Môi trường nhân văn
Chia sẻ bởi Đặng Thị Thu Hằng |
Ngày 04/05/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: môi trường nhân văn thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
Thành viên của nhóm
ĐẶNG THỊ THU HẰNG
BẠCH THỊ TUYẾT VÂN
ĐÀO THỊ TƯỜNG VI
NGÔ ĐỨC VĨNH
MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN
GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
ĐỀ TÀI
NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC
NỘI DUNG:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VÙNG TÂY BẮC
Vị trí địa lý
Đặc sắc về văn hóa
Tiềm năng về du lịch
Những thuận lợi và khó khăn về Kinh tế - Xã hội
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KẾT LUẬN
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mang vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ vẫn còn được lưu giữ đến tận ngày nay, Tây Bắc nổi tiếng với tài nguyên nhân văn phong phú cùng các khu di tích lịch sử đã được xếp hạng và vốn văn hóa truyền thống của 30 dân tộc anh em. NHƯNG…
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thông qua việc tìm hiểu những đặc điểm chung của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ( đời sống, văn hóa, giáo dục…..) để xác định:
Những khó khăn, bất cập trong đời sống của họ, đặc biệt là sự hiểu biết về tầm quan trọng về vấn đề môi trường của đồng bào dân tộc nơi đây.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận thức bảo vệ môi trường đồng thời hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững môi trường miền núi ở nước ta.
GiỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÙNG TÂY BẮC
Vị trí địa lý:
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m.
GiỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÙNG TÂY BẮC (tt)
GiỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÙNG TÂY BẮC (tt)
Đặc sắc về văn hóa:
Các dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Bắc có: Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La Ha, Xinh Mul, Tày, Xá, Máng, Kinh,.
Vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, rất nổi tiếng với điệu múa xòe.
Ngoài ra còn có điệu tăng bu (dỗ ống) của người La Ha với những cô gái nhún nhảy mềm mại, uyển chuyển trong tiếng đệm rộn ràng của một dàn ống tre đục rỗng mắt; những vũ điệu lắc mông, lượn eo là ``đặc quyền`` của người Khơ Mú và người Xinh Mul thật sinh động và quyến rũ, điệu múa chuông của người Dao rất nhịp nhàng, khoẻ khoắn theo nhịp lắc của tiếng chuông v.v...
Điệu múa xòe là nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc
Tiềm năng về du lịch:
Tây Bắc rộng lớn, thiên nhiên hùng vĩ, có nhiều khu rừng nguyên sinh như: Vườn quốc gia Hoàng Liên, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé…
Nơi đây cũng nổi tiếng với tài nguyên nhân văn phong phú và các khu di tích lịch sử như chiến trường Điện Biên Phủ, cánh đồng Mường Thanh…
Các yếu tố văn hóa vật thể cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc thật sự là tài sản vô giá, là tiềm năng to lớn để chúng ta có thể khai thác phát triển du lịch cộng đồng.
Chiến trường Điện Biên Phủ
Cánh đồng Mường Thanh
Cao nguyên Mộc Châu
Chợ phiên ở Tây bắc
Những thuận lợi và khó khăn về Kinh tế - Xã hội
Nông - lâm- ngư nghiệp:
Có xu thế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
Khó khăn: Tỷ lệ đói nghèo hiện vẫn còn cao so với bình quân chung của cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng. Tỷ lệ nghèo năm 2002 là 68%, năm 2004 là 58,6% và 53,5% năm 2006 trong đó một số dân tộc có tỷ lệ nghèo cao nhất (chiếm hơn 70%) như Khơ Mú, Sán Dìu, H`mông, Hà Nhì,...
Người dân vùng Tây Bắc cần được giúp đỡ nhiều hơn để phát triển cuộc sống
Ruộng bậc thang ở Tây Bắc
Những thuận lợi và khó khăn về Kinh tế - Xã hội (tt)
Công nghiệp:
Năm 2009, kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng Tây Bắc tiếp tục có bước phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng đạt 9,38%, thu ngân sách đạt hơn 8.500 tỉ đồng, tăng 16,31% so với năm 2008. Nhiều tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá như Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu...
Khó khăn: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản còn nhiều lúng túng, tự phát mang lại hiệu quả thấp. Mà khó khăn lớn nhất là nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công tác đánh giá thăm dò trữ lượng khoáng sản.
Phát triển thuỷ điện ở Tây Bắc
Đồi chè bậc thang ở Than uyên Nghĩa lộ
( Yên Bái) và Mộc Châu
Những thuận lợi và khó khăn về Kinh tế - Xã hội (tt)
Tài nguyên:
Tài nguyên đất ở Tây Bắc Bộ vô cùng phong phú, đây là một lợi thế cần phát huy.
Khó khăn: Tỷ lệ phần trăm quỹ đất chưa đưa vào sử dụng, chưa hợp thức hóa hoặc sử dụng chưa hiệu quả còn rất lớn. Tình trạng thoái hoá đất đai và tài nguyên rừng ngày càng gia tăng. Địa hình có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh,đất bị xói mòn, sụt lở... Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa được kiểm soát chặt chẽ đã gây ra tình trạng ô nhiễm và làm biến đổi môi trường sinh thái.
Một hầm khai thác than tư nhân tại tỉnh Điện Biên
Tài nguyên rừng ở Tây Bắc
Những thuận lợi và khó khăn về Kinh tế - Xã hội (tt)
Giáo dục:
Trường lớp, các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn rất nghèo nàn, thiếu thốn. Tỷ lệ học sinh đến lớp thực tế còn quá thấp bên cạnh việc đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc còn thiếu quy hoạch, tỷ lệ các cán bộ cơ sở là người dân tộc chưa qua đào tạo còn khá cao. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập với kinh tế thị trường, đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc chưa được chuẩn bị về tâm lý và nghề nghiệp nên gặp không ít khó khăn và bị động trước cơ chế thị trường đang thay đổi.
Một lớp học ở Miền núi Tây Bắc
Những thuận lợi và khó khăn về Kinh tế - Xã hội (tt)
Ngoài ra, dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung, Tây Bắc nói riêng đều có ngôn ngữ, phong tục tập quán được truyền giữ lâu đời gây khó khăn trong giao tiếp, tuyên truyền về dân số, giữ gìn tài nguyên môi trường... Và trong việc giúp bà con vùng cao tiếp cận với những thông tin giáo dục, nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết.
Đồng thời, phổ cập kiến thức pháp luật cho bà con đồng bào dân tộc gặp không ít khó khăn, phức tạp bởi “cái lý của đồng bào” cũng như cách thức tuyên truyền làm sao cho ăn nhập với nhận thức cũng như văn hoá của đồng bào là cả một vấn đề lớn.
Cơ sở hạ tầng là một trong những "điểm nghẽn" đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc
Miền xuôi ( đồng bằng) được biết đến với kinh tế xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ văn hóa tiên tiến; tuy nhiên con người ở đây vẫn có những hành động tiêu cực và nhận thức sai lầm đối với môi trường.
Vậy đối với đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào ở miền núi có rất nhiều khó khăn về kinh tế, chậm tiếp cận khoa học kỹ thuật và hệ thống giáo dục vẫn còn lạc hậu… thì nhận thức của họ như thế nào?
Trong 2,4 triệu người nghèo ở 61 huyện nghèo thì 90% là đồng bào dân tộc thiểu số
Những tác động tiêu cực đến môi trường:
NHỮNG CÁNH RỪNG ĐẦU NGUỒN BỊ TÀN PHÁ THẢM KHỐC. VÀ BÂY GiỜ CHỈ LÀ KHU ĐỒI TRỌC
Rừng phòng hộ "báu vật" của Tây Bắc, những sản phẩm gỗ nghiến tươi nguyên, cả những gốc gỗ lớn trong rừng đặc dụng bị chặt hạ
Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT CÓ ĐIỀU KIỆN HỌC HÀNH CŨNG NHƯ CƠ HỘI TIẾP CẬN VỚI NỀN VĂN HÓA VĂN MINH BỞI NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN LẠC HẬU NHƯ DU CANH DU CƯ…
Và những hệ lụy
Sau những cơn mưa lớn, đất ở các tỉnh miền núi và cao nguyên bị xói mòn, và nước thì không được rừng ngăn giữ lại nữa
Thiếu nước triền miên khu vực Tây Bắc như hiện nay là do rừng đầu nguồn đã bị thu hẹp
Tình trạng khô hạn ở Tây Bắc thường kéo dài từ tháng 11 - 12 năm trước tới tận tháng 3 - 4 năm sau. Thậm chí có năm, khô hạn xảy ra từ tháng 6 - 7, ngay giữa mùa mưa. Ở đây không chỉ thiếu nước phục vụ canh tác mà còn đang khát từng giọt nước uống.
Và những hệ lụy(TT)
Thoái hóa đất trồng là một vấn đề nan giải ở vùng núi do xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Độ mầu mỡ của đất trên khắp vùng núi cao bị giảm sút.
Những biểu hiện tích cực
Sa Pa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường:
Giao khoán rừng đến từng hộ dân,
Tổ chức phát động trồng cây xanh ở nơi công cộng, trong trường học, vườn nhà và trang trại
Tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, không vứt rác bừa bãi.
Lai Châu bảo vệ và phát triển rừng
Thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu hécta rừng, từ năm 2004 đến hết năm 2007 toàn huyện đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 8.493ha, khoán bảo vệ rừng 7.856ha, trồng mới 1.301ha, chăm sóc rừng trồng 1.739ha, độ che phủ của rừng hàng năm đều tăng, đạt 39,12% năm 2007.
Những biểu hiện tích cực
Điện Biên: Tập trung bảo vệ môi trường
Bà con đã có ý thức thu gom rác thải
Tổ chức tập huấn về phân loại rác thải từ đầu nguồn
Tăng diện tích che phủ của rừng từ 1,5 đến 2%/năm. Tính đến năm 2005, diện tích rừng trồng và rừng tái sinh đạt 19,3 vạn ha, trong đó rừng trồng mới đạt 8.500 ha. Độ che phủ của rừng tăng từ 19% (năm 1990) lên 31% (năm 2000) và hiện nay đạt 40% (năm 2005
http://www.ubdt.gov.vn/
Những biểu hiện tích cực
Yên Bái : nhận thức trong cộng đồng về vệ sinh môi trường được nâng cao
Xoá bỏ những hủ tục lạc hậu như thả rông gia súc, gia cầm, chuồng gia súc làm cách xa nhà, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống
Phát động Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường ngày 25/04/2010
Hơn 10 năm hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Yên Bái có trên 90% dân số đô thị và trên 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, gần 34% dân số nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Cải thiện đời sống, tập trung xoá đói giảm nghèo, nâng cao ý thức người dân trong vấn đề gia tăng dân số.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực, coi trọng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ(TT)
Xây dựng nếp sống văn hoá mới, cải thiện mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi. Bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số.
Huy động đồng bào các dân tộc miền núi tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện các chính sách cung cấp lương thực và trợ cấp cho những người nhận khoán và chăm sóc bảo vệ rừng.
Thanks for your attention !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Thu Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)