Mĩ thuật 4

Chia sẻ bởi Phạm Khắc Chiến | Ngày 10/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Mĩ thuật 4 thuộc Tập đọc 2

Nội dung tài liệu:

Krông ana, tháng 3 /2010
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ BUỔI TẬP HUẤN
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN MĨ THUẬT
CẤP TIỂU HỌC
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Một số vấn đề về môi trường:
1. Khái niệm về môi trường:
Có nhiều quan niệm về môi trường:
Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại
và diễn biến trong một môi trường.
Đối với con người thì môi trường là quan trọng
nhất là “ môi trường sống của con người”, đó là
tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá học, sinh học,
xã hội bao quanh và có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
+ Môi trường là gì?
Môi trường còn được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
* Môi trường thiên nhiên:
Gồm các yếu tố thiên nhiên: Vật lí, hoá học, sinh học tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu ảnh
hưởng sự chi phố của con người.
* Môi trường xã hội:
* Môi trường nhân tạo:
Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, hoá học sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người và con người tạo nên sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người. Đó là luật lệ, thể chế, quy định, nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người.
2- Chức năng chủ yếu của môi trường:
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.
* Môi trường có 4 chức năng:
- Cung cấp không gian sinh sống cho con người.
Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục
vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
Là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do
con người tạo ra.
Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Theo đ/c môi trường có những chức năng cơ bản nào?
Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng hiện nay ô nhiễm môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ mang tính chiến lược của toàn xã hội và toàn thế giới.
Theo đ/c thế nào là ô nhiễm môi trường? Hãy cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường mà anh chị biết?
- Làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống.
- Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tới đời sống con người và sinh vật.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.
+ Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường? Nêu sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường?
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình ( thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
+ Theo đ/c nguyên nhân nào dẫn đến lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam?
+ Theo đ/c cần bảo vệ môi trường từ những việc làm cụ thể nào của HS về môi trường?
Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó, có những tình cảm, mối quan hệ trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia và có trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường.
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Môn Mĩ thuật ở tiểu học và giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Mục tiêu môn Mĩ thuật ở tiểu học: (CT tiểu học)
Do đặc trưng giáo dục thẩm mĩ – giáo dục hiểu biết, cảm nhận và sáng tạo cái đẹp nên môn Mĩ thuật ở tiểu học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục BVMT cho học sinh:
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ NGUYÊN TẮC DẠY - HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT QUA MÔN MĨ THUẬT
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Kiến thức:
Biết được một số kiến thức cơ bản về môi trường, quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh.
Biết biểu lộ tình cảm của mình đối với môi trường qua các bức tranh.
Bước đầu hiểu mối quan hệ và vai trò của môi trường với cuộc sống con người.
b) Thái độ, tình cảm:
Biết yêu quý, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên và môi trường xung quanh, phản hồi các hành động gây hại cho môi trường.
Có ý thức giữ gìn, BVMT.
c) Kĩ năng, hành vi:
- Vẽ, nặn, xé dán được tranh đề tài về môi trường, BVMT và các tranh có nội dung liên quan.
1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật:
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Các phương pháp GD BVMT. (Có 2 nét chính)
2. Các phương pháp, hình thức và nguyên tắc giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật.
Sử dụng thành thạo phương pháp lấy người học làm trung tâm.
Mỗi giáo viên đều là một nhà môi trường trong giảng dạy
lĩnh vực chuyên môn của mình.
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ NGUYÊN TẮC DẠY - HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT QUA MÔN MĨ THUẬT
b) Các hình thức GD BVMT.
GIÁO DỤC VỀ MÔI TRƯỜNG
Kiến thức
Kĩ năng
- Hình thành ở HS những kiến thức, hiểu biết và kĩ năng cơ bản, sẽ hữu ích khi các em cần tiếp xúc với các vấn đề môi trường.
- Chú trọng đến thông tin, sự kiện, những hoạt động thực tế nhằm thu hoạch tri thức và rèn kĩ năng…
- Cung cấp lí thuyết và các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến môi trường
GIÁO DỤC VÌ MÔI TRƯỜNG
Tiềm năng
Tham gia
Kinh nghiệm
- Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết có phán xét. Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng với môi trường.
- Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng hợp lý các giá trị môi trường hôm nay và mai sau.
- Hình thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn đề môi trường, khả năng lựa chọn giải pháp có tính bền vững.
GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG
Phán xét
Hành vi, thái độ
Giá trị
- Đề cao cơ hội giúp HS gặt hái được những kinh nghiệm hoặc được giáo dục trực tiếp trong môi trường.
- Đề cao quyền công dân của HS đối với các quan tâm chung về môi trường. Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy củng cố, phát triển các tri thức kĩ năng đã có, thay đổ hành vi, thái độ và đánh giá.
- Đối với việc học: Kích thích hứng thú và óc sáng tạo.
- Đối với iệc dạy: Môi trường là một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm vô tận.
c) Các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Có 12 nguyên tắc chung đối với giáo dục bảo vệ môi trường.
1) Xem xét môi trường trong tổng thể của nó - môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, môi trường công nghệ và xã hội (kinh tế, chính trị, lịch sử văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ).
2) Là quá trình liên tục và suốt đời, bắt đầu từ cấp học mầm non và tiếp diễn thông qua những giai đoạn chính thức và không chính thức.
3) Mang tính liên tục thông qua các môn học trong mọi cách đặt vấn đề, lấy ra nội dung cụ thể ở từng môn học nhằm đạt đến một triển vọng hài hoà.
4) Khảo sát những vấn đề môi trường chủ yếu từ quan điểm địa phương, quốc gia khu vực và quốc tế để HS có thể hiểu rõ bản chất các điều kiện môi trường trong những điều kiện địa lí khác nhau.
5) Tập trung vào những tình huống môi trường đang tiềm tàng hiện nay, đồng thời tính đến cả những viễn cảnh lịch sử.
6) Đề cao giá trị, sự cần thiết của quá trình hợp tác địa phương, quốc gia và quốc tế trong việc ngăn chặn và tìm giải pháp đối với các sự cố môi trường.
7) Xem xét kĩ lưỡng các khía cạnh về môi trường trong mọi kế hoạch tăng trưởng và phát triển.
8) Tạo điều kiện cho người học có một vai trò trong việc hoạch định kinh nghiệm học tập của mình, cho họ cơ hội ra quyết địng và chị trách nhiệm.
9) Nên gán sự nhạy cảm, nhận thức về môi trường, các kĩ năng giải quyết vấn đề, các giá trị với từng độ tuổi, nhưng trong nhưng năm đầu nên đặc biệt nhấn mạnh sự nhạy cảm môi trường trong cộng đồng riêng của người học.
10) Giúp HS phát triển những dấu hiệu và nguyên nhân thực sự của các sự cố môi trường.
11) Nhấn mạnh sự phức tạp của các vấn đề môi trường và do vậy cần hình thành một lối suy nghĩ biết phân tích, phán xét và kĩ năng giảp quyết vấn đề.
12) Tận dụng các môi trường học tập đa dạng và các cách đặt vấn đề đối với việc dạy/học về MT, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động thực tiễn và những kinh nghiệm trực tiếp.
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật.
2. Các phương pháp, hình thức và nguyên tắc giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật.
3. Mức độ tích hợp GD môi trường trong môn Mĩ thuật.
Có 3 mức độ có thể tích hợp:
2- Tích hợp ở mức độ bộ phận.
1- Tích hợp ở mức độ toàn phần.
3- Tích hợp ở mức độ liên hệ.
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ NGUYÊN TẮC
DẠY - HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT QUA MÔN MĨ THUẬT
1. Mức độ tích hợp toàn phần:
- Đối với những bài mĩ thuật ở các phân môn có, mục tiêu, nội dung hoàn toàn về giáo dục BVMT thì những bài đó được coi là khả năng tích hợp mức độ toàn phần.
2. Mức độ tích hợp bộ phận:
- Đối với nhữn bài Mĩ thuật ở các phân môn được coi là có khả năng tích hợp ở mức độ bộ phận khi chỉ có một bộ phận của bài có mục tiêu, nội dung phù hợp với GDBVMT. Với những bài này, giáo viên cần lựa chọn những nội dung tiêu biểu, thiết thực để lồng ghép một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nội dung chính của bài học.
3. Mức độ tích hợp liên hệ:
- Đối với những bài Mĩ thuật ở các phân môn có nội dung không trực tiếp gắn với nội dung giáo dục BVMT nhưng có những phần kiến thưc, kĩ năng có yếu tố gần gũi và phù hợp để có thể liên hệ với việc giáo dục BVMT, giáo viên cần khai thác triệt để việc liên hệ để lồng ghép các nội dung giáo dục BVMT một cách nhẹ nhàng, gợi mở nhằm hướng học sinh học tập một cách tự giác các kến thức về giáo dục BVMT.
- Những liên hệ mở rộng này cần lựa chọn trọng điểm, tránh gượng ép, tránh lan man không tập trung.
II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC.
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
 Thảo luận theo nhóm và trình bày
Căn cứ vào nội dung, CT môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3, 4, 5 hãy thực hiện:
Xác định các bài Mĩ thuật có khả năng tích hợp nội dung GD BVMT.
Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung GD BVMT của các bài đó theo mẫu:
3. Soạn một bài theo các mức độ tích hợp.
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 1
Các nội dung cụ thể ở Lớp 1:
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 1
Các nội dung cụ thể ở Lớp 1:
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
Các nội dung cụ thể ở Lớp 2:
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 3
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 3
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 4
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 4
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 5
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 5
+ Trong những bài dạy MT đ/c liên hệ BVMT thế nào vào bài học cho HS thích thú và có hiệu quả?
LỚP 1
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Nội dung tích hợp GD BVMT trong môn Mĩ thuật lớp 1 bao gồm:
GD HS yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Yêu mến các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật.
Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường.
LỚP 2
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Nội dung tích hợp GD BVMT trong môn Mĩ thuật lớp 2 bao gồm:
GD HS yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Yêu mến các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật.
Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường.
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Nội dung tích hợp GD BVMT trong môn Mĩ thuật lớp 3 bao gồm:
- GD HS yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật.
- Phê phán những hành động săn bắn động vật trái phép.
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường.
- Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
LỚP 3
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Nội dung tích hợp GD BVMT trong môn Mĩ thuật
lớp 4 bao gồm:
- GD HS yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật.
- Phê phán những hành động săn bắn động vật trái
phép.
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn
môi trường.
- Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
LỚP 4
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT
Nội dung tích hợp GD BVMT trong môn Mĩ thuật
lớp 5 bao gồm:
- GD HS yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc
bảo vệ các con vật.
- Phê phán những hành động săn bắn động vật trái
phép (dùng mìn, điện; săn bắt động vật quý hiếm…).
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn
môi trường.
- Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên,
môi trường.
LỚP 5
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
ĐÃ VỀ DỰ BÁO CÁO VỀ GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT CẤP TIỂU HỌC
RẤT MONG SỰ ĐÓNG GÓP Ý KIÊN CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ
GVMT: PHẠM KHẮC CHIẾN
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Khắc Chiến
Dung lượng: 1,94MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)