Luyen tap V8 tuan 8: VHNN
Chia sẻ bởi Bùi Thị Thu Huyền |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Luyen tap V8 tuan 8: VHNN thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Bổ trợ Ngữ văn 8- tuần 8
Đoạn văn cảm nhận chi tiết, hình ảnh
trong các văn bản nước ngoài
I.Ví dụ :
Bài 1 : Con có thích cách kết thúc truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen không? Vì sao ? (Trình bày thành một đoạn văn)
Bài 2 : Hình tượng chiếc lá cuối cùng, kiệt tác của bác Bơ- men, có ý nhĩa như thế nào ? (Trình bày thành một đoạn văn)
II.Luyện tập :
Bài tập 1; Đọc kĩ 2 bài tập trong phần ví dụ. Hãy thực hiện yêu cầu của từng bài tập trên bằng cách ghi lại gạch đầu dòng những nội dung sau;
Bài 1; +Con có thích cách kết thúc truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen không?
+Lý do con thích ( hoặc không thích).
Bài 2: +Hình tượng chiếc lá cuối cùng, kiệt tác của bác Bơ - men có ý nghĩa như thế nào?
Đối với Giôn- xi.
Đối với bác Bơ-men.
Đối với nghệ thuật.
Bài tập 2; Con hãy đọc kỹ các đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới.
* Đoạn 1: Bao trùm lên khắp tác phẩm là sự thông cảm, tình yêu thương đối với em bé nghèo bất hạnh của An- đéc- xen. Chính tình yêu thương ấy đẫ khiến nhà văn tạo nên những điều kì diệu dù chỉ là mộng tưởng đối với em bé bán diêm, khiến cho nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười cũng như cảnh huy hoàng ở cuối tác phẩm. Tuy nhiên, chi tiết cuối tác phẩm vẫn mang tính bi kịch, là một cảnh thương tâm. Đây là bi kịch của những con người sống trong một xã hội thiếu vắng tình người. Vì thế những điều kỳ diệu và cảnh tượng huy hoàng kia không khoả lấp được lòng xót thương của tác giả và người đọc đối với em bé tội nghiệp. Em bé chết rồi, nhưng cái chết ấy còn làm cho người đọc day dứt.
*Đoạn 2 : Chi tiết cuối tác phẩm kể về cái chết của cô bé bán diêm giữa một ngày đầu năm mới. Em chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi vẫn đang "mỉm cười". Em chết hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cảnh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Cái chết của em là một bi kịch nhưng là một bi- kịch- lạc- quan. Rõ ràng, đến những dòng cuối cuối của áng văn, tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người trong cõi lòng nhà văn Đan Mạch - ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng ấy, thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn.
*Đoạn 3;Chiếc lá thường xuân cuối cùng chẳng bao giờ rung rinh hoặc lay động khi gió thổi bởi vì đó chính là kiệt tác của cụ Bơ - men, cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Để tạo được kiệt tác ấy, cụ đã
Đoạn văn cảm nhận chi tiết, hình ảnh
trong các văn bản nước ngoài
I.Ví dụ :
Bài 1 : Con có thích cách kết thúc truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen không? Vì sao ? (Trình bày thành một đoạn văn)
Bài 2 : Hình tượng chiếc lá cuối cùng, kiệt tác của bác Bơ- men, có ý nhĩa như thế nào ? (Trình bày thành một đoạn văn)
II.Luyện tập :
Bài tập 1; Đọc kĩ 2 bài tập trong phần ví dụ. Hãy thực hiện yêu cầu của từng bài tập trên bằng cách ghi lại gạch đầu dòng những nội dung sau;
Bài 1; +Con có thích cách kết thúc truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen không?
+Lý do con thích ( hoặc không thích).
Bài 2: +Hình tượng chiếc lá cuối cùng, kiệt tác của bác Bơ - men có ý nghĩa như thế nào?
Đối với Giôn- xi.
Đối với bác Bơ-men.
Đối với nghệ thuật.
Bài tập 2; Con hãy đọc kỹ các đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới.
* Đoạn 1: Bao trùm lên khắp tác phẩm là sự thông cảm, tình yêu thương đối với em bé nghèo bất hạnh của An- đéc- xen. Chính tình yêu thương ấy đẫ khiến nhà văn tạo nên những điều kì diệu dù chỉ là mộng tưởng đối với em bé bán diêm, khiến cho nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười cũng như cảnh huy hoàng ở cuối tác phẩm. Tuy nhiên, chi tiết cuối tác phẩm vẫn mang tính bi kịch, là một cảnh thương tâm. Đây là bi kịch của những con người sống trong một xã hội thiếu vắng tình người. Vì thế những điều kỳ diệu và cảnh tượng huy hoàng kia không khoả lấp được lòng xót thương của tác giả và người đọc đối với em bé tội nghiệp. Em bé chết rồi, nhưng cái chết ấy còn làm cho người đọc day dứt.
*Đoạn 2 : Chi tiết cuối tác phẩm kể về cái chết của cô bé bán diêm giữa một ngày đầu năm mới. Em chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi vẫn đang "mỉm cười". Em chết hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cảnh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Cái chết của em là một bi kịch nhưng là một bi- kịch- lạc- quan. Rõ ràng, đến những dòng cuối cuối của áng văn, tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người trong cõi lòng nhà văn Đan Mạch - ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng ấy, thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn.
*Đoạn 3;Chiếc lá thường xuân cuối cùng chẳng bao giờ rung rinh hoặc lay động khi gió thổi bởi vì đó chính là kiệt tác của cụ Bơ - men, cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Để tạo được kiệt tác ấy, cụ đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Thu Huyền
Dung lượng: 32,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)