Modun 10 Bồi dưỡng thường xuyên

Chia sẻ bởi Lê Mỹ Dung | Ngày 05/10/2018 | 121

Chia sẻ tài liệu: Modun 10 Bồi dưỡng thường xuyên thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Module 10 : TƯ VẤN VỀ CHĂM SÓC GIÁO DỤC MẦM NON
Họ và tên: Lê Mỹ Dung
Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Hoa Sen – Phú Hưng – Cái Nước
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Xác định đúng vai trò, mục đích, hình thức, phương pháp và nội dung tư vấn về chăm sóc, giáo dục tre lứa tuổi mầm non.
Kĩ năng
Lựa chọn, áp dụng các nội dung, hình thức, phuơng pháp tư vấn phù hợp với từng đối tượng cha mẹ.
Thái độ
Nhiệt tình và kiên trì trong công tác tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
II. NỘI DUNG
1. Tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Gia đình là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc, học hỏi và là nơi để lại dấu ấn lâu nhất của con người. Giáo dục gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đổi với sự phát triển toàn diện của trẻ. Ưu thế của giáo dục gia đinh:
Trẻ được chăm sóc dạy dỗ bằng tình thương yêu ruột thịt cửa các thành viên trong gia đình.
Người lớn giao lưu trực tiếp và thường xuyên với trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện gia đình cần có để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt
Các thành viên trong gia đình phái thực sự thương yêu và đối xử công bằng đối với trẻ: Trẻ phải được gia đình mong đợi, chấp nhận và yêu quý, đối xử công bằng.
Gia đình êm ái, hoà thuận, có nếp sống tiến bộ, có văn hóa các thành viên trong gia đình luôn phải là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
Giáo dục con cái như thế nào để con khôn lớn nên người? Trách nhiệm của cha và mẹ đối với việc chăm sóc con, dạy con?
Cha mẹ có khả năng thể hiện thái độ riêng của mình (tuy nhiên phải mang tính thúc đẩy, chia sẻ, thể hiện sự cần thiết).
Hoạt động 3: Một số văn bản của chính phủ có liên quan đến công tác tư vấn, phổ biến kiến thức cho các cha mẹ
Nhận thưc được tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, do vậy, Đảng, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy xã hội hỗ trợ gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ nhỏ.
Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 đã nhấn mạnh một trong những mục tiêu phát triển Giáo dục mầm non (GDMN) là: “Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình".
Ngày 28/3/2008, Bộ GD&ĐT có Quyết định sổ 11/2000/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, hướng dẩn tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, làm cầu nối giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong việc vận động phụ huynh tham gia thực hiện tổt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Ngày 25/7/2009, Bộ GD&ĐT có Thông tư sổ 17/2000/TT-BGD&ĐT ban hành Chương trình GDMN, trong văn bản hướng dẫn thục hiện chuơng trình nêu rõ việc phối hợp giữa cơ sờ GDMN với gia dinh và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ khi thực hiện Chương trình GDMN.
2/ Yêu cầu nhiệm vụ tư vấn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
Hoạt động 1: Khái niệm tư vấn
Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến trình, Tương tát, Thấu hiểu, Tự giải quyết.
Tiến trình: Tư vấn cần một khoảng thời gian tương đối dài, có thể không phái chỉ gặp gở một lần, mà có khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình bởi nó là một hoạt động có mở đầu, có diển biến và có kết thúc.
Tương tác: Tư vấn không phải là người cán bộ khuyên bảo người đuợc tư vấn phải làm gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều.
Thâu hiểu: Tư vấn giúp người được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào, có thế mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho tình huống của mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mẩt khi sử dụng một biện pháp giải quyết nào đó.
Tự giải quyết: Tư vấn không quyết định thay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mỹ Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)