Moi truong nuoc
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nga |
Ngày 01/05/2019 |
20
Chia sẻ tài liệu: moi truong nuoc thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Trường đại học thủ dầu một
môi trường và con người
LỚP: GDTH_11D
MÔN:
DANH SÁCH NHÓM:
6) Phạm Thị Hoài Thương
4) Nguyễn Thị Xuân Nhi
2) Nguyễn Thị Nga
5) Hồng Ngọc Phụng
1) Ngô Thùy Hoan
3) Nguyễn Thị Thu Ngân
7) Đinh Thị Tú Trinh
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜG NƯỚC
VÀ
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÍ
KHẮC PHỤC
MỞ ĐẦU
Môi trường là cái nôi của loài người, nơi con người sống và làm việc. Nơi tồn tại của nhiều loài sinh vật và nhiều hệ sinh thái. Môi trường mang lại cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn. Cuộc sống ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, cùng với sự ra đời của nền công nghiệp hiện đại đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm.
Trong đó,vấn đề ô nhiễm nguồn nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên. Khủng hoảng về nước đang hoành hành trên khắp thế giới, không riêng ở đâu và không riêng một ai. Nước là yếu tố không thể thiếu cho sự sống, cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ngày nay, thực trạng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước: đặc biệt là nước ngọt và nước sạch đang là mối đe dọa đến sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất.
Chính vì vậy mà mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn, cải tạo, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn nước góp phần tạo nên sự duy trì và phát triển ổn định của loài người. Ý thức đó không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà phải được biến thành hành động cụ thể. Hãy tiết kiệm nước ngay từ bây giờ, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau. Hãy cùng nhau hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, vấn đề xử lí & cung cấp nước sạch đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Đây cũng chính là một vấn đề cấp bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Nhằm mục đích góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao ý thức của con người, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ, KHẮC PHỤC”
Trong đề tài này chúng em xin trình bày một cách khái quát về thực trạng ô nhiễm nước và một số biện pháp xử lí nước hiện nay thông qua các tài liệu có liên quan mà chúng em có điều kiện tham khảo . Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã cố gắng và nổ lực hết mình nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp của thầy cùng các bạn để nội dung đề tài ngày một tốt hơn. Chân thành cám ơn!
NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: VAI TRÒ & ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC
1. Vai trò
2. Đặc điểm các nguồn nước
CHƯƠNG II: CHU TRÌNH TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
VÀ NƯỚC TRONG LÒNG ĐẤT
1. Chu trình tuần hoàn của nước
2. Nước trong lòng đất
CHƯƠNG III: TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI & Ở VIỆT NAM
1. Tài nguyên nước trên thế giới
2. Các vấn đề về tài nguyên nước toàn cầu
3. Tài nguyên nước ở Việt Nam
CHƯƠNG IV: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1. Khái niệm
2. Các dạng ô nhiễm nước
3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
CHƯƠNG V: Ô NHIỄM BIỂN
CHƯƠNG VI: HẬU QUẢ CỦA VẤN NẠN Ô NHIỄM
NƯỚC
CHƯƠNG VII: CÁC BỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC
CHƯƠNG VIII: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC
1. Dựa vào tính chất vật lí
2. Dựa vào tính chất hóa học
CHƯƠNG IX: CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
1. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người
2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp
3. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp & dịch vụ
4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác
CHƯƠNG X: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NƯỚC ĐƠN
GIẢN
Đối với nước nhiễm sắt, phèn
2. Xử lí hidrogen sulfite H2S
3. Xử lí nước cứng
4. Khử trùng nước sinh hoạt
Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương
2. Trách nhiệm của người dân
II: NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHƯƠNG XI: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
VAI TRÒ & ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC
Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật.Nước giúp quá trình trao đổi, vận chuyển thức ăn, tham gia vào các phản ứng sinh hóa học và các mối liên kết cấu tạo trong cơ thể của con người, động vật, thực vật.
Trong tự nhiên, nước không ngừng vận động và chuyển đổi trạng thái tạo nên chu trình nước, thông qua đó nước thông qua tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, đồng thời điều hòa các yếu tố của khí hậu, đất đai và sinh vật.
CHƯƠNG I:
a)KHÁI QUÁT
1. VAI TRÒ:
_Trong cơ thể người 65% là nước và khi mất đi từ 6-8% nước, con người có cảm giác mệt, nếu mất 12% sẽ hôn mê và có thể tử vong. Trong cơ thể động vật 70% là nước, ở thực vật đặc biệt là dưa hấu có thể đến 90% là nước.
_Ngoài ra nước còn cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho y học, giao thông vận tải, du lịch .v.v…
Các hệ sinh thái nước ngọt như sông, hồ, đất ngập nước chỉ chứa 0,01% nước ngọt toàn cầu và chiếm 1% diện tích bề mặt trái đất, nhưng giá trị của các dịch vụ mà chúđem lại ước tính hàng nghìn tỷ USD:
_Năm 1997 đã khai thác được 77 triệu tấn cá, tương đương sản lượng bền vững tối đa của các hệ sinh thái này. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đóng góp 17 triệu tấn cá năm 1997.
_Từ 1990 đến nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tăng hơn 2 lần và hiện chiếm 60% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu.
1- Trực tiếp duy trì sự sống và sản xuất của con người.
2- Là môi trường sống của các loài thuỷ sinh và tổ sinh thái của nhiều loài khác.
3- Là yếu tố thành tạo khí hậu, địa hình.
4- Là nguồn cung cấp năng lượng.
5 - Là đường giao thông.
6- Chứa đựng chất thải, xử lý làm sạch môi trường.
7- Tạo cảnh quan, văn hoá đặc thù.
b) Vai trò của nước:
2. Đặc điểm các nguồn nước:
+ Nguồn nước mưa: phân bố không đều trên Trái đất, nhìn chung là nguồn nước tương đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước.
+ Nguồn nước mặt: có mặt thoáng tiếp xúc với không khí và thường xuyên được bổ sung bởi nước mặt, nước ngầm tầng nông và nước thải từ khu dân cư.
+ Nguồn nước ngầm: tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá,...và có thể tập trung thành từng bể, bồn, dòng chảy dưới lòng đất.
CHƯƠNG II:
CHU TRÌNH TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
& NƯỚC TRONG LÒNG ĐẤT
1. Chu trình tuần hoàn của nước
Trong chu trình tuần hoàn nước: nước vận chuyển không đổi giữa thủy quyển, khí quyển, và sinh quyển nhờ năng lượng mặt trời và trọng lực. Tổng lượng nước chảy tràn hàng năm từ đất liền ra đại dương khoảng 10,3× 1015 gallon.
Nước luôn chuyển đổi liên tục qua nhiều trạng thái: phần lớn qua các dạng như
băng tuyết; bay hơi; sự thoát hơi nước ở thực vật, động vật, con người; mưa.
a) Các loại nước dưới đất:
Nước mặn
Nước lợ
Nước ngọt
Trong đó, nước ngọt chỉ có lưu lượng nhất định.
Nước dưới đất được tàng trữ trong các lỗ hổng và khe hở đất đá.
2. Nước trong lòng đất:
b) Các tầng chứa nước dưới đất
Các lớp đất đá có thành phần hạt thô (cát, sạn, sỏi), khe hở, nứt nẻ, có tính thấm nước, dẫn nước tốt mà con người có thể khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của mình gọi là các tầng chứa nước.
Là tầng đất đá với thành phần hạt mịn (sét, bột sét), có hệ số thấm nhỏ, khả năng cho nước thấm xuyên qua yếu, khả năng khai thác nước trong tầng này thấp.
Tầng chứa nước:
Tầng cách nước:
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Tổng lượng nước trên Trái Đất ước khoảng 1,385 tỉ km³, trong đó khoảng 97% là nước mặn trong các đại dương, phần còn lại khoảng 3%, là nước ngọt. Tuy nhiên, đa phần nước ngọt này tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết (68,7%), chỉ có 0,3% là nước ngọt bề mặt, mà trong nước bề mặt đó nước sông-hồ chiếm khoảng 90%
CHƯƠNG III:
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
& Ở VIỆT NAM
1.Tài nguyên nước trên thế giới:
Tổng lượng nước lớn nhưng lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được rất ít và chỉ có thể khai thác được từ các nguồn sau:
Nước ngọt trên bề mặt đất:
- Lượng nước mưa rơi xuống mặt đất,
- Nước tồn tại trong các sông, rạch, ao, hồ,
- Một phần rất ít nước từ đầm lầy và băng tuyết.
Sự phân bố của nước trên đất liền thể hiện như sau:
PHÂN BỐ CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
Lượng nước tự nhiên có 97% là nước mặn phân bổ ở biển và đại dương, 3,5% còn lại phân bố ở đất liền.
Bảng 2. Các dạng tồn tại của nước
(Nguồn: Nace, U.S. Geological Survey, 1967 and The Hydrologic Cycle
(Pamphlet). U.S. Geological Survey, 1984)
Thời gian tồn đọng của các dạng nước
trong tuần hoàn nước
2.Các vấn đề về tài nguyên nước toàn cầu:
Phân bố tài nguyên nước không đều giữa các vùng, các quốc gia: do lượng mưa trên trái đất phân bố không đều, phụ thuộc vào địa hình và khí hậu (hoang mạc: < 120 mm, khí hậu khô 120-250 mm, khí hậu khô vừa 250-500 mm, khí hậu ẩm vừa 500-1000 mm, khí hậu ẩm 1000-2000 mm, khí hậu rất ẩm > 2000 mm).
Nguy cơ thiếu nước do khai thác ngày càng nhiều tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất: Trong vòng 70 năm qua, lượng sử dụng toàn cầu tăng 6 lần; lượng nước ngầm khai thác năm 1980 gấp 30 lần năm 1960. Hiện tượng thiếu nước đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn (Trung Đông, Châu Phi). Do chặt phá rừng mà nguồn nước ngọt ở nội địa đã bị suy giảm nhanh chóng, nhiều dòng sông vào mùa mưa đã trở nên không có nước
Nguy cơ thiếu nước sạch do ô nhiễm nước: Nhiều con sông, ao hồ, nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Trước ngưỡng cửa khủng hoảng nước toàn cầu (số lượng nước cần cung cấp đã không đủ khi dân số tăng, chất lượng nước lại xấu đi do ô nhiễm). Năm 1980, Liên Hợp Quốc đã khởi xướng “Thập kỷ quốc tế về cung cấp nước uống và vệ sinh 1980-1990” với mục đích tới năm 1990 đảm bảo cho tất cả mọi người được cung cấp nước sạch. Thế giới đã chi 300 tỷ USD cho chương trình cung cấp nước sạch. Một trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) là giảm ½ tỷ lệ số người thiếu nước uống an toàn vào năm 2015. LHQ phát động thập kỷ “Nước cho cuộc sống” (2005-2015). Ước tính phải cần 11,3 tỷ USD/năm.
3. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, bình quân đầu người 17.000 m3/năm.
Nước mặt:
Do lượng mưa ở nước ta vào loại cao (2.000mm/năm; gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình vùng lục địa trên thế giới) đã tạo nên một mạng dày đặc sông suối. Tổng lượng dòng chảy hằng năm trên các sông suối Việt Nam khoảng 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm (37% tổng lượng dòng chảy), phần còn lại sản sinh từ các nước láng giềng (536 km3/năm chiếm 63%).
a) Hiện trạng
_Trữ lượng nước dưới đất ở Việt Nam dồi dào, nằm trong các tầng chứa nước. Trữ lượng nước dưới đất theo các tài liệu thăm dò vào khoảng 1,2x109 m3/ngày, thăm dò sơ bộ là 15x109 m3/ngày.
_Theo thống kê đến năm 2005 cho thấy, nhiều tỉnh thành trong cả nước đang khai thác nước dưới đất với lưu lượng khá lớn sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất Công nghiệp, Nông nghiệp Dịch vụ.
• Hà Nội : 750 000 m3/ngày
• Thành phố Hồ Chí Minh : 1.600.000 m3/ngày
• Tây Nguyên : 500 000 m3/ngày
Nước ngầm:
Cùng với nước mặt, chúng ta còn có nước ngầm với một trữ lượng đáng kể. Theo các tính toán dự báo hiện nay, trữ lượng có tiềm năng khai thác khoảng 60 tỷ m3/năm và trữ lượng khai thác khoảng 5%.
Cơ cấu dùng nước ở Việt Nam:
Nông nghiệp 60%, công nghiệp 20%, chăn nuôi 12%, dân sinh 8%. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 1/3 dân số được dùng nước đúng tiêu chuẩn nước sạch của Liên Hợp Quốc (gồm 40 – 70% dân đô thị và 30% dân nông thôn).
_Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là một ưu điểm để phát triển kinh tế vì chúng không những cung cấp lượng nước ngọt khá lớn cho nền kinh tế nước nhà mà còn giúp tăng cường hệ thống giao thông thủy. Toàn Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn: Sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Ba. Lượng nước có thể chủ động sử dụng là 325x109 m3/ngày. Ngoài ra còn có 460 hồ vừa và lớn.
_Hàng năm, Việt Nam có lượng mưa trung bình là 2.050 mm trong năm, cao nhất là 2.640mm và thấp nhất là 1.600 mm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8 và 9 chiếm đến 90% lượng mưa của cả năm, đây là nguồn nước ngọt dồi dào bổ cấp cho nước sông rạch và nước dưới đất .
Sự ô nhiễm nước mặt: đã xuất hiện trên một số sông, kênh rạch thuộc một số đô thị lớn (sông Tô Lịch, sông Nhuệ-Đáy, sông Thị Vải, sông Đồng Nai, Sài Gòn,....) đến mức báo động. Một số hồ ao có hiện tượng phú dưỡng nặng, một số vùng cửa sông có dấu hiệu ô nhiễm dầu, thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Nguyên nhân là do nước thải, chất thải rắn chưa được thu gom, xử lý thích hợp.
Sự xâm nhập mặn vào sông: xảy ra với quy mô ngày càng gia tăng (thời gian dài hơn, lên xa phía thượng lưu hơn) ở nhiều sông miền Trung. Nguyên nhân do giảm rừng đầu nguồn, khí hậu thay đổi bất thường.
Dù trữ lượng nước lớn, nhưng do mật độ dân số cao, nên bình quân nước phát sinh trong lãnh thổ vào loại trung bình thấp trên thế giới. Theo sự gia tăng dân số, con số này cũn ngày càng giảm. Năm 2007, lượng nước phát sinh trên lãnh thổ bình quân là 3.840 m3/người/năm; ước tính năm 2025 sẽ chỉ còn 2.830 m3/người/năm
Về chất lượng nước của các sông ngòi nước ta, dù đã có xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm về các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, kim loại nặng và hóa chất độc ở một vài nơi (chủ yếu là hạ lưu các sông chảy qua đô thị lớn và gần khu công nghiệp); song nhìn chung, có thể thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội.
Tình trạng thiếu nước mùa khô, lũ lụt mùa mưa: đang xảy ra tại nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Vào mùa lũ, lượng nước dòng chảy chiếm tới 80%, còn mùa khô chỉ có 20%. Nguyên nhân chính là do rừng đầu nguồn bị chặt phá.
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn và ô nhiễm nước ngầm: đang diễn ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải không xử lý.
b)Các vấn đề về tài nguyên nước:
1. KHÁI NIỆM
CHƯƠNG IV ::
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước: là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
2. CÁC DẠNG Ô NHIỄM NƯỚC
Theo bản chất:
các tác nhân gây ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí, ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm chất rắn khí lửng, ô nhiễm phóng xạ.
Theo đối tượng bị ô nhiễm phân biệt: ô nhiễm sông, hồ, biển, nước mặt, nước ngầm
3.CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
Có thể phân thành các nhóm cơ bản sau:
Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học(VD: đường prôtêin…)
Các chất hữu cơ bền vững (VD: thuốc trừ sâu DDT, đioxin…)
Dầu mỏ
Các chất vô cơ(VD:muối amoni, nitrit, nitrat, photphat…)
Các kim loại nặng(Vd: Cu, Pb, Hg, As…)
Các chất phóng xạ
Các chất rắn
Các khí hòa tan (vd: h2s, NH3….)
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Sự ô nhiễm nước có thể do nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo:
a) Nguyên nhân tự nhiên:
Do các quá trình cung cấp vật chất bở rời hoặc dễ hoà tan, như núi lửa, động đất, phong hóa,... gió và nước sẽ hoà tan, rửa trôi, xói mòn các chất vào trong các thuỷ vực.
Tương tác dòng nước bờ đáy gây xói lở, tái tạo liên tục các vùng bờ đáy, cung cấp thêm phù sa cho nước.
Sinh vật, trong chu trình sinh địa hoá và trong vòng đời của mình có vai trò đáng kể trong việc cung cấp, biến đổi hoặc lấy đi một số chất, làm thay đổi thành phần và tính chất của nước.
Sau đó tuỳ thuộc vào đặc tính thuỷ vực và thành phần hoá học của nước, sẽ diễn ra các quá trình khác nhau như phản ứng hoá học tạo chất mới, lắng đọng trầm tích,... làm thay đổi tính chất ban đầu của nước.
Thiên tai gây nên những thảm hoạ cho thế giới tự nhiên nói chung và sự sống nói riêng, cũng đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Trong các thành phố hiện đại, thấm kém, nước mưa sinh dòng chảy tràn cuốn theo nhiều vật chất ô nhiễm, được gọi là nước thải tự nhiên.
Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
b) Nguyên nhân nhân tạo:
Hoạt động nhân sinh gây ô nhiễm không khí và đất tất yếu sẽ gây ô nhiễm nước, bởi trong quá trình tuần hoàn liên tục của mình, nước phải đi qua cả hai thành tố này.
Nước thải được phân loại thành:
1- Nước thải sinh hoạt, chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, các hợp chất ni tơ, photpho là chất thải của người, gia súc, từ hoá chất sử dụng trong sinh hoạt.
2- Nước thải công nghiệp, thành phần đa dạng và tính chất phức tạp, thường có độ độc hại cao.
3- Nước thải nông nghiệp, chứa nhiều dư lượng các hợp chất sử dụng trong nông nghiệp, chất hữu cơ....
4- Nước thải mỏ, chứa nhiều khoáng chất và các vật chất không tan.
Trạm nước của thôn Huỳnh Cung, phục vụ dân trong thôn còn chưa đủ
Nước giếng khoan trong bể lắng đục lờ, váng vàng nhớt bám quanh thành bể.
CHƯƠNG V:
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Biển vô cùng quan trọng.
Ô NHIỄM BIỂN
Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau:
NHƯNG
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa: theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác.
Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.
.Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển
.Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.
.Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại.
.Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển:
Các hoạt động trên đất liền
Thăm dò, khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương.
Thải các chất độc hại ra biển
Vận chuyển hàng hoá trên biển
Ô nhiễm không khí.
Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể.
Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển: có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển.
Nồng độ dầu cao trong nước:
Có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong nước biển.
Một lượng lớn chất thải phóng xạ: của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển.
Hoạt động vận tải trên biển:
Là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.
Con đường vận chuyển dầu mỏ
Ô nhiễm không khí:
Có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển.
Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v...
Ô nhiễm do dầu mỏ ở biển và đại dương
Bảo vệ môi trường biển: là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.
Theo thuvienkhoahoc.com
HẬU QUẢ CỦA VẤN NẠN
Ô NHIỄM NƯỚC
Chất thải không được xử lý gây ra nhiều nguy cơ cho sức khoẻ của con người vì nó chứa tác nhân gây bệnh lan truyền qua đường nước, có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở người. Chất thải sinh hoạt không được xử lý cũng làm giảm hàm lượng oxy trong môi trường nước, phá huỷ hệ sinh thái nước, đe doạ đến sinh kế của con người.
CHƯƠNG VI
_Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2008, thế giới vẫn có 2,6 tỷ người không được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu về vệ sinh. Bên cạnh đó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt mà đổ thẳng ra các kênh rạch, sông ngòi làm cho nguồn nước ở nhiều khu đô thị bị nhiễm độc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cấp sinh hoạt của chính nguời dân trong khu vực đó.
_Những tác nhân gây bệnh đe doạ đến cuộc sống con người chứa trong chất thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán máng (bệnh do các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm gan A, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh khác. Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Hầu hết số người chết là trẻ em.
Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.
Hiện nay, trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.
Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải.
Trong khi đó, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác có trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh, có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm.
Gia tăng bệnh tật liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm.
Nguồn nước bị ô nhiễm nhưng hiện vẫn còn trên 50% dân số nông thôn nước ta chưa được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy, tình trạng vệ sinh môi trường và cá nhân còn kém, chỉ có 18% hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Trong khi đó, theo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng nước và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ở vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật.
Đây là một trong những nguyên nhân, dịch bệnh vẫn tiếp tục lưu hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong số hơn 20.000 người tử vong tại Việt Nam do điều kiện nước sạch và vệ sinh kém, có gần một nửa do các bệnh tiêu chảy gây ra.
Chúng ta có thể ngăn ngừa được gần một phần mười gánh nặng bệnh tật toàn cầu thông qua việc cải thiện cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Theo Thạc sỹ Trương Đình Bắc, Trưởng phòng Sức khỏe môi trường cộng và cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), nước là môi trường trung gian truyền bệnh. Vì thế, sử dụng nước không hợp vệ sinh chắc chắn sẽ mắc bệnh.
Các tác nhân có thể tồn tại trong nước và gây bệnh cho người tiếp xúc là do vi sinh vật và các chất hóa học. Thời gian gần đây, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến nguồn nước đã gia tăng như tiêu chảy, tả.
Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, trong đó có 497 trường hợp mắc tả.
Theo các chuyên gia môi trường, nguồn nước gồm cả nước ngầm, nước sinh hoạt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn và tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân nếu các chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân …không được xử lý trước khi thải ra môi trường.
1,4 tỷ người trên thế giới chịu cảnh thiếu nước sạch và thường xuyên. Đến năm 2050, có 2,25 tỷ người. Theo TS Jean-Marc Oliv, 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu có thể phòng ngừa được bằng cách cải thiện chất lượng nước uống và điều kiện vệ sinh. Tại Việt Nam, ước tính tổng nhu cầu nước vào năm 2010 khoảng 70 tỷ m3 nước.
Theo Thế giới phụ nữ
CÁC BỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
Hiện nay tỷ lệ người nhiễm giun sán, giun đũa, giun móc... ở Việt Nam được xem là cao nhất thế giới. Những khảo sát gần đây cho thấy gần 100% trẻ em từ 4 - 14 tuổi ở nông thôn nhiễm giun đũa, từ 50 - 80% nhiễm giun móc. Các bệnh viêm da dị ứng, sán lá gan, lá lợn vẫn đang hoành hành… "Vấn nạn" ô nhiễm nguồn nước và môi trường càng trở nên cấp bách hơn, khi các loại bệnh xảy ra, đặc biệt là ỉa chảy, lỵ ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2003, dịch bệnh viêm não cấp của trẻ nhỏ dưới 15 tuổi lây truyền qua đường tiêu hoá đã gây ra 323 ca mắc bệnh trong đó có 33 ca tử vong.
CHƯƠNG VII:
Các bệnh lây lan qua đường nước:
_Hiện ở Việt Nam chưa phát hiện loại bệnh nào có liên quan đến asen, nhưng theo nhiều nghiên cứu của thế giới, người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có triệu chứng đầu tiên như có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hoá trên bàn tay, bàn chân. Asen có thể gây ung thư gan, phổi, bàng quang và thận, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp...
Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp súc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài.
_Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên.
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước dựa vào các yếu tố sau:
Nguồn nước có thể sử dụng được cho các mục đích khác nhau của con người, chúng ta phải xác định các tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước để đánh giá chất lượng nguồn nước.
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
CHƯƠNG VIII:
1. DỰA VÀOTÍNH CHẤT VẬT LÝ
1) Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ổn định và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu thụ.
2) Độ màu: Màu của nước do các chất lơ lửng trong nước tạo nên, các chất lơ lửng này có thể là thực vật hoặc các chất hữu cơ dưới dạng keo. Độ màu không gây độc hại đến sức khỏe.
3) Độ đục: Độ đục để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước ảnh hưởng đến độ truyền ánh sáng. Độ đục không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình lọc và khử trùng nước.
4) Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số hóa chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi. Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thúi, mùi hóa học đặc trưng như: Clo, amoniac, vị chát, mặn, chua…
5) Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn hòa tan (vô cơ và hữu cơ), cặn không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước.
6) Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ tiêu này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm.
2. DỰA VÀO TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1) Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan.
2) Độ axít: Trong nước thiên nhiên độ axít là do sự có mặt của CO2, CO2 này hấp thụ từ khí quyển hoặc từ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp (chiếm đa số) và nước phèn. Độ axít không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và nước thải.
3) Độ kiềm: do 3 ion chính HCO3-, OH-, CO32-làm cho nước có độ kiềm. Nước có độ kiềm cao làm cho người sử dụng nước cảm thấy khó chịu trong người. Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm nước, kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước thải, của bùn.
4) Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có độ cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơi.
5) Clorua (Cl-): Clorua trong nước biểu thị độ mặn. Clorua không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận.
6) Sunfat (SO42-): Sunfat tiêu biểu cho nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có Sunfat cao sẽ có vị chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảy.
7) Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ, huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các ống dẫn nước.
8) Mangan (Mg2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt.
9) Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, áp suất và đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh). Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý.
10) Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng.
11) Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng.
12) Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững, ít bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có florua lớn hơn 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng.
13) Đihydro sunfua (H2S): Khí này là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, rác thải. Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệu.
14) Các hợp chất của axít Silicic (Si): trong nước nếu có các hợp chất axit silicic sẽ rất nguy hiểm do cặn silicát lắng động trên thành nồi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống.
15) Phốt phát (PO42-): Có phốt phát vô cơ và phốt phát hũu cơ. Trong môi trường tự nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất bó
môi trường và con người
LỚP: GDTH_11D
MÔN:
DANH SÁCH NHÓM:
6) Phạm Thị Hoài Thương
4) Nguyễn Thị Xuân Nhi
2) Nguyễn Thị Nga
5) Hồng Ngọc Phụng
1) Ngô Thùy Hoan
3) Nguyễn Thị Thu Ngân
7) Đinh Thị Tú Trinh
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜG NƯỚC
VÀ
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÍ
KHẮC PHỤC
MỞ ĐẦU
Môi trường là cái nôi của loài người, nơi con người sống và làm việc. Nơi tồn tại của nhiều loài sinh vật và nhiều hệ sinh thái. Môi trường mang lại cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn. Cuộc sống ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, cùng với sự ra đời của nền công nghiệp hiện đại đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm.
Trong đó,vấn đề ô nhiễm nguồn nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên. Khủng hoảng về nước đang hoành hành trên khắp thế giới, không riêng ở đâu và không riêng một ai. Nước là yếu tố không thể thiếu cho sự sống, cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ngày nay, thực trạng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước: đặc biệt là nước ngọt và nước sạch đang là mối đe dọa đến sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất.
Chính vì vậy mà mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn, cải tạo, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn nước góp phần tạo nên sự duy trì và phát triển ổn định của loài người. Ý thức đó không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà phải được biến thành hành động cụ thể. Hãy tiết kiệm nước ngay từ bây giờ, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau. Hãy cùng nhau hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, vấn đề xử lí & cung cấp nước sạch đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Đây cũng chính là một vấn đề cấp bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Nhằm mục đích góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao ý thức của con người, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ, KHẮC PHỤC”
Trong đề tài này chúng em xin trình bày một cách khái quát về thực trạng ô nhiễm nước và một số biện pháp xử lí nước hiện nay thông qua các tài liệu có liên quan mà chúng em có điều kiện tham khảo . Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã cố gắng và nổ lực hết mình nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp của thầy cùng các bạn để nội dung đề tài ngày một tốt hơn. Chân thành cám ơn!
NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: VAI TRÒ & ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC
1. Vai trò
2. Đặc điểm các nguồn nước
CHƯƠNG II: CHU TRÌNH TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
VÀ NƯỚC TRONG LÒNG ĐẤT
1. Chu trình tuần hoàn của nước
2. Nước trong lòng đất
CHƯƠNG III: TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI & Ở VIỆT NAM
1. Tài nguyên nước trên thế giới
2. Các vấn đề về tài nguyên nước toàn cầu
3. Tài nguyên nước ở Việt Nam
CHƯƠNG IV: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1. Khái niệm
2. Các dạng ô nhiễm nước
3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
CHƯƠNG V: Ô NHIỄM BIỂN
CHƯƠNG VI: HẬU QUẢ CỦA VẤN NẠN Ô NHIỄM
NƯỚC
CHƯƠNG VII: CÁC BỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC
CHƯƠNG VIII: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC
1. Dựa vào tính chất vật lí
2. Dựa vào tính chất hóa học
CHƯƠNG IX: CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
1. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người
2. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp
3. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp & dịch vụ
4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác
CHƯƠNG X: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NƯỚC ĐƠN
GIẢN
Đối với nước nhiễm sắt, phèn
2. Xử lí hidrogen sulfite H2S
3. Xử lí nước cứng
4. Khử trùng nước sinh hoạt
Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương
2. Trách nhiệm của người dân
II: NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHƯƠNG XI: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
VAI TRÒ & ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC
Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật.Nước giúp quá trình trao đổi, vận chuyển thức ăn, tham gia vào các phản ứng sinh hóa học và các mối liên kết cấu tạo trong cơ thể của con người, động vật, thực vật.
Trong tự nhiên, nước không ngừng vận động và chuyển đổi trạng thái tạo nên chu trình nước, thông qua đó nước thông qua tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, đồng thời điều hòa các yếu tố của khí hậu, đất đai và sinh vật.
CHƯƠNG I:
a)KHÁI QUÁT
1. VAI TRÒ:
_Trong cơ thể người 65% là nước và khi mất đi từ 6-8% nước, con người có cảm giác mệt, nếu mất 12% sẽ hôn mê và có thể tử vong. Trong cơ thể động vật 70% là nước, ở thực vật đặc biệt là dưa hấu có thể đến 90% là nước.
_Ngoài ra nước còn cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho y học, giao thông vận tải, du lịch .v.v…
Các hệ sinh thái nước ngọt như sông, hồ, đất ngập nước chỉ chứa 0,01% nước ngọt toàn cầu và chiếm 1% diện tích bề mặt trái đất, nhưng giá trị của các dịch vụ mà chúđem lại ước tính hàng nghìn tỷ USD:
_Năm 1997 đã khai thác được 77 triệu tấn cá, tương đương sản lượng bền vững tối đa của các hệ sinh thái này. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đóng góp 17 triệu tấn cá năm 1997.
_Từ 1990 đến nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tăng hơn 2 lần và hiện chiếm 60% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu.
1- Trực tiếp duy trì sự sống và sản xuất của con người.
2- Là môi trường sống của các loài thuỷ sinh và tổ sinh thái của nhiều loài khác.
3- Là yếu tố thành tạo khí hậu, địa hình.
4- Là nguồn cung cấp năng lượng.
5 - Là đường giao thông.
6- Chứa đựng chất thải, xử lý làm sạch môi trường.
7- Tạo cảnh quan, văn hoá đặc thù.
b) Vai trò của nước:
2. Đặc điểm các nguồn nước:
+ Nguồn nước mưa: phân bố không đều trên Trái đất, nhìn chung là nguồn nước tương đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước.
+ Nguồn nước mặt: có mặt thoáng tiếp xúc với không khí và thường xuyên được bổ sung bởi nước mặt, nước ngầm tầng nông và nước thải từ khu dân cư.
+ Nguồn nước ngầm: tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá,...và có thể tập trung thành từng bể, bồn, dòng chảy dưới lòng đất.
CHƯƠNG II:
CHU TRÌNH TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
& NƯỚC TRONG LÒNG ĐẤT
1. Chu trình tuần hoàn của nước
Trong chu trình tuần hoàn nước: nước vận chuyển không đổi giữa thủy quyển, khí quyển, và sinh quyển nhờ năng lượng mặt trời và trọng lực. Tổng lượng nước chảy tràn hàng năm từ đất liền ra đại dương khoảng 10,3× 1015 gallon.
Nước luôn chuyển đổi liên tục qua nhiều trạng thái: phần lớn qua các dạng như
băng tuyết; bay hơi; sự thoát hơi nước ở thực vật, động vật, con người; mưa.
a) Các loại nước dưới đất:
Nước mặn
Nước lợ
Nước ngọt
Trong đó, nước ngọt chỉ có lưu lượng nhất định.
Nước dưới đất được tàng trữ trong các lỗ hổng và khe hở đất đá.
2. Nước trong lòng đất:
b) Các tầng chứa nước dưới đất
Các lớp đất đá có thành phần hạt thô (cát, sạn, sỏi), khe hở, nứt nẻ, có tính thấm nước, dẫn nước tốt mà con người có thể khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của mình gọi là các tầng chứa nước.
Là tầng đất đá với thành phần hạt mịn (sét, bột sét), có hệ số thấm nhỏ, khả năng cho nước thấm xuyên qua yếu, khả năng khai thác nước trong tầng này thấp.
Tầng chứa nước:
Tầng cách nước:
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Tổng lượng nước trên Trái Đất ước khoảng 1,385 tỉ km³, trong đó khoảng 97% là nước mặn trong các đại dương, phần còn lại khoảng 3%, là nước ngọt. Tuy nhiên, đa phần nước ngọt này tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết (68,7%), chỉ có 0,3% là nước ngọt bề mặt, mà trong nước bề mặt đó nước sông-hồ chiếm khoảng 90%
CHƯƠNG III:
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
& Ở VIỆT NAM
1.Tài nguyên nước trên thế giới:
Tổng lượng nước lớn nhưng lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được rất ít và chỉ có thể khai thác được từ các nguồn sau:
Nước ngọt trên bề mặt đất:
- Lượng nước mưa rơi xuống mặt đất,
- Nước tồn tại trong các sông, rạch, ao, hồ,
- Một phần rất ít nước từ đầm lầy và băng tuyết.
Sự phân bố của nước trên đất liền thể hiện như sau:
PHÂN BỐ CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
Lượng nước tự nhiên có 97% là nước mặn phân bổ ở biển và đại dương, 3,5% còn lại phân bố ở đất liền.
Bảng 2. Các dạng tồn tại của nước
(Nguồn: Nace, U.S. Geological Survey, 1967 and The Hydrologic Cycle
(Pamphlet). U.S. Geological Survey, 1984)
Thời gian tồn đọng của các dạng nước
trong tuần hoàn nước
2.Các vấn đề về tài nguyên nước toàn cầu:
Phân bố tài nguyên nước không đều giữa các vùng, các quốc gia: do lượng mưa trên trái đất phân bố không đều, phụ thuộc vào địa hình và khí hậu (hoang mạc: < 120 mm, khí hậu khô 120-250 mm, khí hậu khô vừa 250-500 mm, khí hậu ẩm vừa 500-1000 mm, khí hậu ẩm 1000-2000 mm, khí hậu rất ẩm > 2000 mm).
Nguy cơ thiếu nước do khai thác ngày càng nhiều tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất: Trong vòng 70 năm qua, lượng sử dụng toàn cầu tăng 6 lần; lượng nước ngầm khai thác năm 1980 gấp 30 lần năm 1960. Hiện tượng thiếu nước đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn (Trung Đông, Châu Phi). Do chặt phá rừng mà nguồn nước ngọt ở nội địa đã bị suy giảm nhanh chóng, nhiều dòng sông vào mùa mưa đã trở nên không có nước
Nguy cơ thiếu nước sạch do ô nhiễm nước: Nhiều con sông, ao hồ, nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Trước ngưỡng cửa khủng hoảng nước toàn cầu (số lượng nước cần cung cấp đã không đủ khi dân số tăng, chất lượng nước lại xấu đi do ô nhiễm). Năm 1980, Liên Hợp Quốc đã khởi xướng “Thập kỷ quốc tế về cung cấp nước uống và vệ sinh 1980-1990” với mục đích tới năm 1990 đảm bảo cho tất cả mọi người được cung cấp nước sạch. Thế giới đã chi 300 tỷ USD cho chương trình cung cấp nước sạch. Một trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) là giảm ½ tỷ lệ số người thiếu nước uống an toàn vào năm 2015. LHQ phát động thập kỷ “Nước cho cuộc sống” (2005-2015). Ước tính phải cần 11,3 tỷ USD/năm.
3. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, bình quân đầu người 17.000 m3/năm.
Nước mặt:
Do lượng mưa ở nước ta vào loại cao (2.000mm/năm; gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình vùng lục địa trên thế giới) đã tạo nên một mạng dày đặc sông suối. Tổng lượng dòng chảy hằng năm trên các sông suối Việt Nam khoảng 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm (37% tổng lượng dòng chảy), phần còn lại sản sinh từ các nước láng giềng (536 km3/năm chiếm 63%).
a) Hiện trạng
_Trữ lượng nước dưới đất ở Việt Nam dồi dào, nằm trong các tầng chứa nước. Trữ lượng nước dưới đất theo các tài liệu thăm dò vào khoảng 1,2x109 m3/ngày, thăm dò sơ bộ là 15x109 m3/ngày.
_Theo thống kê đến năm 2005 cho thấy, nhiều tỉnh thành trong cả nước đang khai thác nước dưới đất với lưu lượng khá lớn sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất Công nghiệp, Nông nghiệp Dịch vụ.
• Hà Nội : 750 000 m3/ngày
• Thành phố Hồ Chí Minh : 1.600.000 m3/ngày
• Tây Nguyên : 500 000 m3/ngày
Nước ngầm:
Cùng với nước mặt, chúng ta còn có nước ngầm với một trữ lượng đáng kể. Theo các tính toán dự báo hiện nay, trữ lượng có tiềm năng khai thác khoảng 60 tỷ m3/năm và trữ lượng khai thác khoảng 5%.
Cơ cấu dùng nước ở Việt Nam:
Nông nghiệp 60%, công nghiệp 20%, chăn nuôi 12%, dân sinh 8%. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 1/3 dân số được dùng nước đúng tiêu chuẩn nước sạch của Liên Hợp Quốc (gồm 40 – 70% dân đô thị và 30% dân nông thôn).
_Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là một ưu điểm để phát triển kinh tế vì chúng không những cung cấp lượng nước ngọt khá lớn cho nền kinh tế nước nhà mà còn giúp tăng cường hệ thống giao thông thủy. Toàn Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn: Sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Ba. Lượng nước có thể chủ động sử dụng là 325x109 m3/ngày. Ngoài ra còn có 460 hồ vừa và lớn.
_Hàng năm, Việt Nam có lượng mưa trung bình là 2.050 mm trong năm, cao nhất là 2.640mm và thấp nhất là 1.600 mm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8 và 9 chiếm đến 90% lượng mưa của cả năm, đây là nguồn nước ngọt dồi dào bổ cấp cho nước sông rạch và nước dưới đất .
Sự ô nhiễm nước mặt: đã xuất hiện trên một số sông, kênh rạch thuộc một số đô thị lớn (sông Tô Lịch, sông Nhuệ-Đáy, sông Thị Vải, sông Đồng Nai, Sài Gòn,....) đến mức báo động. Một số hồ ao có hiện tượng phú dưỡng nặng, một số vùng cửa sông có dấu hiệu ô nhiễm dầu, thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Nguyên nhân là do nước thải, chất thải rắn chưa được thu gom, xử lý thích hợp.
Sự xâm nhập mặn vào sông: xảy ra với quy mô ngày càng gia tăng (thời gian dài hơn, lên xa phía thượng lưu hơn) ở nhiều sông miền Trung. Nguyên nhân do giảm rừng đầu nguồn, khí hậu thay đổi bất thường.
Dù trữ lượng nước lớn, nhưng do mật độ dân số cao, nên bình quân nước phát sinh trong lãnh thổ vào loại trung bình thấp trên thế giới. Theo sự gia tăng dân số, con số này cũn ngày càng giảm. Năm 2007, lượng nước phát sinh trên lãnh thổ bình quân là 3.840 m3/người/năm; ước tính năm 2025 sẽ chỉ còn 2.830 m3/người/năm
Về chất lượng nước của các sông ngòi nước ta, dù đã có xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm về các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, kim loại nặng và hóa chất độc ở một vài nơi (chủ yếu là hạ lưu các sông chảy qua đô thị lớn và gần khu công nghiệp); song nhìn chung, có thể thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội.
Tình trạng thiếu nước mùa khô, lũ lụt mùa mưa: đang xảy ra tại nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Vào mùa lũ, lượng nước dòng chảy chiếm tới 80%, còn mùa khô chỉ có 20%. Nguyên nhân chính là do rừng đầu nguồn bị chặt phá.
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn và ô nhiễm nước ngầm: đang diễn ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải không xử lý.
b)Các vấn đề về tài nguyên nước:
1. KHÁI NIỆM
CHƯƠNG IV ::
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước: là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
2. CÁC DẠNG Ô NHIỄM NƯỚC
Theo bản chất:
các tác nhân gây ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí, ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm chất rắn khí lửng, ô nhiễm phóng xạ.
Theo đối tượng bị ô nhiễm phân biệt: ô nhiễm sông, hồ, biển, nước mặt, nước ngầm
3.CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
Có thể phân thành các nhóm cơ bản sau:
Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học(VD: đường prôtêin…)
Các chất hữu cơ bền vững (VD: thuốc trừ sâu DDT, đioxin…)
Dầu mỏ
Các chất vô cơ(VD:muối amoni, nitrit, nitrat, photphat…)
Các kim loại nặng(Vd: Cu, Pb, Hg, As…)
Các chất phóng xạ
Các chất rắn
Các khí hòa tan (vd: h2s, NH3….)
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Sự ô nhiễm nước có thể do nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo:
a) Nguyên nhân tự nhiên:
Do các quá trình cung cấp vật chất bở rời hoặc dễ hoà tan, như núi lửa, động đất, phong hóa,... gió và nước sẽ hoà tan, rửa trôi, xói mòn các chất vào trong các thuỷ vực.
Tương tác dòng nước bờ đáy gây xói lở, tái tạo liên tục các vùng bờ đáy, cung cấp thêm phù sa cho nước.
Sinh vật, trong chu trình sinh địa hoá và trong vòng đời của mình có vai trò đáng kể trong việc cung cấp, biến đổi hoặc lấy đi một số chất, làm thay đổi thành phần và tính chất của nước.
Sau đó tuỳ thuộc vào đặc tính thuỷ vực và thành phần hoá học của nước, sẽ diễn ra các quá trình khác nhau như phản ứng hoá học tạo chất mới, lắng đọng trầm tích,... làm thay đổi tính chất ban đầu của nước.
Thiên tai gây nên những thảm hoạ cho thế giới tự nhiên nói chung và sự sống nói riêng, cũng đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Trong các thành phố hiện đại, thấm kém, nước mưa sinh dòng chảy tràn cuốn theo nhiều vật chất ô nhiễm, được gọi là nước thải tự nhiên.
Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
b) Nguyên nhân nhân tạo:
Hoạt động nhân sinh gây ô nhiễm không khí và đất tất yếu sẽ gây ô nhiễm nước, bởi trong quá trình tuần hoàn liên tục của mình, nước phải đi qua cả hai thành tố này.
Nước thải được phân loại thành:
1- Nước thải sinh hoạt, chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, các hợp chất ni tơ, photpho là chất thải của người, gia súc, từ hoá chất sử dụng trong sinh hoạt.
2- Nước thải công nghiệp, thành phần đa dạng và tính chất phức tạp, thường có độ độc hại cao.
3- Nước thải nông nghiệp, chứa nhiều dư lượng các hợp chất sử dụng trong nông nghiệp, chất hữu cơ....
4- Nước thải mỏ, chứa nhiều khoáng chất và các vật chất không tan.
Trạm nước của thôn Huỳnh Cung, phục vụ dân trong thôn còn chưa đủ
Nước giếng khoan trong bể lắng đục lờ, váng vàng nhớt bám quanh thành bể.
CHƯƠNG V:
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Biển vô cùng quan trọng.
Ô NHIỄM BIỂN
Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau:
NHƯNG
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa: theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác.
Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.
.Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển
.Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.
.Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại.
.Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển:
Các hoạt động trên đất liền
Thăm dò, khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương.
Thải các chất độc hại ra biển
Vận chuyển hàng hoá trên biển
Ô nhiễm không khí.
Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể.
Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển: có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển.
Nồng độ dầu cao trong nước:
Có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong nước biển.
Một lượng lớn chất thải phóng xạ: của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển.
Hoạt động vận tải trên biển:
Là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.
Con đường vận chuyển dầu mỏ
Ô nhiễm không khí:
Có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển.
Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v...
Ô nhiễm do dầu mỏ ở biển và đại dương
Bảo vệ môi trường biển: là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.
Theo thuvienkhoahoc.com
HẬU QUẢ CỦA VẤN NẠN
Ô NHIỄM NƯỚC
Chất thải không được xử lý gây ra nhiều nguy cơ cho sức khoẻ của con người vì nó chứa tác nhân gây bệnh lan truyền qua đường nước, có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở người. Chất thải sinh hoạt không được xử lý cũng làm giảm hàm lượng oxy trong môi trường nước, phá huỷ hệ sinh thái nước, đe doạ đến sinh kế của con người.
CHƯƠNG VI
_Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2008, thế giới vẫn có 2,6 tỷ người không được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu về vệ sinh. Bên cạnh đó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt mà đổ thẳng ra các kênh rạch, sông ngòi làm cho nguồn nước ở nhiều khu đô thị bị nhiễm độc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cấp sinh hoạt của chính nguời dân trong khu vực đó.
_Những tác nhân gây bệnh đe doạ đến cuộc sống con người chứa trong chất thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán máng (bệnh do các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm gan A, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh khác. Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Hầu hết số người chết là trẻ em.
Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.
Hiện nay, trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.
Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải.
Trong khi đó, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác có trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh, có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm.
Gia tăng bệnh tật liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm.
Nguồn nước bị ô nhiễm nhưng hiện vẫn còn trên 50% dân số nông thôn nước ta chưa được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy, tình trạng vệ sinh môi trường và cá nhân còn kém, chỉ có 18% hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Trong khi đó, theo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng nước và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ở vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật.
Đây là một trong những nguyên nhân, dịch bệnh vẫn tiếp tục lưu hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong số hơn 20.000 người tử vong tại Việt Nam do điều kiện nước sạch và vệ sinh kém, có gần một nửa do các bệnh tiêu chảy gây ra.
Chúng ta có thể ngăn ngừa được gần một phần mười gánh nặng bệnh tật toàn cầu thông qua việc cải thiện cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Theo Thạc sỹ Trương Đình Bắc, Trưởng phòng Sức khỏe môi trường cộng và cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), nước là môi trường trung gian truyền bệnh. Vì thế, sử dụng nước không hợp vệ sinh chắc chắn sẽ mắc bệnh.
Các tác nhân có thể tồn tại trong nước và gây bệnh cho người tiếp xúc là do vi sinh vật và các chất hóa học. Thời gian gần đây, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến nguồn nước đã gia tăng như tiêu chảy, tả.
Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, trong đó có 497 trường hợp mắc tả.
Theo các chuyên gia môi trường, nguồn nước gồm cả nước ngầm, nước sinh hoạt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn và tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân nếu các chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân …không được xử lý trước khi thải ra môi trường.
1,4 tỷ người trên thế giới chịu cảnh thiếu nước sạch và thường xuyên. Đến năm 2050, có 2,25 tỷ người. Theo TS Jean-Marc Oliv, 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu có thể phòng ngừa được bằng cách cải thiện chất lượng nước uống và điều kiện vệ sinh. Tại Việt Nam, ước tính tổng nhu cầu nước vào năm 2010 khoảng 70 tỷ m3 nước.
Theo Thế giới phụ nữ
CÁC BỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
Hiện nay tỷ lệ người nhiễm giun sán, giun đũa, giun móc... ở Việt Nam được xem là cao nhất thế giới. Những khảo sát gần đây cho thấy gần 100% trẻ em từ 4 - 14 tuổi ở nông thôn nhiễm giun đũa, từ 50 - 80% nhiễm giun móc. Các bệnh viêm da dị ứng, sán lá gan, lá lợn vẫn đang hoành hành… "Vấn nạn" ô nhiễm nguồn nước và môi trường càng trở nên cấp bách hơn, khi các loại bệnh xảy ra, đặc biệt là ỉa chảy, lỵ ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2003, dịch bệnh viêm não cấp của trẻ nhỏ dưới 15 tuổi lây truyền qua đường tiêu hoá đã gây ra 323 ca mắc bệnh trong đó có 33 ca tử vong.
CHƯƠNG VII:
Các bệnh lây lan qua đường nước:
_Hiện ở Việt Nam chưa phát hiện loại bệnh nào có liên quan đến asen, nhưng theo nhiều nghiên cứu của thế giới, người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có triệu chứng đầu tiên như có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hoá trên bàn tay, bàn chân. Asen có thể gây ung thư gan, phổi, bàng quang và thận, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp...
Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp súc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài.
_Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên.
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước dựa vào các yếu tố sau:
Nguồn nước có thể sử dụng được cho các mục đích khác nhau của con người, chúng ta phải xác định các tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước để đánh giá chất lượng nguồn nước.
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
CHƯƠNG VIII:
1. DỰA VÀOTÍNH CHẤT VẬT LÝ
1) Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ổn định và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu thụ.
2) Độ màu: Màu của nước do các chất lơ lửng trong nước tạo nên, các chất lơ lửng này có thể là thực vật hoặc các chất hữu cơ dưới dạng keo. Độ màu không gây độc hại đến sức khỏe.
3) Độ đục: Độ đục để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước ảnh hưởng đến độ truyền ánh sáng. Độ đục không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình lọc và khử trùng nước.
4) Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số hóa chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi. Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thúi, mùi hóa học đặc trưng như: Clo, amoniac, vị chát, mặn, chua…
5) Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn hòa tan (vô cơ và hữu cơ), cặn không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước.
6) Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ tiêu này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm.
2. DỰA VÀO TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1) Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan.
2) Độ axít: Trong nước thiên nhiên độ axít là do sự có mặt của CO2, CO2 này hấp thụ từ khí quyển hoặc từ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp (chiếm đa số) và nước phèn. Độ axít không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và nước thải.
3) Độ kiềm: do 3 ion chính HCO3-, OH-, CO32-làm cho nước có độ kiềm. Nước có độ kiềm cao làm cho người sử dụng nước cảm thấy khó chịu trong người. Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm nước, kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước thải, của bùn.
4) Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có độ cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơi.
5) Clorua (Cl-): Clorua trong nước biểu thị độ mặn. Clorua không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận.
6) Sunfat (SO42-): Sunfat tiêu biểu cho nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có Sunfat cao sẽ có vị chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảy.
7) Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ, huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các ống dẫn nước.
8) Mangan (Mg2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt.
9) Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, áp suất và đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh). Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý.
10) Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng.
11) Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng.
12) Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững, ít bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có florua lớn hơn 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng.
13) Đihydro sunfua (H2S): Khí này là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, rác thải. Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệu.
14) Các hợp chất của axít Silicic (Si): trong nước nếu có các hợp chất axit silicic sẽ rất nguy hiểm do cặn silicát lắng động trên thành nồi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống.
15) Phốt phát (PO42-): Có phốt phát vô cơ và phốt phát hũu cơ. Trong môi trường tự nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất bó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)