Mạng máy tính

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Báu | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Mạng máy tính thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


Câu 5:Phân biệt hai loại mạng ngang hàng và khách chủ .Với mỗi mô hình hãy cho một ví dụ minh hoạ .
Mạng ngang hàng


Mạng đồng đẳng


Mạng thông thường có máy chủ tập trung
Mạng ngang hàng (tiếng Anh: peer-to-peer network), còn gọi là mạng đồng đẳng, là một mạng máy tính trong đó hoạt động của mạng chủ yếu dựa vào khả năng tính toán và băng thông của các máy tham gia chứ không tập trung vào một số nhỏ các máy chủ trung tâm như các mạng thông thường.Mạng đồng đẳng thường được sử dụng để kết nối các máy thông qua một lượng kết nối dạng ad hoc. Mạng đồng đẳng có nhiều ứng dụng. Ứng dụng thường xuyên gặp nhất là chia sẻ tệp tin, tất cả các dạng như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu,... hoặc để truyền dữ liệu thời gian thực như điện thoạiVoIP.
Một mạng đồng đẳng đúng nghĩa không có khái niệm máy chủ và máy khách, nói cách khác, tất cả các máy tham gia đều bình đẳng và được gọi làpeer, là một nút mạng đóng vai trò đồng thời là máy khách và máy chủ đối với các máy khác trong mạng.


Gnutella
Một số mạng hay kênh như Napster, IRC (thuộc thế hệ thứ nhất) sử dụng mô hình máy chủ-máy khách cho một số tác vụ và mô hình đồng đẳng cho những tác vụ khác. Ngược lại, các mạng như Gnutella hay Freenet (thế hệ thứ 2) sử dụng mô hình đồng đẳng cho tất cả các tác vụ, nên các mạng này thường được xem như là mạng đồng đẳng đúng nghĩa (thực ra Gnutella vẫn sử dụng một số máy chủ để giúp các máy trong mạng tìm kiếm địa chỉ IPcủa nhau).
Cấu trúc mạng đồng đẳng là biểu hiện của một trong những khái niệm quan trọng nhất của Internet, mô tả trong "RFC 1, Host Software" [1] xuất bản ngày 7 tháng 4 năm 1969. Gần hơn, khái niệm này đã được sự công nhận rộng rãi trong các cấu trúc chia sẻ nội dung mà không có máy chủ trung tâm.
Khái niệm đồng đẳng ngày nay được tiến hóa vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau, không chỉ để trao đổi tệp mà còn khái quát hóa thành trao đổi thông tin giữa người với người, đặc biệt trong những tình huống hợp tác giữa một nhóm người trong cộng đồng.
Mục lục
  [ẩn] 
1 Phân loại mạng đồng đẳng
2 Ưu thế của mạng đồng đẳng
3 Mạng đồng đẳng có cấu trúc và không cấu trúc
4 Tranh cãi pháp lý
5 Xem thêm
6 Tham khảo
7 Liên kết ngoài

[sửa]Phân loại mạng đồng đẳng
Ta có thể phân loại các mạng đồng đẳng hiện nay theo tiêu chí về mức độ tập trung của chúng như sau:
Mạng đồng đẳng thuần túy:
Các máy trạm có vai trò vừa là máy chủ vừa là máy khách
Không có máy chủ trung tâm quản lý mạng
Không có máy định tuyến (bộ định tuyến) trung tâm, các máy trạm có khả năng tự định tuyến
Mạng đồng đẳng lai:
Có một máy chủ trung tâm dùng để lưu trữ thông tin của các máy trạm và trả lời các truy vấn thông tin này.
Các máy trạm có vai trò lưu trữ thông tin, tài nguyên được chia sẻ, cung cấp các thông tin về chia sẻ tài nguyên của nó cho máy chủ.
Sử dụng các trạm định tuyến để xác định địa chỉ IP của các máy trạm.
Các mạng đồng đẳng "thuần túy" có thể kể là Gnutella và Freenet
Cau1: Nêu thứ tự các dây theo chuẩn A, chuẩn B. Thế nào là đấu thẳng, đấu chéo, khi nào dùng đấu thẳng, đấu chéo?
Dây mạng CAT-5 (UTP) có 8 sợi được xoắn thành 4 cập: Trắng Cam – Cam, Trắng Dương – Dương, Trắng Lá – Lá, Trắng Nâu – Nâu và việc bấm dây mạng được bấm theo 2 chuẩn A và B Chuẩn A: Chân 1 – Trắng Lá Chân 2 – Lá Chân 3 – Trắng Cam Chân 4 – Dương Chân 5 – Trắng Dương Chân 6 – Cam Chân 7 – Trắng Nâu Chân 8 – Nâu Chuẩn B: Chân 1 – Trắng Cam Chân 2 – Cam Chân 3 – Trắng Lá Chân 4 – Dương Chân 5 – Trắng Dương Chân 6 – Lá Chân 7 – Trắng Nâu Chân 8 – Nâu
Nếu bạn bấm cả 2 đầu cùng 1 chuẩn (A – A hoặc B – B ) thì gọi là bấm thẳng, dùng để nối từ máy đến Hub/Switch. Còn nếu bạn dùng 1 đầu chuẩn A và 1 đầu chuẩn B thì gọi là bấm chéo, dùng để nối 2 máy tính lại với nhau mà không dùng Hub/Switch.
Bấm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Báu
Dung lượng: 331,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)