Modunle 05 bồi dưỡng thường xuyen

Chia sẻ bởi Lê Mỹ Dung | Ngày 05/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Modunle 05 bồi dưỡng thường xuyen thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Module 05 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THẨM MĨ, NHỮNG MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI Ở TRẺ MẦM NON VỀ THẨM MĨ
I. MỤC TIÊU
Giáo dục phát triển thẩm mĩ là một trong năm mặt giáo dục nhằm phát triển toàn diện trẻ mầm non, góp phần hình thành những yếu tổ đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hoạt động mà âm nhạc và tạo hình được coi là những hoạt động nghệ thuật có ưu thế. Mục đích của giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển ờ trẻ khả năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp; giáo dục trẻ mối quan hệ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ. Từ đó, hình thành ờ trẻ thị hiếu và thái độ thẩm mĩ đứng đắn.
Nội dung của module gồm các hoạt động sau:
- Tim hiểu đặc điểm phát triển thẩm mĩ ở trẻ mầm non.
- Đọc và nghiên cứu mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ ở trẻ mầm non.
- Phân tích kết quả mong đợi về giáo dục thẩm mĩ ờ trẻ mầm non.
- Vận dụng kết quả đã học vào việc thiết kế các hoạt động phát triển thẩm mĩ (âm nhac, tạo hình) cho trẻ mầm non.
II. NỘI DUNG
Hoạt động 1: Xác định đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non
MỤC TIÊU
Giáo viên có đuợc bức tranh tổng thể vẻ đặc điểm phát triển thẩm mĩ cửa trẻ mầm non, làm cơ sở giúp giáo viên biết cách lựa chọn nội dung, phương pháp và cách thúc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường mầm non.
* Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non.
Hoạt động tạo hình còn gọi là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật bằng ngôn ngũ, phương tiện tạo hình. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa đường nét - màu sắc - hình khối và bố cục trong không gian.
Một là, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tạo hình nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức thẩm mĩ, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của con người.
Hai là, đưa cái đẹp vào cuộc sống. Việc này đuợc thục hiện qua mĩ thuật ứng dụng vơi các chuyên ngành đồ hoạ, trang trí thủ công mĩ nghệ và kiến trúc.
Hoạt động tạo hình ở trẻ nhỏ gồm các dạng: vẽ, nặn, xé dán, lắp ghép. Khả năng thể hiện tính truyền cảm qua các phương thức HĐTH của trẻ được phát triển theo tùng độ tuổi.
* Trẻ 2 – 3 tuổi
Thể hiện bằng đường nét, hình dạng song chưa thể tạo nên những hình ảnh rõ làng, đầy đủ nhưng đã có khả năng liên tương, liên hệ giữa các dấu hiệu của đối tượng tri giác với những hình vẽ được thể hiện ra trên giấy. Trẻ ở tuổi này đã có khả nâng thể hiện tưởng tượng tái tạo, biểu cảm bằng cách sử dụng một số chấm vạch, đường nét khác nhau bổ sung vào các hình do người lớn vẽ sẵn hoặc hình vẽ do trẻ tình cờ tạo nên trước đó như: “những tia nắng", “những giọt mưa", “những chiếc lá", “dòng nước chảy",... làm cho các hình vẽ “có vẽ" hoàn thiện hơn, “hình tượng" có vẽ trọn vẹn hơn.
* Trẻ 3 – 4 tuổi
Các kỉ năng tạo hình của trẻ 3-4 tuổi ở mức độ đơn giản. Trẻ có thể vẽ tương đối chuẩn xác các hình học (tròn, vuông, tam giác) và rất tích cực, linh hoạt vận dụng phương thức vẽ các hình cơ bản này để thể hiện các sự vật đơn giản mà trẻ quan sát được trong môi trường xung quanh.
* Trẻ 4 – 5 tuổi
Cùng với việc hoàn thiện dần các kĩ năng tạo hình, trẻ ở lứa tuổi này đã hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình khối. Trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh các nét vẽ, tạo ra nhiều hình khác nhau qua đó mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả. Đồng thời, trẻ bắt đầu nhận biết, phân biệt màu sắc thật của đối tượng miêu tả như một dấu hiệu đặc thù và thể hiện chúng trong tranh vẽ.
* Trẻ 5 - 6 tuổi
Cùng với sự tăng lên của các kinh nghiệm nhận thức, năng lực thẩm mĩ, các ấn tượng, xúc cảm tình cảm và phát triển kỉ năng vận động tĩnh khéo, trẻ 5 - 6 tuổi có thể sử dụng các đường nét liên mạch, uyển chuyển, mềm mại để miêu tả tính trọn vẹn của đối tượng trong cấu trúc và bố cục hợp lí. Đồng thờii, trẻ linh hoạt trong việc tạo ra các bước chuyển màu, phối màu để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ khác nhau và thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mỹ Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)