Luật giao thông

Chia sẻ bởi Lê Bình | Ngày 01/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Luật giao thông thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 2
Điều lệ báo hiệu đường bộ việt nam
* Mục tiêu:
1- Quy định chung.
2- Định nghĩa các danh từ kỹ thuật dùng trong điều lệ.
3- Phân loại biển báo và tên gọi các biển báo hiệu.
4- Cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn, cột KM.
Tổng số: 4 tiết
Lên lớp: 4 tiết
*- Mục tiêu:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Nắm được những quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam, các danh từ kỹ thuật và gọi tên chính xác các nhóm biển báo hiệu.
- Chấp hành đúng các quy định khi điều khiển xe trên đường đảm bảo an toàn và đúng luật.
1- Quy định chung:
1.1- Khái niệm hệ thống báo hiệu đường bộ:
Hệ thống báo hiệu đường bộ là tất cả các phương tiện dùng để báo hiệu, chỉ dẫn, báo lệnh hoặc điều khiển sự đi lại trên đường bộ, bao gồm:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn giao thông.
- Biển báo hiệu.
- Đảo giao thông, vạch kẻ đường, và các dấu hiệu khác trên đường, cọc tiêu cột km, mốc lộ giới, hoặc tường bảo vệ hàng rào chắn.
Người điều khiển giao thông.
Đèn tín hiệu giao thông.
Biển báo hiệu đường bộ.
Đảo giao thông.
Vạch kẻ đường.
Cọc tiêu.
1.2- Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu:
a- Khi đồng thời có các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực mà ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
+ Tín hiệu đèn hoặc cờ.
+ Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
+ Vạch kẻ đường.
b- Khi ở một chỗ đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà 2 biển có ý nghĩa trái ngược nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển tạm thời.
1.3- Phạm vi tác dụng:
Điều lệ áp dụng cho tất cả các loại hệ thống trong toàn quốc gồm: Quốc lộ(QL), đường tỉnh(ĐT), đường huyện(ĐH), đường xã (ĐX), đường đô thị (Đ ĐT), và đường chuyên dùng(CD).
1.4- Trách nhiệm của người sử dụng đường bộ.
a- Tất cả những người sử dụng đường bộ nhất là những người điều khiển các loại phương tiện vận tải hoạt động trên đường đều phải chấp hành điều lệ này.
b- Hệ thống báo hiệu đường bộ là tài sản của nhà nước, là phương tiện bảo đảm an toàn GT phòng ngừa tai nạn . Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ tốt những báo hiệu trên đường, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của những biển báo hiệu đặt trên đường.
Người nào làm hư hỏng, đổ vỡ những báo hiệu đặt trên đường, phải báo ngay cho cơ quan quả lý đường bộ sở tại phục hồi và phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp làm hư hỏng mà không báo, khi bị phát hiện ra thì được coi là làm hư hại tài sản của nhà nước và sẽ bị sử lý theo pháp luật.
2 - Định nghĩa các danh từ kỹ thuật dùng trong điều lệ:
2.1- Đường quốc lộ: đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường ĐT và ĐCD, được định nghĩa ở nghị định :(quản lý và bảo vệ KCHTGTĐB của chính phủ).
2.2- Đường ôtô: Là những con đường sử dụng riêng cho các loại phương tiện cơ giới hoặc phần dành cho phương tiện cơ giới chạy phân biệt với phần đường người đi bộ và phương tiện thô sơ bằng các dải phân cách hoặc vạch dọc liền.
2.3- Đường thô sơ: Là những đường hoặc phần đường dành riêng cho phương tiện thô sơ, người đi bộ, được phân biệt với đường xe cơ giới bằng dải phân các hoặc vạch dọc liền.
2.4- Đường ưu tiên:Là để chỉ tuyến đường chính, khi qua nơi giao nhau giữa đường chính với đường khác thì xe cơ giới chạy trên đường chính được quyền ưu tiên đi qua, các xe chạy trên đường khác phải nhường đường (trừ xe ưu tiên)
Xác định đường ưu tiên (đường chính) theo thứ tự sau: QL - đường ĐT- ĐT- ĐH - ĐX -ĐCD
Nếu 2 đường cùng hạng, cùng mức giao nhau, việc xác định đường nào là đường ưu tiên theo quy định sau:
Hai đường giao nhau có lưu lượng xe chạy như nhau, đường nào có nhiều ôtô vận tải công cộng hoặc đường nào có tốc độ xe chạy lớn hơn thì đường đó là đường ưu tên.
Hai đường giao nhau, đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì đường đó là đường ưu tiên. Không được quy định cả 2 đường là ưu tiên giao nhau cùng mức.
2.5- Đường không ưu tiên:- Là để chỉ những đường nhập vào đường ưu tiên.
2.6- Đường một chiều: Là để chỉ những đường chỉ cho đi 1 chiều.
2.7-Đường hai chiều: Là để chỉ những đường dùng chung cho cả 2 chiều đi và về mà không có giải phân cách hoặc vạch dọc liền.
2.8- Đường đôi: Là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt rõ ràng bằng dải phân cách hoặc vạch dọc liền.
2.9- Nơi giao nhau: Là nơi nhiều tuyến đường gặp nhau trên cùng một cao độ.
42
2.10- Khu đông đân cư: Là để chỉ những thành phố, tỉnh lỵ, huyện lỵ, thị xã, thị trấn... mà đường bộ đi qua. Những nơi quy định là khu đông đân cư thì người sử dụng đường phải chấp hành luật GTĐB áp dụng khi đi trong TP, thị xã thị trấn.
2.11- Xe đạp: Là để chỉ phương tiện vận tải có ít nhất 2-3 bánh và chuyển động được bằng sức người ngồi, đứng trên phương tiện đó
Xe đạp thồ: Là để chỉ xe đạp chở trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc hai bên thành xe, những vật cồng kềnh như sọt...
2.12- Xe người kéo: Là để chỉ chung những loại phương tiện, vận tải có một hoặc nhiều bánh và chuyển động được nhờ sức người kéo hoặc đẩy...và xe của người tàn tật.
2.13- Xe súc vật kéo: Là để chỉ những loại xe chuyên chở hàng hoá hoặc chở người do súc vật kéo.
2.14- Phương tiện cơ giới: Là để chỉ chung xe ôtô, máy kéo, xe mô tô,xe gắn máy, xe chuyên dùng và các loại xe có kết cấu tương tự...
2.15- Xe gắn máy: Là loại xe 2-3 bánh chạy bằng động cơ có thể tích làm việc dưới 50cm3. Khi tắt máy đạp xe được.
2.16- Xe mắy(Môtô): Là phương tiện 2-3 bánh chuyển động bằng động cơ có thể tích làm việc trên 50cm3 (trọng lượng toàn bộ không kể người và hàng không vượt quá 450kg).
2.17- Ôtô sơ- mi -rơ -moóc: Là để chỉ những loại xe cơ giới chuyên chở hàng hoá hoặc chở người mà thùng xe truyền một phần trọng lượng lên đầu kéo và đầu kéo không có bộ phận chở hàng hoá hoặc chở người ( đầu kéo là ôtô có cấu tạo để móc với sơ-mi rơ-moóc).
2.18 Máy kéo: Là đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh tròn để thực hiện các công việc đào, múc, xúc, nâng cẩu....
2.9 Moóc: Là phương tiện vận tải không tự di chuyển được.
2.20 Ôtô moóc: Là ôtô đầu kéo hoặc ôtô sơ mi rơ moóc được móc với một hoặc trên một moóc.
2.21 Ôtô con: Là ôtô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, và ôtô chở hàng với tải trọng không quá 1,5 tấn. Ôtô con bao gồm cả các loại có kết cấu như môtô nhưng trọng lượng bản thân từ 450kg trở lên và trọng tải không quá 1,5 tấn.
2.22 Ôtô khách: Là ôtô chở người với số chỗ ngồi lớn hơn 9, ôtô khách bao gồm cả xe buýt- Xe buýt là xe có số chỗ ngồi ít hơn số chỗ đứng.
2.23 Ôtô tải: Là ôtô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5tấn trở lên.
2.24 Người sử dụng đường: Là chỉ những người điều khiển phương tiện, người sử dụng phương tiện tham gia GT, những người điều khiển dẫn dắt đoàn súc vật hoặc cưỡi súc vật và người đi bộ.
2.25 Xe ưu tiên: Chỉ xe được quyền ưu tiên theo luật GTĐB:
* Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường gia nhau từ bất kỳ hướng nào tới:
a/ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ .
b/ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ .
c/ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
d/ Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên. tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. e/ Đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
f/ Đoàn xe TANG.
g/ Các xe khác theo quy định của pháp luật.
* Xe quy định tại các điểm a,b,c,d và e khoản 1 của điều này khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi đèn theo quy định, không bị hạn chế tốc độ được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được kể cả khi có đèn đỏ và chỉ phải tuân theo hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.
2.26- Mốc lộ giới: Chỉ cọc mốc được cắm ở mép ngoài cùng của đất hành lang ATĐB theo chiều ngang đường.
2.27- Giá long môn: Là một loại khung treo biển vượt qua mặt đường ở trên cao, khi treo biển cạnh dưới của biển ( hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) cách mặt đường ít nhất là 5,0m .
Câu hỏi ôn tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)