Lý thuyết hóa 9

Chia sẻ bởi đỗ khắc hưởng | Ngày 15/10/2018 | 212

Chia sẻ tài liệu: lý thuyết hóa 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP LÝ THUYẾT HÓA 9
Câu I:(THANH OAI) (5 điểm)Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Sục từ từ khí cacbonđioxit vào dung dịch nước vôi trong.
2. Đốt bột sắt trong không khí.
3. Khử sắt (III) oxit bằng khí Cacbon oxit.
4. Cho từ từ dung dịch axit nitric vào lọ đựng bột sắt.
5. Cho từ từ bột sắt vào lọ đựng dung dịch axit nitric.
6. Cho bột sắt phản ứng với dung dịch bạc nitrat.
7. Đốt quặng pirit sắt.
8. Nung sắt (II) hiđroxit trong không khí.
9. Hòa tan oleum vào nước.
10. Cho hỗn hợp K, Al, Zn vào nước
Câu 1:(HẢI LĂNG)
Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau :
FeCl3 Fe(NO3)3Fe(OH)3Fe2O3FeFeCl2
Câu 2:(HẢI LĂNG)
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
a) Sục ít khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
b) Cho dây kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
c) Cho mẩu giấy quỳ tím có tẩm nước vào lọ đựng khí clo.
d) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3.
Câu I(MỸ HÀO)
1. Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau:
a. Sục SO2 vào dung dịch Brôm.
b. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong. Sau đó tiếp tục cho nước vôi trong vào dung dịch vừa tạo thành cho đến dư.
c. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl có O2 tan.
2. Tìm các chất và viết phương trình háo học thỏa mãn sơ đồ sau:
a. Oxit + Axit → 2 Muối + Oxit
b. Kim loại + Muối → 2 Muối
c. Muối + Bazơ → Muối + Oxit
d. Kim loại + Axit → Muối + 2 Oxit
3. Nung nóng Cu trong không khí một thời gian được chất rắn A. Hòa tan A bằng H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch D. D vừa tác dụng với BaCl2 vừa tác dụng với NaOH. Cho B tác dụng với đung ịch KOH. Xác định thành phần A, B, C, D và viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 1. (KIM BỒI)
Viết các phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau:
Al AlCl3 Al (OH)3 Al2O3 Al(NO3)3 Al
Câu I.(YÊN MỸ)).
1. Mô tả và giải thích hiện tượng (lập phương trình hóa học) xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho bari vào dung dịch natri hiđrocacbonat.
Sục khí cacbonic từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong. Sau đó tiếp tục cho nước vôi trong vào dung dịch tạo thành đến dư.
Cho hỗn hợp gồm sắt (III) oxit và đồng vào dung dịch axit clohiđric.
Câu 1(THIỆU HÓA L1):Công thức của sắt (II) hiđroxit là
A. FeO. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Fe3O4.
Câu 2(THIỆU HÓA L1)::Nhôm bị thụ động trong hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch H2SO4 loãng nguội. B. Dung dịch HNO3 loãng nguội.
C. Dung dịch HCl đặc nguội. D. Dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 3(THIỆU HÓA L1)::Muối (NH4)CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch của hóa chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2. B. MgCl2. C. FeSO4. D. NaOH.
Câu 6(THIỆU HÓA L1):: Để đề phòng bị nhiễm độc khí CO và một số khí độc khác, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. đồng (II) oxit. B. than hoạt tính. C. magie oxit. D. mangan đioxit.
Câu 7(THIỆU HÓA L1)::Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
A. Fe(OH)3. B. Zn(OH)2. C. Cr(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 8(THIỆU HÓA L1)::Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thủy luyện, ta không thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Ca. C. Fe. D. Zn.
Câu 12(THIỆU HÓA L1):: Kim loại Fe tác dụng với hóa chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đỗ khắc hưởng
Dung lượng: 98,13KB| Lượt tài: 5
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)