Ly 8
Chia sẻ bởi Lê Mai Hà |
Ngày 14/10/2018 |
84
Chia sẻ tài liệu: ly 8 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
Môn Vật lí 8
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Chương I. Cơ học
1. Công suất.
- Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính công suất:
- Đơn vị công suất: Nếu A đo bằng J, t đo bằng s thì = 1J/s (Jun trên giây)
Đơn vị công suất J/s gọi là oát(W)
1W = 1J/s; 1kW = 1000W; 1MW = 1000kW = 1000 000W
2. Cơ năng
- Vật có khả năng thực hiện công cơ học là vật có cơ năng.
- Các dạng của cơ năng: Thế năng và động năng
* Thế năng:
+ Thế năng hấp dẫn: Cơ năng mà vật có được do có một độ cao nào đó so với vật mốc. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
+ Thế năng đàn hồi: Cơ năng mà vật có được khi vật bị biến dạng. Độ biến dạng càng lớn thế năng đàn hồi càng lớn.
* Động năng: Cơ năng mà vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
- Động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
* Chương II. Nhiệt học.
1. Cấu tạo của các chất & hiện tượng khuyếch tán
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ bé gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
* Giải thích hiện tượng khuếch tán?
* Bài tập ví dụ:
1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Trả lời:
- Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
2. Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
Trả lời:
- Vì các hạt vật chất rất nhỏ nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng
3. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn vào nước lạnh?
Trả lời:
- Vì trong nước nóng các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.
4. Nhỏ một giọt nước vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?
Trả lời:
- Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía.
- Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn vì khi đó các phân tử chuyển động nhanh hơn.
5. Tại sao trong nước hồ, ao, sông, suối hay nước biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Trả lời:
- Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía, trong đó một số chuyển động xuống phía dưới và len vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước có các phân tử khí
6. Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
Trả lời:
- Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn. Vì khi đó các phân tử chuyển động nhanh hơn.
7. Bỏ một cục đường phèn vào trong một cốc đựng nước. Đường chìm xuống đáy cốc. Một lúc sau nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt. Tại sao?
Trả lời:
- Vì các phân tử nước và các phân tử đường luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên sau một thời gian chúng tự hòa lẫn vào nhau nên ta nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt.
8. Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng?
Trả lời:
- Ta biết nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
- Vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước trong cốc nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước trong cốc nước lạnh. Do đó khi thả thuốc tím vào hai cốc thì
Môn Vật lí 8
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Chương I. Cơ học
1. Công suất.
- Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính công suất:
- Đơn vị công suất: Nếu A đo bằng J, t đo bằng s thì = 1J/s (Jun trên giây)
Đơn vị công suất J/s gọi là oát(W)
1W = 1J/s; 1kW = 1000W; 1MW = 1000kW = 1000 000W
2. Cơ năng
- Vật có khả năng thực hiện công cơ học là vật có cơ năng.
- Các dạng của cơ năng: Thế năng và động năng
* Thế năng:
+ Thế năng hấp dẫn: Cơ năng mà vật có được do có một độ cao nào đó so với vật mốc. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
+ Thế năng đàn hồi: Cơ năng mà vật có được khi vật bị biến dạng. Độ biến dạng càng lớn thế năng đàn hồi càng lớn.
* Động năng: Cơ năng mà vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
- Động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
* Chương II. Nhiệt học.
1. Cấu tạo của các chất & hiện tượng khuyếch tán
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ bé gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
* Giải thích hiện tượng khuếch tán?
* Bài tập ví dụ:
1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Trả lời:
- Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
2. Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
Trả lời:
- Vì các hạt vật chất rất nhỏ nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng
3. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn vào nước lạnh?
Trả lời:
- Vì trong nước nóng các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.
4. Nhỏ một giọt nước vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?
Trả lời:
- Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía.
- Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn vì khi đó các phân tử chuyển động nhanh hơn.
5. Tại sao trong nước hồ, ao, sông, suối hay nước biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Trả lời:
- Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía, trong đó một số chuyển động xuống phía dưới và len vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước có các phân tử khí
6. Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
Trả lời:
- Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn. Vì khi đó các phân tử chuyển động nhanh hơn.
7. Bỏ một cục đường phèn vào trong một cốc đựng nước. Đường chìm xuống đáy cốc. Một lúc sau nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt. Tại sao?
Trả lời:
- Vì các phân tử nước và các phân tử đường luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên sau một thời gian chúng tự hòa lẫn vào nhau nên ta nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt.
8. Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng?
Trả lời:
- Ta biết nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
- Vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước trong cốc nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước trong cốc nước lạnh. Do đó khi thả thuốc tím vào hai cốc thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Mai Hà
Dung lượng: 96,94KB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)