
Chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong công việc nghiên cứu tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các bạn để cuốn sách này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Chương I:
Khái niệm cơ bản về màn hình máy tính
Chương này giúp các bạn trả lời câu hỏi: “Màn hình là gì? Màn hình quan trọng như thế nào?” và cung cấp những khái niệm cơ bản hết sức quan trọng về màn hình. (ở đây ta ngầm hiểu, màn hình là màn hình vi tính)
1. Màn hình là gì
Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiện thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.
Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Đặc biệt: màn hình có thể dùng chung (hoặc không sử dụng) đối với một số hệ máy chủ.
2. Các thông số cơ bản của màn hình máy tính
2.1 Độ phân giải
Màn hình máy tính hiển thị ảnh theo từng điểm rời rạc rất nhỏ, liên kết các điểm đó cho phép hiển thị các ảnh theo những gì ta nhìn thấy. Độ phân giải của màn hình máy tính là một biểu thị số điểm ảnh hàng ngang x số điểm ảnh hàng dọc ví dụ: 1024x768 có nghĩa là có 1024 điểm ảnh theo chiều ngang và 768 điểm ảnh theo chiều dọc.
Theo thiết kế, mỗi màn hình được thiết kế với một độ phân giải tối đa nào đó. Đối với mành hình CRT, người sử dụng có thể thiết lập làm việc với độ phân giải tối đa hoặc thấp hơn mà vẫn đảm bảo sự hiển thị hoàn hoảo (nhưng có nhiều loại màn hình CRT nếu đặt ở tối đa phải chấp nhận thiết lập tần số làm tươi thấp đi). Đối với màn hình tinh thể lỏng tốt nhất phải thiết lập làm việc đúng với độ phân giải tối đa để đảm bảo hiển thị hình ảnh rõ nét (nguyên nhân trình bày ở phần sau).
2.2 Tốc độ làm tươi
Nguyên lý hiển thị sự chuyển động của hình ảnh trên màn hình máy tính cũng giống như nguyên lý chiếu bóng: Làm thay đổi nhanh các hình ảnh tĩnh trong một khoảng thời gian ngắn để lợi dụng tính chất lưu ảnh trong võng mạc của con người để ghép thành các hình ảnh chuyển động.
Tốc độ làm tươi thể hiện số khung hình đạt được trong một giây. Tốc độ làm tươi đối với các loại màn hình thông dụng ở tần số 60, 75, 85 Hz (trong điện ảnh: với các phim nhựa, tần số thường là 24).
Đối với màn hình máy tính loại CRT, độ làm tươi có thể thay đổi rộng từ 60 Hz trở lên. Những loại màn hình CRT thông dụng thường từ 60 Hz đến 85 Hz, đối với một số model đặc biệt, độ làm tươi có thể đến 120 Hz hoặc cao hơn. Đối với màn hình tinh thể lỏng, tốc độ làm tươi thường là 60 Hz.
Tốc độ làm tươi ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng máy tính. Nếu đặt quá thấp với màn hình CRT sẽ có cảm giác rung hình, nhức mắt dẫn đến nhức đầu khi làm việc liên tục. Thông thường với màn hình CRT nên đặt tối thiểu 75 Hz để tránh có cảm giác này. Với màn hình tinh thể lỏng độ làm tươi 60 Hz cũng ít tạo ra cảm giác rung hình và nhức mắt như trên bởi cơ chế tạo hình ảnh của nó hoàn toàn khác với màn hình CRT.
2.3 Thời gian đáp ứng
Thời gian đáp ứng là một khái niệm chỉ nhắc đến đối với các màn hình tinh thể lỏng.
Thời gian đáp ứng ở màn hình tinh thể lỏng được tính bằng miligiây (ms), nói đến khoảng thời gian biến đổi hoàn toàn một màu sắc của một điểm ảnh. Chính vì công nghệ tinh thể lỏng không thể hiển thị một điểm ảnh tức thời nên mới xuất hiện khái niệm này như một thông số để đánh giá về màn hình tinh thể lỏng.
Nếu như cần hiển thị một chuyển động rất nhanh (ví dụ tường thuật một trận đua xe công thức 1 hoặc chơi games đua xe chẳng hạn) thì màn hình phải thay đổi các hình tĩnh liên tục. Nếu như việc chuyển đổi các hình ảnh không kịp thời sẽ xảy ra hiện tượng hình ảnh mới xuất hiện nhưng hình ảnh cũ không kịp xoá hết, không kịp thay đổi thì kết quả hiển thị sẽ xuất hiện vệt mờ của hình cũ - quen gọi là "bóng ma".
Với việc xử lý văn bản, lướt web, xem phim thông thường (không có các pha hành động cực nhanh) thì thời giam đáp ứng 25 ms cũng đủ. Tuy nhiên với việc chơi các games đua xe hoặc các tác vụ khác liên quan đến thay đổi hình ảnh liên tục thì người sử dụng nên chọn thời gian đáp ứng càng thấp càng tốt. Hiện nay nhiều hãng sản xuất màn hình tinh thể lỏng đã quảng cáo sản phẩm của mình có thời giam đáp ứng đạt mức 2 ms (mức có thể đáp ứng mọi vấn đề về hiển thị).
Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề còn tranh cãi trong việc tính thời gian đáp ứng trên màn hình tinh thể lỏng của các hãng, bởi mỗi hãng tính theo một cách khác nhau và công bố theo kết quả riêng của họ.
2.4 Kích thước điểm ảnh
Kích thước điểm ảnh là một thông số cố định và không thay đổi được, nó là kích thước điểm ảnh nhỏ nhất - tương ứng với độ phân giải lớn nhất. Các kích thước điểm ảnh còn có thể thay đổi đến lớn hơn tuỳ thuộc vào người sử dụng khi thiết lập độ phân giải màn hình thấp hơn so với thiết kế của nhà sản xuất.
Kích thước điểm ảnh của mỗi hãng, mỗi model đều có thể khác nhau. Thấy rõ nhất là với các màn hình tinh thể lỏng có giá phổ thông hai loại màn hình có kích thước đường chéo khác nhau 17" và 19" thường cùng độ phân giải (lớn nhất) 1280x1024 (cùng so sánh với thể loại không phải màn hình rộng (non-wide) )
Kích thước điểm ảnh càng nhỏ hình ảnh hiển thị sẽ nét hơn và nếu kích thước điểm ảnh càng lớn thì ngược lại.
3. Các đặc trưng kỹ thuật cơ bản
3.1 Nguyên lý của phương pháp hiển thị hình ảnh video
Màn hình máy tính có kích thước xác định, trên đó có thể chứa một số hữu hạn điểm ảnh. Để có thể hiển thị thông tin cần phải lưu trữ các thông tin mô tả thuộc tính sáng của từng điểm ảnh trên màn hình và bộ nhớ, ngoài ra còn phải truyền thông tin của từng điểm ảnh từ bộ nhớ ra màn hình. Con người cảm nhận được hình ảnh do tính chất lưu ảnh trên võng mạc, khi một hình ảnh hiện rồi lại tắt với tần số lớn hơn 25 lần/giây thì mắt người vẫn cảm giác hình ảnh hiện liên tục.
Dựa trên hiện tượng trên, người ta đã xây dựng nên phương pháp quét mành để hiện thị thông tin tĩnh và động trên màn hình.
3.2 Phương pháp quét mành
Hình ảnh trên màn hình được chia thành một số hữu hạn dòng, tập hợp các dòng tạo nên một hình gọi là một mành. Trên mỗi mành chỉ cần hiển thị một số hữu hạn điểm được gọi là pixel, như vậy pixel là đơn vị nhỏ nhất của hình ảnh.
Để hiển thị hình ảnh, chúng ta sẽ hiển thị từng dòng một, sau khi hiển thị xong tất cả các dòng của mành chúng ta lại lặp lại quá trình trên. Nếu được chia thành số dòng đủ lớn thì mắt ta sẽ thấy nó là mịn và nếu tần số hiển thị mành đủ lớn thì ta sẽ cảm thấy hỉnh ảnh tồn tại liên tục trên màn hình chứ không phải là gián đoạn.
4. Phân loại màn hình
Đối với máy vi tính hiện nay, phương tiện giao tiếp chủ yếu là người – máy là bàn phím và màn hình. Màn hình là phương tiện hiển thị thông tin thuận lợi và kinh tế. Thông tin hiển thị là chữ hoặc số hoặc đồ họa. Hiện nay có rất nhiều loại màn hình với các công nghệ khác nhau, dưới đây xin giới thiệu một số loại màn hình được sử dụng phổ biến:
4.1 Màn hình CRT (Màn hình tia âm cực)
4.2 Màn hình LCD (Màn hình tinh thể lỏng)
4.3 Màn hình Plasma
4.4 Một số loại màn hình khác
(Nội dung chi tiết xin giới thiệu ở chương sau)
Chương II:
CÁC LOẠI MÀN HÌNH
Đối với hầu hết mọi người, màn hình là thứ gì đó đi kèm với máy tính mà họ đã mua. Ít người từng nghĩ về việc nâng cấp màn hình của họ. Thậm chí hệ thống nhanh nhất, mới nhất bị cản trở bởi một màn hình mờ, nhoè. Thật may, việc nâng cấp màn hình máy tính thật dễ dàng, nó là một vấn đề đơn giản của việc mua và cắm nó vào và bây giờ nó rẻ hơn bao giờ hết.
Hai công nghệ màn hình đang tranh giành những đồng đô la của những người tiêu dùng. Một màn hình CRT (Cathode Ray Tube) sử dụng công nghệ cũ hơn nhưng các CRT có giá đáng kể và những ưu điểm khác và do đó duy trì thị phần đáng k
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Kim Thoa
Dung lượng: 566,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)