Mây và sóng

Chia sẻ bởi nguyễn viết đức | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: mây và sóng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

1. a) Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ này và cũng khộng có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng ch: liiây được qua bố cục, qua câu tạo các dòng thơ.
Lời nói của em bé trong bài thơ Mây và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bò nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Ít nhiều em bé dã bị lôi cuốn trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuối cùng, tình yêu thương mẹ đã chiến thắng.
b)  Mây và sóng cũng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm của em bé không phải là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm tror.g tình huống có thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.
c)  Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, hai phần đều giống nhau về trình tự tường thuật.
-       Lời rủ rê.
-       Lời từ chô`i và lí do từ chối.
-       Đưa ra trò chơi do em bé sáng tạo.
Trong lí do từ chối đả thấy được tình con thương yêu mẹ, song qua trò chơi do con sáng tạo ra tình thương yêu ấy mới trở nên nổi bật hẳn.
-       “Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái n/là ta là bầu trời xanh thẳm”.
-       Con là sóng ưà mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Tuy là trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời ở hai phần không hề trùng lặp. Cả mây và sóng đều là nhừng cảnh vật tự nhiên hấp dẫn không giống nhau. Cả hai trò chơi do em sáng tạo ra cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ tuy cùng hiện ra qưa lời con trẻ nhưng ở phần hai thấm đượm rõ nét hơn, da diết hơn.
2. Ở mỗi phần, khi những người sống “trên mây” và những người sông “trong sóng” rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình Lên đó được?"
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài dó đượcV’
Chú bé hỏi và những người kia đả trả lời, hướng dẫn.
Nếu chú bé từ chối ngay lời rù rẽ của những người áy thì tình cảm thiêu chân thực vì trẻ con nào mà chảng ham chơi Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ bân khoăn. ít nhiều chú bé đã bị lôi cuốn. Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vần luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đên việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi là chú bé đã từ chôi những lời rủ rê mời gọi dù nhửng trò chơi đó hấp dẫn đên đâu chăng nữa.
3. Tuy không nhận lời để được nhấc bổng tận tầng mây, và được làm sóng nâng đi nhưng chú bé vẫn yêu mây và sóng, vẫn hòa hợp được tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử trong trò chơi sáng tạo của mình. Trong trò chơi đó, chính chú biến thành mây, rồi thành sóng, còn mẹ thành “mặt trăng” và “bến bờ kì lạ”.
So với nhừng cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng" giữa thê giới tự Iihiên, những trò chơi cửa "mây và sóng” của chú bé hav và thú vị hơn nhiều. Chú bé không chỉ có “mây” (chính chú biến thành máy mà còn có mặt trăng, hiện thân cùa mẹ để cùng sống dưới một mái nhà. cho chú được ôm ấp, tiếp- nhận ánh sáng dịu dàng. Chú không chỉ có “sóng” (chính chú biến thành sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” hiện thân của mẹ, luôn bao dung rộng mở luôn sần sàng tiếp đón em “lăn, lăn mãi vào lòng”
4. Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... vốn là những hình ảnh thiên nhiên mơ mộng gần gũi quen thuộc với mọi người. Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng raỗ Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo. Những ai sông trên mây, sống trong sóng. Đó là những nhân vật thần kì của cổ tích... rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ.
Những hình ảnh đó tuy lung linh kì ảo nhưng cũng rất sinh động và chân thực. Tất cả được nhà thơ miêu tả với những hình dáng, hoạt động,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn viết đức
Dung lượng: 33,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)