Lý thuyết quy luật di truyền

Chia sẻ bởi Đỗ Thanh Tuân | Ngày 09/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: lý thuyết quy luật di truyền thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CHI PHỐI SỰ BIỂU HIỆN CỦA MỘT TÍNH TRẠNG.
1. Sự biểu hiện của một tính trạng do quan hệ tương tác giữa các gen alen với nhau:
a) Quy luật trội lặn hoàn toàn:
Quy luật này được phản ánh qua định luật 1 và 2 của Menđen.
- Nội dung định luật: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng trội và F2 phân tích (3 trội: 1 lặn).
- Ví dụ: Sự di truyền của tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan.
P:
Hạt vàng
x
Hạt xanh


(AA)

(aa)

GtP:
 A

a

F1:
Aa (Đồng tính hạt vàng)

F1 x F1:
Hạt vàng
x
Hạt vàng


(Aa)

(Aa)

GtF1:
A, a

A, a

F2:
1AA :
 2Aa :
1 aa






3 Hạt vàng
1 Hạt xanh

- Cơ chế:
+ Gen A đứng cạnh gen a trong cơ thể dị hợp tử (Aa) không bị hòa lẫn, mà vẫn giữ nguyên tính chất của mình → khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử A và a.
+ Sự tổ hợp ngẫu nhiên của cácloại giao tử F1 sẽ cho F2 với tỷ lệ KG (1AA : 2Aa : 1aa).
+ Do A át hoàn toàn a → KG (AA) và (Aa) đều có KH trội của A.
- Điều kiện nghiệm đúng:
+ P phải thuần chủng.
+ Tính trạng chỉ do 1 cặp gen alen chi phối.
+ Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
+ Tỷ lệ (3:1) đúng khi cặp số cặp lai lớn.
b) Quy luật trội lặn không hoàn toàn:
- Nội dung: Khi P thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tưởng phản → F1 đồng tính về tính trạng trung gian → F2 phân tính (1 trội : 2 trung gian : 1 lặn).
- Ví dụ: Sự di truyền của tính trạng màu sắc hoa ở loài hoa Dạ hương.
P
Hoa đỏ
x
Hoa trắng


(AA)

(aa)

GtP
A

a






F1:
Aa (Hoa hồng)

F1 x F2:
Hoa hồng
x
Hoa hồng


(Aa)

(Aa)

GtF1:
A, a

A, a

F2:
 1AA :
2Aa
1aa







1 Hoa đỏ
2 Hoa hồng
1 Hoa trắng

- Cơ chế: Do quan hệ giữa A và a là trội lặn không hoàn toàn, A át không hoàn toàn a → KG(Aa) cho KH trung gian.
c) Hiện tượng gen gây chết:
- Ví dụ: Tính trạng phủ vảy ở cá chép:
P:
Chép trần
x
Chép trần


(Aa)

(Aa)






GtP:
A, a

A, a

F1:
 1AA :
 2Aa :
1aa







Chết
2 Chép trần
1 Chép vảy

- Cơ chế:
+ Do tổ hợp gen đồng hợp tử trội (AA) có tác dụng gây chết từ giai đoạn phôi.
+ Tổ hợp gen gây chết có thể là đồng hợp tử trội (AA) hay đồng hợp tử lặn (aa), tùy từng tính trạng.
d) Hiện tượng đồng trội:
- Ví dụ: Ở người, tính trạng nhóm máu A, B, O, AB được quy định bởi một gen có 3 alen là IA, IB, IO. Sự tổ hợp của từng nhóm 2 alen với nhau đã tạo nên trong quần thể người các kiểu hình tương ứng với các kiểu gen như sau:
Kiểu hình
Kiểu gen

- Nhóm máu A
IAIA, IAIO

- Nhóm máu B
IBIB, IBIO

- Nhóm máu AB
IAIB

- Nhóm máu O
IOIO

- Cơ chế: Có hiện tượng 6 kiểu gen tương ứng với 4 kiểu hình vì gen này có 3 alen mà mối quan hệ giữa các alen lại không như nhau:
* IA trội hoàn toàn so với IO → IAIA, IAIO → nhóm máu A
* IB trội hoàn toàn so với IO → IBIB, IBIO → nhóm máu B
* IA và IB tương đương → IAIB → nhóm máu AB
* IO là gen lặn → IOIO → nhóm máu O
Như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thanh Tuân
Dung lượng: 272,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)