Luyện đề thi vào 10
Chia sẻ bởi Lê Bích Ngọc |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: luyện đề thi vào 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH / THÀNH PHỐ ………
MÃ ĐỀ: 101
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT
NĂM HỌC:
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, từ bếp lửa của bà, nhà thơ đã thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Em cảm nhận như thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng ấy.
Câu 2 (1,0 điểm)
Cho đoạn trích:
“Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không thể dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kie sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp nơi xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, […]”
(Trích “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 9 tập hai)
Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích trên? Cho biết nội dung của hàm ý?
Câu 3 (3,0 điểm)
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hà (Giảng viên tâm lý của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) chia sẻ: “Tâm lý giới trẻ luôn mong muốn tiếp thu và bắt chước cái mới, lạ về mọi mặt, trong đó có các hành vi ứng xử, tuy nhiên, rất ít trong số đó có sự chọn lọc. Việc ứng xử như thế nào cho phù hợp thể hiện trình độ học vấn và nhận thức của mỗi học sinh, sinh viên”.
(Theo “Buồn vì văn hóa ứng xử của giới trẻ”, Thanh Lịch, khampha.vn ngày 12/11/2013)
Dựa vào lời chia sẻ trên, hãy viết một bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về văn hóa ứng xử của giới trẻ (trong đó có học sinh) hiện nay.
Câu 4 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ qua nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê).
……… HẾT ………
Chữ ký của Giám thị số 1: …………………………… Chữ ký của Giám thị số 2: ………………………
Họ và tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH / THÀNH PHỐ ………
MÃ ĐỀ: 102
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT
NĂM HỌC:
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Sức thuyết phục, sự lan tỏa cứ hồn nhiên mà tỏa rạng không một chút kiểu cách, phô trương hay lí luận dài lời. Kết cấu bài thơ vừa theo chiều dọc: […], vừa phát triển theo chiều ngang: đứa trẻ gắn bó trong tình thương mến của gia đình, của quê hương, còn đến lúc có thể đi xa, hình ảnh quê hương vẫn như bóng với hình trở thành một thứ hành trang tinh thần vô giá.”
(Vũ Dương Qũy - Lê Bảo, “Bình giảng văn 9”)
a) Hãy cho biết tên và tác giả bài thơ được nói đến trong đoạn trích trên.
b) Lời tâm tình trong bài thơ là lời của ai nói với ai? Qua lời tâm tình ấy, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Câu 2 (1,0 điểm)
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước.
(Tố Hữu, “Sáng tháng năm”)
Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ?
Câu 3 (3,0 điểm)
“Rất nhiều điều kì diệu đến từ facebook. Tuy nhiên, chính sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội này đã khiến cho nhiều chuyện tưởng chừng chỉ là đùa tếu táo đã mang đến những hậu quả khôn lường. Những phát ngôn gây sốc, những bức hình phản cảm, những lời cười cợt thái quá… đã khiến cho không ít người bị tổn thương nghiêm trọng.” (Theo nguồn Internet)
Từ những hiểu biết về mạng xã hội facebook, em viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi
TỈNH / THÀNH PHỐ ………
MÃ ĐỀ: 101
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT
NĂM HỌC:
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, từ bếp lửa của bà, nhà thơ đã thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Em cảm nhận như thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng ấy.
Câu 2 (1,0 điểm)
Cho đoạn trích:
“Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không thể dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kie sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp nơi xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, […]”
(Trích “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 9 tập hai)
Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích trên? Cho biết nội dung của hàm ý?
Câu 3 (3,0 điểm)
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hà (Giảng viên tâm lý của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) chia sẻ: “Tâm lý giới trẻ luôn mong muốn tiếp thu và bắt chước cái mới, lạ về mọi mặt, trong đó có các hành vi ứng xử, tuy nhiên, rất ít trong số đó có sự chọn lọc. Việc ứng xử như thế nào cho phù hợp thể hiện trình độ học vấn và nhận thức của mỗi học sinh, sinh viên”.
(Theo “Buồn vì văn hóa ứng xử của giới trẻ”, Thanh Lịch, khampha.vn ngày 12/11/2013)
Dựa vào lời chia sẻ trên, hãy viết một bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về văn hóa ứng xử của giới trẻ (trong đó có học sinh) hiện nay.
Câu 4 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ qua nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê).
……… HẾT ………
Chữ ký của Giám thị số 1: …………………………… Chữ ký của Giám thị số 2: ………………………
Họ và tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH / THÀNH PHỐ ………
MÃ ĐỀ: 102
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT
NĂM HỌC:
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Sức thuyết phục, sự lan tỏa cứ hồn nhiên mà tỏa rạng không một chút kiểu cách, phô trương hay lí luận dài lời. Kết cấu bài thơ vừa theo chiều dọc: […], vừa phát triển theo chiều ngang: đứa trẻ gắn bó trong tình thương mến của gia đình, của quê hương, còn đến lúc có thể đi xa, hình ảnh quê hương vẫn như bóng với hình trở thành một thứ hành trang tinh thần vô giá.”
(Vũ Dương Qũy - Lê Bảo, “Bình giảng văn 9”)
a) Hãy cho biết tên và tác giả bài thơ được nói đến trong đoạn trích trên.
b) Lời tâm tình trong bài thơ là lời của ai nói với ai? Qua lời tâm tình ấy, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Câu 2 (1,0 điểm)
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước.
(Tố Hữu, “Sáng tháng năm”)
Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ?
Câu 3 (3,0 điểm)
“Rất nhiều điều kì diệu đến từ facebook. Tuy nhiên, chính sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội này đã khiến cho nhiều chuyện tưởng chừng chỉ là đùa tếu táo đã mang đến những hậu quả khôn lường. Những phát ngôn gây sốc, những bức hình phản cảm, những lời cười cợt thái quá… đã khiến cho không ít người bị tổn thương nghiêm trọng.” (Theo nguồn Internet)
Từ những hiểu biết về mạng xã hội facebook, em viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Bích Ngọc
Dung lượng: 160,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)