Module 2

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu | Ngày 14/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: Module 2 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Trường: THCS Hùng Vương
Tổ Khoa học Xã hội
MODULE 2
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
A.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Nội dung module sẽ chỉ rõ bản chất của hoạt động học tập và vai trò của hoạt động học tập đối với sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng.
Nội dung module giới thiệu về đặc điểm tâm lí học sinh THCS, giúp người đọc hiểu rõ các đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS từ nội dung, phương pháp và các nội dung tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh THCS. Trên cơ sở đó, có thể có các biên pháp giúp đỡ học sinh học tập có kết quả.
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh THCS, hiểu rõ bản chất của hoạt động học tập và các đặc điểm cơ bản của hoạt động học tập ở bậc học này.
2. Về kĩ năng
Trên cơ sở hiểu đặc điểm hoạt động của học sinh, có thể đưa ra được các biện pháp giúp đỡ học sinh học tập có kết quả: Giúp học sinh thích học, biết cách học có hiệu quả.
3. Về thái độ
Tôn trọng và khuyến khích tính chủ động, tính độc lập của học sinh trong hoạt động học tập. Có thái độ chia sẻ với các áp lực về thành tích học tập của học sinh.
NỘI DUNG
- Các nguyên tắc của điều kiện hóa cổ điển
+ Nguyên tắc tập nhiễm
Muốn học được phản xạ có điều kiện thì kích thích không điều kiện và kích thích có điều kiện (kích thích trung tính) phải được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng nhau. Thời kì mà trong đó những sự cặp đôi này diễn ra, phản xạ có điều kiện dần dần trở nên mạnh hơn và chắc chắn sẽ xảy ra được gọi là tập nhiễm của phản xạ có điều kiện.
+ Nguyên tắc dập tắt (mất phản xạ có điều kiện)
Khi phản xạ có điều kiện đã được hình thành, nếu kích thích có điều kiện được lặp đi lặp lại mà không đi kèm với kích thích không điều kiện để củng cố thì phản xạ đó sẽ yếu dần và mất đi. Sự yếu dần và mất đi một phản xạ đã học được gọi là sự dập tắt.
+ Nguyên tắc phục hồi tự phát
Mặc dù không được củng cố, phản xạ đã học bị yếu dần và dần mất đi nhưng không mất đi ngay (không bị dập tắt hoàn toàn). I.P. Pavlôv nhận thấy rằng sau một thời gian nào đó một phản xạ có điều kiện tưởng chừng bị dập tắt đột nhiên lại xuất hiên và ông gọi đó là sự phục hồi tự phát.
+ Nguyên tắc phiếm hóa và phân biệt
I.P.Pavlôv cũng nhận thấy: có thể dạy cho chó có phản xạ tiết nước bọt vối tiếng chuông, tiếng kêu của cái thìa, tiếng kêu của máy… Như vậy, cái kích thích giống nhau, con vật có thể có những phản ứng giống nhau, trong những điều kiện tương tự gọi là sự phiếm hóa. Ông còn thấy, có thể dạy cho chó phân biệt được các kích thích gần giống nhau.
+ Trong dạy học và giáo dục
Quá trình dạy học là quá trình thành lập ở học sinh hệ thống các phản xạ có điều kiện. Việc thành lập phản xạ có điều kiện ở mỗi học sinh là khác nhau vì mỗi người có một kiểu thần kinh khác nhau. Vì vậy, phải chú ý đến nguyên tắc cá biệt hóa trong dạy học.
Trong dạy học, để hình thành kiến thức mới cho học sinh một cách dễ dàng, chắc chắn phải dựa vào những kiến thức đã học. Kiến thức mới được hình thành lại được ghép vào hệ thống những kiến thức đã biết.
Trong công tác giáo dục, việc hình thành thói quen và một số nề nếp sinh hoạt hằng ngày cho trẻ cũng được thực hiện theo cơ chế máy móc của công thức S-R.
- Những nguyên tắc cơ bản của điều kiện hóa tích cực
+ Nguyên tắc tạo dáng và kết chuỗi
Tạo dáng là sự củng cố từng bước trong tiến trình đạt tớ mục đích hay hành vi mong muốn.
Kết chuỗi là sự hình thành một thứ tự nối tiếp của các phản ứng mà nó dẫn đến một sự khen thưởng theo sau phản ứng cuối cùng của chuỗi dây chuyền.
+ Nguyên tác củng cố và trừng phạt
Củng cố là sự khích lệ, khen thưởng nghĩa là dùng hình thức khen thưởng để làm tăng cường hành vi mong muốn. Nói cách khác là dùng các kết quả đê tăng cường hành vi. Có thể diễn tả quá trình củng cố bằng sơ đồ:Củng cố dương tính là tạo ra những kích thích hài lòng, thoải mái, dễ chịu khi người ta làm đúng. Củng cố âm tính là tạo ra những kích thích không hài lòng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu
Dung lượng: 140,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)