Môn thi: Tiếng việt 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Bích Luyện | Ngày 09/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Môn thi: Tiếng việt 3 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO GIỤC&ĐÀO TẠO BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
NĂM HỌC 2008 – 2009
Họ và tên: ………………………………….Lớp 3….
Trường……………………………………………….

Trước khi giao bà cho giáo viên chấm, Hiệu trưởng dọc phách theo đường kẻ này.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Điểm
Nhận xét - chữ kí Giám khảo
Số phách

Đọc
Viết
CKI









A. BÀI KIỂM TRA VIẾT:
I/Chính tả: Nghe - Viết: 15 phút( giáo viên đọc cho học sinh viết )
Bài viết: Người liên lạc nhỏ ( từ đầu… đến lững thững đằng sau
Tiếng Việt 3, tập 1, trang 112 )
II. Tập làm văn: ( 20 phút)
Hãy viết một bức thư kể về một cảnh đẹp của đất nước mà em đã được đến thăm hoặc được xem qua vô tuyến, ttranh ảnh, sách báo… với một người mà em quý mến( như ông bà, chú, bác, co giáo cũ, bạn bè…), dựa theo gợi ý dưới đây:
- Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày…tháng…năm…
- Lời xưng hô với người nhận thư.
- Nội dung thư( từ 5 – 7 câu): Thăm hỏi( về sức khoẻ…), kể về cảnh đẹp. Lời chúc và hứa hẹn.
- Cuối thư: Lời chào: kí tên( không kí tên thật của mình).
Bài kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: ( 20 phút)
Đường vào bản
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu, về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thiện ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
Theo VI HỒNG
* Dựa vào nội dung bài đọc, hạy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. Vùng đồng bằng.
B. Vùng úi.
C. Vùng biển.
2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì?
A. Tả con suối.
B. Tả bãi vầu.
C. Tả con đường.
3. Trong những câu đưới đây, câu nào không có từ chỉ đặc điểm?
A. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
B. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.
C. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm.
4. Trong những câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi.
B. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
C. Dù ai đi đâu, về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thiện ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
5. Câu: “Sườn núi thoai thoải” được cấu tạo theo mẫu câu nào dưới đây?
A. Ai – làm gì?
B. Ai - thế nào?
C. Ai - là gì?
II. Đọc thành tiếng:
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ ( khoảng 70 – 80 chữ) trong số các bài tập đọc đã học ( từ tuần 10 đến tuần 17) ở SGK Tiếng Việt 3 - tập 1, theo yêu cầu của giáo viên.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bích Luyện
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)