Luyện đề học kì 1 DĐT
Chia sẻ bởi Dương Đình Tuấn |
Ngày 12/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Luyện đề học kì 1 DĐT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
-Nguyễn Dữ-
Câu 1.
-Ý nghĩa nhan đề “Truyền kì mạn lục”: Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
-Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là áng “thiên cổ kì bút” vì đó bút lạ ngàn xưa, cũng có nghĩa là áng văn hay ngàn đời.
Câu 2.Đọc và thực hiện
a.Trong đoạn truyện có 3 lời thoại của Vũ Nương:
*Lời thoại 1: Nàng đã nói đến thân phận của mình “là con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, nói đến tình nghĩa vợ chồng gắn bó: “sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”. Nàng còn khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng trong suốt thời gian chồng đi lính: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, rồi tha thiết cầu xin chồng “đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Điều đó cho thấy Vũ Nương đã cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
*Lời thoại 2: Với tâm trạng đau đớn, Vũ Nương đã bày tỏ nỗi thất vọng khi không hiểu vì sao chồng lại đối xử tàn nhẫn bất công. Nàng không có quyền bảo vệ mình, thậm chí được bảo vệ cũng không có: “Hàng xóm thanh minh biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả”. Vũ Nương-người phụ nữ của gia đình-đã mất đi “thú vui nghi gia nghi thất” tình cảm chung thủy dành cho chồng đã bị Trương Sinh phủ nhận một cách tàn nhẫn.
*Lời thoại 3: Là lời độc thoại như một lời than của Vũ Nương trước trời cao sông thẳm, cũng là lời nguyện cầu xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất cũng như phẩm hạnh của nàng. Hành động trẫm mình của Vũ Nương là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Nó chất chứa nỗi tuyệt vọng cay đắng nhưng cũng đi theo sự chỉ đạo của lí trí.
b.Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách diễn dịch hoặc tổng phân hợp:
Bài làm
Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Ở phần đầu truyện, Vũ Nương được giới thiệu”tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp:, vì mến dung hạnh của nàng nên Trương Sinh đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Trong cuộc sống vợ chồng, nàng luôn cư xử đúng mực, nhường nhịn, “giữ gìn khuôn phép”, vì thế dù “Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức” nhưng Vũ Nương “không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa”. Thế rồi chiến tranh xảy ra, Trương Sinh lại là con nhà hào phú nhưng không có học nên bị ghi tên vào sổ đi lính, Vũ Nương “rót chén rượu đầy”, tiễn chồng đi bằng những lời dặn dò tràn đầy nghĩa tình đằm thắm; nàng chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Nàng cũng cảm thông cho nỗi vất vả chồng phải chịu đựng, nỗi niềm của bà mẹ xa con đồng thời còn bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong của người vợ trẻ. Đọc đến đây, người đọc xúc động “ứa hai hàng lệ”. Khi Trương Sinh đi chiến trận, Vũ Nương càng bộc lộ rõ là người vợ thủy chung, yêu chồng hết mực hơn. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn-cảnh đẹp mùa xuân hay mây che kín núi-cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh buồn, nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình, “nỗi buồn góc bể chân trời, nhớ người ải xa” cứ dài đằng đẵng theo năm tháng. Vũ Nương cũng vừa là một người mẹ yêu con, một nàng dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Một mình nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa hết lòng chăm sóc, lễ bái thần Phật, lấy lời ngon ngào khuyên lơn khi mẹ chồng ốm và lời trăn trối của mẹ chồng trước khi mất là sự ghi nhận nhân cách, sự đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình: “…xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”, khi bà mất, Vũ Nương cũng lo việc ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình. Vì quá yêu con, thương con thiếu vắng tình cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã trở bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản, nàng đâu biết rằng chính lời nói dối đầy yêu thương và thiện chí ấy lại chính là con dao giết chết nàng sau này. Khi Trương Sinh đi lính trở về nhà, tưởng chừng niềm vui đoàn tụ sẽ bù đắp mọi thiệt thòi cho nàng, nhưng khổ thay nàng không được hạnh phúc mà còn bị chồng nghi oan, cho
-Nguyễn Dữ-
Câu 1.
-Ý nghĩa nhan đề “Truyền kì mạn lục”: Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
-Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là áng “thiên cổ kì bút” vì đó bút lạ ngàn xưa, cũng có nghĩa là áng văn hay ngàn đời.
Câu 2.Đọc và thực hiện
a.Trong đoạn truyện có 3 lời thoại của Vũ Nương:
*Lời thoại 1: Nàng đã nói đến thân phận của mình “là con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, nói đến tình nghĩa vợ chồng gắn bó: “sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”. Nàng còn khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng trong suốt thời gian chồng đi lính: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, rồi tha thiết cầu xin chồng “đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Điều đó cho thấy Vũ Nương đã cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
*Lời thoại 2: Với tâm trạng đau đớn, Vũ Nương đã bày tỏ nỗi thất vọng khi không hiểu vì sao chồng lại đối xử tàn nhẫn bất công. Nàng không có quyền bảo vệ mình, thậm chí được bảo vệ cũng không có: “Hàng xóm thanh minh biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả”. Vũ Nương-người phụ nữ của gia đình-đã mất đi “thú vui nghi gia nghi thất” tình cảm chung thủy dành cho chồng đã bị Trương Sinh phủ nhận một cách tàn nhẫn.
*Lời thoại 3: Là lời độc thoại như một lời than của Vũ Nương trước trời cao sông thẳm, cũng là lời nguyện cầu xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất cũng như phẩm hạnh của nàng. Hành động trẫm mình của Vũ Nương là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Nó chất chứa nỗi tuyệt vọng cay đắng nhưng cũng đi theo sự chỉ đạo của lí trí.
b.Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách diễn dịch hoặc tổng phân hợp:
Bài làm
Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Ở phần đầu truyện, Vũ Nương được giới thiệu”tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp:, vì mến dung hạnh của nàng nên Trương Sinh đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Trong cuộc sống vợ chồng, nàng luôn cư xử đúng mực, nhường nhịn, “giữ gìn khuôn phép”, vì thế dù “Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức” nhưng Vũ Nương “không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa”. Thế rồi chiến tranh xảy ra, Trương Sinh lại là con nhà hào phú nhưng không có học nên bị ghi tên vào sổ đi lính, Vũ Nương “rót chén rượu đầy”, tiễn chồng đi bằng những lời dặn dò tràn đầy nghĩa tình đằm thắm; nàng chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Nàng cũng cảm thông cho nỗi vất vả chồng phải chịu đựng, nỗi niềm của bà mẹ xa con đồng thời còn bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong của người vợ trẻ. Đọc đến đây, người đọc xúc động “ứa hai hàng lệ”. Khi Trương Sinh đi chiến trận, Vũ Nương càng bộc lộ rõ là người vợ thủy chung, yêu chồng hết mực hơn. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn-cảnh đẹp mùa xuân hay mây che kín núi-cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh buồn, nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình, “nỗi buồn góc bể chân trời, nhớ người ải xa” cứ dài đằng đẵng theo năm tháng. Vũ Nương cũng vừa là một người mẹ yêu con, một nàng dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Một mình nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa hết lòng chăm sóc, lễ bái thần Phật, lấy lời ngon ngào khuyên lơn khi mẹ chồng ốm và lời trăn trối của mẹ chồng trước khi mất là sự ghi nhận nhân cách, sự đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình: “…xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”, khi bà mất, Vũ Nương cũng lo việc ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình. Vì quá yêu con, thương con thiếu vắng tình cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã trở bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản, nàng đâu biết rằng chính lời nói dối đầy yêu thương và thiện chí ấy lại chính là con dao giết chết nàng sau này. Khi Trương Sinh đi lính trở về nhà, tưởng chừng niềm vui đoàn tụ sẽ bù đắp mọi thiệt thòi cho nàng, nhưng khổ thay nàng không được hạnh phúc mà còn bị chồng nghi oan, cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Đình Tuấn
Dung lượng: 53,78KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)