Mầm non
Chia sẻ bởi nguyễn thị bích nữ |
Ngày 05/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: mầm non thuộc Nhà trẻ
Nội dung tài liệu:
Tâm lý ngày đầu bé đi nhà trẻ
Chuẩn bị tâm lý ngày đầu bé đi nhà trẻ
Theo thạc sĩ tâm lý Lê Thị Liên Hoan, Phó phòng giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT
TPHCM), phụ huynh và cô giáo cần lưu ý một số điều khi lần đầu tiên bé đi học,
giúp cho trẻ đỡ sốc và hòa nhập tốt với môi trường mới.
Khi nhận cháu vào, Ban giám hiệu phải lập một phiếu điều tra kỹ về tâm sinh lý
trẻ. Trẻ đang ăn gì: cơm, cháo, hay bột; bú mẹ hay bú bình; ngủ võng hay
giường...? Việc này nhằm giúp giáo viên hiểu rõ những thói quen sinh hoạt của trẻ
ở nhà, từ đó mới chăm sóc trẻ chu đáo hơn.
Ban giám hiệu phải tổ chức ngày khai trường tưng bừng, có biểu diễn văn nghệ
nhằm tạo không khí vui tươi nhưng không nên bắt cháu ngồi dự lâu. Sau đó, ban
giám hiệu và cả nhân viên văn phòng nên cùng chia nhau xuống các lớp, nhất là
các lớp có cháu mới. Những ngày đầu năm học, các cháu thường khóc, các cô
khác phải phụ các cô giáo bế và dỗ dành các cháu. Ngoài ra, ban giám hiệu phải
túc trực thường xuyên ở trường giải quyết những thắc mắc của phụ huynh về trẻ,
về giáo viên.
Những ngày đầu bé đi nhà trẻ, ban giám hiệu có trách nhiệm khuyến khích phụ
huynh theo con vào trường để con làm quen với trường lớp. Phụ huynh có thể dẫn
con đi quanh sân, chơi cùng trẻ, rồi dẫn con về, hôm sau mới dẫn vào lớp, cùng ngồi chơi với con trong lớp. Có thể mỗi lần chỉ vài giờ đồng hồ, sau đó buổi học
sẽ tăng dần lên một buổi, một ngày. Mẹ cũng có thể theo bé trong giờ ăn, đút cơm
cho con.... Tất cả nhằm để trẻ quen dần với môi trường mới, sau đó mẹ mới buông
trẻ ra từ từ.
Nhà trường phải cho phép trẻ đem theo vào lớp món đồ dùng cá nhân mà trẻ yêu
thích, như gối "ghiền", thú bông, đồ chơi... miễn là an toàn và vệ sinh. Có trẻ sẽ
thích ứng với môi trường mới rất nhanh, nhưng có trẻ thì cả tháng hoặc cả một học
kỳ mới quen được. Nếu chuẩn bị không kỹ tâm lý, trẻ sẽ bị sốc, dị ứng với việc đi
học.
Trách nhiệm của phụ huynh là phải tìm hiểu thêm về môi trường con mình học
như lịch sinh hoạt của con ở trường, biết trẻ chơi gì, học gì, ăn gì... để tổ chức nếp
sinh hoạt tại nhà cho trẻ không khác nhiều ở trường. Thí dụ trẻ vào lớp biết xếp
giầy dép vào kệ, biết rửa tay trước khi ăn... thì về nhà cũng phải như thế nếu
không trẻ sẽ thấy rằng ở nhà sướng hơn ở trường! Cần phải cho trẻ thấy được sự
thống nhất trong giáo dục. Ngay cả việc chọn đồ chơi cho trẻ, phụ huynh cũng nên
tham khảo ý kiến cô giáo.
Ngoài ra, phụ huynh phải chú ý đến sổ liên lạc, xem những nhận xét về trẻ của cô
giáo, cùng giáo viên trao đổi về tâm lý của trẻ. Nếu thấy trẻ đi học có vấn đề bất
ổn về tâm lý hoặc thấy nếp sinh hoạt của nhà trường chưa tốt, nên thẳng thắn trao
đổi cùng ban giám hiệu. Tâm lý trẻ khi cha mẹ ly hôn
Cha mẹ bất hòa luôn luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ về mặt tâm lý.
Sự bất hòa của cha mẹ kéo theo nhiều hư hại nơi bản thân đứa trẻ. Những cảnh cãi
vã nhau, những câu chì chiết, những câu chửi hay những lần đánh nhau trước mặt
trẻ lúc nào cũng có hại chứ không được một lợi lộc nào.
Sự bùng nổ bất hòa trong gia đình là một đề tài của sự lo âu đối với đứa trẻ: không
biết người ta còn lo cho mình nữa không? Ai sẽ là người đảm trách việc này? Đứa
trẻ tự cảm thấy bị đẩy đưa trong một không khí bất an nơi mà người ta coi chúng
như là một vật bung xung để tranh dành tình cảm và quyền lợi tài chính để có
được một số quyền hạn thăm viếng hay trợ cấp để nuôi chúng. Cha mẹ hiềm khích
nhau trong quan điểm giáo dục con mình, người này phê bình quan điểm người kia,
rồi phủ lên trẻ những phương pháp giáo dục riêng của mình; hay trái lại một người
đóng vai làm người tốt trong sự nhượng bộ để cho đứa trẻ có cảm giác rằng nó đã
bị người đó bỏ rơi nó.
Sự thích nghi với một hoàn cảnh mới là một điều mà đứa trẻ phải được thuyết
phục. Tình anh em phải bị chia xẻ, chọn lựa một trong hai người cha hoặc mẹ,
thường là người không rời xa gia đình
Chuẩn bị tâm lý ngày đầu bé đi nhà trẻ
Theo thạc sĩ tâm lý Lê Thị Liên Hoan, Phó phòng giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT
TPHCM), phụ huynh và cô giáo cần lưu ý một số điều khi lần đầu tiên bé đi học,
giúp cho trẻ đỡ sốc và hòa nhập tốt với môi trường mới.
Khi nhận cháu vào, Ban giám hiệu phải lập một phiếu điều tra kỹ về tâm sinh lý
trẻ. Trẻ đang ăn gì: cơm, cháo, hay bột; bú mẹ hay bú bình; ngủ võng hay
giường...? Việc này nhằm giúp giáo viên hiểu rõ những thói quen sinh hoạt của trẻ
ở nhà, từ đó mới chăm sóc trẻ chu đáo hơn.
Ban giám hiệu phải tổ chức ngày khai trường tưng bừng, có biểu diễn văn nghệ
nhằm tạo không khí vui tươi nhưng không nên bắt cháu ngồi dự lâu. Sau đó, ban
giám hiệu và cả nhân viên văn phòng nên cùng chia nhau xuống các lớp, nhất là
các lớp có cháu mới. Những ngày đầu năm học, các cháu thường khóc, các cô
khác phải phụ các cô giáo bế và dỗ dành các cháu. Ngoài ra, ban giám hiệu phải
túc trực thường xuyên ở trường giải quyết những thắc mắc của phụ huynh về trẻ,
về giáo viên.
Những ngày đầu bé đi nhà trẻ, ban giám hiệu có trách nhiệm khuyến khích phụ
huynh theo con vào trường để con làm quen với trường lớp. Phụ huynh có thể dẫn
con đi quanh sân, chơi cùng trẻ, rồi dẫn con về, hôm sau mới dẫn vào lớp, cùng ngồi chơi với con trong lớp. Có thể mỗi lần chỉ vài giờ đồng hồ, sau đó buổi học
sẽ tăng dần lên một buổi, một ngày. Mẹ cũng có thể theo bé trong giờ ăn, đút cơm
cho con.... Tất cả nhằm để trẻ quen dần với môi trường mới, sau đó mẹ mới buông
trẻ ra từ từ.
Nhà trường phải cho phép trẻ đem theo vào lớp món đồ dùng cá nhân mà trẻ yêu
thích, như gối "ghiền", thú bông, đồ chơi... miễn là an toàn và vệ sinh. Có trẻ sẽ
thích ứng với môi trường mới rất nhanh, nhưng có trẻ thì cả tháng hoặc cả một học
kỳ mới quen được. Nếu chuẩn bị không kỹ tâm lý, trẻ sẽ bị sốc, dị ứng với việc đi
học.
Trách nhiệm của phụ huynh là phải tìm hiểu thêm về môi trường con mình học
như lịch sinh hoạt của con ở trường, biết trẻ chơi gì, học gì, ăn gì... để tổ chức nếp
sinh hoạt tại nhà cho trẻ không khác nhiều ở trường. Thí dụ trẻ vào lớp biết xếp
giầy dép vào kệ, biết rửa tay trước khi ăn... thì về nhà cũng phải như thế nếu
không trẻ sẽ thấy rằng ở nhà sướng hơn ở trường! Cần phải cho trẻ thấy được sự
thống nhất trong giáo dục. Ngay cả việc chọn đồ chơi cho trẻ, phụ huynh cũng nên
tham khảo ý kiến cô giáo.
Ngoài ra, phụ huynh phải chú ý đến sổ liên lạc, xem những nhận xét về trẻ của cô
giáo, cùng giáo viên trao đổi về tâm lý của trẻ. Nếu thấy trẻ đi học có vấn đề bất
ổn về tâm lý hoặc thấy nếp sinh hoạt của nhà trường chưa tốt, nên thẳng thắn trao
đổi cùng ban giám hiệu. Tâm lý trẻ khi cha mẹ ly hôn
Cha mẹ bất hòa luôn luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ về mặt tâm lý.
Sự bất hòa của cha mẹ kéo theo nhiều hư hại nơi bản thân đứa trẻ. Những cảnh cãi
vã nhau, những câu chì chiết, những câu chửi hay những lần đánh nhau trước mặt
trẻ lúc nào cũng có hại chứ không được một lợi lộc nào.
Sự bùng nổ bất hòa trong gia đình là một đề tài của sự lo âu đối với đứa trẻ: không
biết người ta còn lo cho mình nữa không? Ai sẽ là người đảm trách việc này? Đứa
trẻ tự cảm thấy bị đẩy đưa trong một không khí bất an nơi mà người ta coi chúng
như là một vật bung xung để tranh dành tình cảm và quyền lợi tài chính để có
được một số quyền hạn thăm viếng hay trợ cấp để nuôi chúng. Cha mẹ hiềm khích
nhau trong quan điểm giáo dục con mình, người này phê bình quan điểm người kia,
rồi phủ lên trẻ những phương pháp giáo dục riêng của mình; hay trái lại một người
đóng vai làm người tốt trong sự nhượng bộ để cho đứa trẻ có cảm giác rằng nó đã
bị người đó bỏ rơi nó.
Sự thích nghi với một hoàn cảnh mới là một điều mà đứa trẻ phải được thuyết
phục. Tình anh em phải bị chia xẻ, chọn lựa một trong hai người cha hoặc mẹ,
thường là người không rời xa gia đình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn thị bích nữ
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)