LY 7

Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Hải | Ngày 17/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: LY 7 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 25 / 9 / 2016
Tiết 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
2. Kỹ năng: - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, tỉ mỉ, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
( Chuẩn bị cho GV:Bảng phụ vẽ hình 4.3
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng; 1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng; 1 tờ giấy dán trên 1 tấm gỗ phẳng nằm ngang; 1 thước đo góc mỏng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Kiểm tra (3 phút)
HS1: Thế nào là bóng tối, nửa bóng tối?
Nhật thực toàn phần (1 phần); Nguyệt thực thường xảy ra khi nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
GV: ĐVĐ như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sơ bộ về tác dụng của gương phẳng (5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

GV: Phát gương phẳng cho các nhóm HS.
- Các em hãy dùng gương soi và nói xem các em đã nhìn thấy những gì trong gương?
GV: Thông báo: ảnh của vật tạo bởi gương.
- Các em hãy nhận xét xem mặt gương có đặc điểm gì?
C1: Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng: mặt kính, mặt nước, tấm kim loại.
GV: Khi chiếu 1 tia sáng lên mặt 1 gương phẳng thì có hiện tượng gì xảy ra?
I. GƯƠNG PHẲNG
( Quan sát:


- Hình của 1 vật quan sát được trên gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.


Hoạt động 3: Nghiên cứu về định luật phản xạ ánh sáng (20 phút)
GV:Hướng dẫn HS làm TN hình 4.2 SGK.
HS: Hoạt động nhóm làm TN theo hình 4.2: Chiếu 1 tia sáng lên mặt 1 gương phẳng ( quan sát hiện tượng ( Chỉ ra tia tới và tia phản xạ.
GV: Thông báo: Hiện tượng mà các em đang quan sát được gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. Vậy Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
GV: Yêu cầu HS trả lời C2.
C2: Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới
GV: Từ kết quả TN trên ta có thể rút ra được kết luận gì?
GV: Hướng dẫn HS thực hiện lại TN hình 4.2 để tìm mối quan hệ i và i’.
HS: Làm TN hình 4.2. Dùng thước đo góc để xác định giá trị của i’ khi cho i lần lượt bằng 600; 450; 300. Điền kết quả vào bảng.
( Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.
GV: Thông báo về định luật phản xạ ánh sáng
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 4.3 giới thiệu.
- Gương phẳng G; Pháp tuyến IN vuông góc với G
Tia tới SI; I là điểm tới.
IR là tia phản xạ.
i là góc tới; i’ là góc phản xạ.
HS: 1 HS lên bảng biểu diễn ( HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa chữa (nếu cần).
II. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.
( Thí nghiệm:
- Hiện tượng tia sáng gặp vật chắn bị hắt lại môi trường cũ gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
1. Định luật phản xạ ánh sáng.
( Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.
2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới.
i: Gọi là góc tới
i’: Gọi là góc phản xạ.
( Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
3. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i = i’).
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.









Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (10 phút)

GV:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Ngọc Hải
Dung lượng: 725,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)