MÔ ĐUN thcs

Chia sẻ bởi Đinh Diễm Thúy | Ngày 14/10/2018 | 106

Chia sẻ tài liệu: MÔ ĐUN thcs thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MODULE THCS 3: Giáo dục học sinh trung học cơ sở cá biệt.

*Quá trình thực hiện:
- Thực hiện tự học tập vào thời gian tháng 1 đến tháng 2/2018 (theo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên)
* Kết quả: Tôi đã nhận thấy vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của giáo dục học sinh trung học cơ sở cá biệt như sau:

I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nắm được các phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt; các phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt.
2. Về kĩ năng:
- Sử dụng và phối hợp được các phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt; các phương pháp giáo dục và các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt có tính đến đặc điểm lứa tuổi HS THCS và đặc điểm cá nhân.
3. Về thái độ:
- Tin tưởng rằng mọi HS đều có thể thay đổi theo hướng tích cực và tôn trọng HS cá biệt như là những nhân cách có giá trị.
- Cam kết giúp đỡ, hỗ trợ HS cá biệt thay đổi niềm tin và hành vi không mong đợi.
II. NỘI DUNG:
Hoạt động 1: Nội dung tìm hiểu về HS cá biệt ở lứa tuổi trung học cơ sở.
1. Những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến học sinh, bạn bè và môi trường sống.
- Ảnh hưởng của nhóm bạn HS cá biệt tham gia.
- Ảnh hưởng của gia đình: Gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa của gia đình, lối sống và bầu không khí tâm lí - đạo đức trong gia đình, tính chất các mối quan hệ và sự gắn bỏ giữa các thành viên trong gia đình; sự quan tâm của gia đình đối với việc giáo dục và học hành của con...
- Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác.
Những khó khăn về từng phương diện của học sinh.
Những khó khăn về học tập, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, tâm lí cá nhân, khả năng tự nhận thức được bản thân, không định hướng được những giá trị đích thực, thiếu hoặc mất niềm tin vào khả năng và giá trị của bản thân, sự lôi kéo, áp lực của nhóm bạn tự phát, những thói quen tiêu cực...
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của HS để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được những hành vi không mong đợi.
3. Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh cá biệt.
* Theo quan điểm của Gardner thì trong bản thân mỗi con người có rất nhiều khả năng, trong đó có những khả năng chưa bao giờ sử dụng, hoặc ít sử dụng. Đồng thời ai cũng có những năng lực nhất định. Theo ông có 8 dạng năng lực/trí thông minh của con người như sau:
- Năng lực ngôn ngữ thể hiện ở khả năng dùng từ ngữ chuẩn xác, linh hoạt, ngôn ngũ phát triển, cách viết sáng tạo, tranh luận bằng lời lưu loát có tính thuyết phục; ứng khẩu nhanh, dùng những câu nói hài hước, kể chuyện hấp dẫn.
- Năng lực tư duy logic và toán học: Thể hiện ở khả năng hiểu nhanh những kí hiệu trừu tượng/công thức, biết vạch dàn ý, nhớ các chữ số, tính toán nhanh, hiểu mã số, nắm bắt mọi quan hệ bắt buộc nhanh, hiểu và hay sử dụng lí luận, giải quyết vấn đề logic, sáng tác các trò chơi điển hình.
- Năng lực tưởng tượng (hình ảnh/hội họa/không gian): Khả năng hình tượng, tưởng tượng sống động, thể hiện bằng biểu đồ màu, trình bày các mẫu về /mẫu thiết kế, về tranh và cảm nhận tranh, trí tưởng tượng trong đầu phong phú, nhập vai nhanh.
- Năng lực âm nhạc: Biết cảm thụ âm nhạc, biết nghe nhạc.
- Năng lực nội tâm: Thể hiện ở phuơng pháp phản ánh nội tâm, kĩ năng nhận thức, biết cách suy ngẫm, hiểu diễn biến tâm lí, tự khám phá bản thân, biết cách suy luận, khả năng tập trung tư duy, phương pháp suy luận mang tính logic cao.
- Năng lực quan hệ xã hội: Đưa ra sự phản hồi phù hợp, nhận biết cảm giác của người khác, biết giao tiếp cá nhân, biết phân công và hợp tác trong quá trình hoạt động, nhận phản hồi và lập kế hoạch hợp tác nhóm.
- Năng lực thể thao vận động: Thể hiện ở các điệu nhảy sáng tạo, thể dục thể thao, kịch, võ thuật, ngôn ngữ cơ thể, các bài thể dục, kịch câm, sáng tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Diễm Thúy
Dung lượng: 187,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)