LTVC ÔN TẬP CUỐI NĂM
Chia sẻ bởi Lê Thị Minh Tâm |
Ngày 09/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: LTVC ÔN TẬP CUỐI NĂM thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP CUỐI NĂM
Bài 1/ Gạch dưới từ chỉ sự vật trong các câu văn sau:
1/ Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.
2/ Nhẫn cặp chiếc hèo vào nách, bắc loa tay lên miệng, rướn cao người hô vang động cả núi rừng.
Bài 2/ Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong các câu văn sau:
1/ Con Ba Bớp cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm.
2/Sẻ lắc lắc cái mỏ xinh xắn của mình tỏ ý không thích.
3/Chích đi kiểm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào một chiếc lá.
4/Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn chuồn và Bướm mải miết rong chơi.
5/ Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.
6/ Lá vừa nẩy xanh
Mỏng như cánh bướm
Thức dậy buổi sớm
Nghe tiếng chim ca
Hớp giọt sương sa
Lòng nghe mát rượi
7/ Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây tổ.
8/ Tôi biết bà rất thích dùng nước hoa mỗi khi đi chơi.
9/Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên các hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuồng Cao Lộc Chi Lăng.
10/ Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ rũa đôi càng.
11/ Sáng nào mẹ tôi cũng dậy sớm. Đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm. Sau đó, mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân. Lúc cơm gần chín, mẹ gọi tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.
Bài 3/ Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu văn sau:
a/ Những tia nắng lấp lánh chiếu xuống khu vườn xinh đẹp của bé Hà.
b/ Những con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng đậu thoáng trên cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi.
c/ Các di tích lịch sử ở xứ sở Ai Cập hết sức độc đáo về kiến trúc, đồ sộ về quy mô.
d/ Băng mạnh mẽ và lạnh giá. Băng có thể làm đông cứng mọi vật. Màu sắc rực rỡ của muôn vàn hoa lá, cảnh vật vui tươi sẽ bị đóng băng.
e/ Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi – ô – lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mêng mông.
g/ hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
h/ Hươu rất nhút nhát. Tuy vậy, Hươu rất nhanh nhẹn chăm chỉ và tốt bụng.
Bài 4/ Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “cái gì?” trong các câu văn sau:
a/ Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ.
b/ Những cái lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.
c/ Trái tim nghệ sĩ của quạ vô cùng sung sướng.
d/ Cánh bướm xưa kia trắng như tuyết.
e/ Màu tro nâu vàng của bánh, màu trắng của đĩa tạo cảm giác miếng ăn thêm ngon.
g/ Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
h/ Những âm thanh của sự sống ngân lên vang vọng.
i/ Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.
k/ Nắng lên, lá đề mới xanh óng muột nà.
n/ Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xòa đang quằn lên vặn xuống.
m/ Những quả cà chua bói gieo sự náo nức cho mọi người.
Bài 5/ Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” trong các câu văn sau:
a/ chúng lau khô nước mắt, bắt đầu làm theo lời bà cụ.
b/ Cô bé áp bông hồng vào ngực.
Bài 6/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch dưới.
a/Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
b/ Quân và dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi.
c/Măng tre thức dậy nghe tiếng chim ca vào mỗi buổi sáng sớm.
d/ màn sương trắng buông nhẹ trên mặt sông.
e/Cá phơi đầy trên sàn, trên nóc nhà, bờ tường bãi cát.
g/ Lá thư viết trên tấm lá sồi đỏ thắm.
h/ Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm.
i/Cây đề như vẫy gọi người xa, vỗ về kẻ
Bài 1/ Gạch dưới từ chỉ sự vật trong các câu văn sau:
1/ Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.
2/ Nhẫn cặp chiếc hèo vào nách, bắc loa tay lên miệng, rướn cao người hô vang động cả núi rừng.
Bài 2/ Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong các câu văn sau:
1/ Con Ba Bớp cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm.
2/Sẻ lắc lắc cái mỏ xinh xắn của mình tỏ ý không thích.
3/Chích đi kiểm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào một chiếc lá.
4/Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn chuồn và Bướm mải miết rong chơi.
5/ Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.
6/ Lá vừa nẩy xanh
Mỏng như cánh bướm
Thức dậy buổi sớm
Nghe tiếng chim ca
Hớp giọt sương sa
Lòng nghe mát rượi
7/ Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây tổ.
8/ Tôi biết bà rất thích dùng nước hoa mỗi khi đi chơi.
9/Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên các hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuồng Cao Lộc Chi Lăng.
10/ Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ rũa đôi càng.
11/ Sáng nào mẹ tôi cũng dậy sớm. Đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm. Sau đó, mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân. Lúc cơm gần chín, mẹ gọi tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.
Bài 3/ Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu văn sau:
a/ Những tia nắng lấp lánh chiếu xuống khu vườn xinh đẹp của bé Hà.
b/ Những con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng đậu thoáng trên cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi.
c/ Các di tích lịch sử ở xứ sở Ai Cập hết sức độc đáo về kiến trúc, đồ sộ về quy mô.
d/ Băng mạnh mẽ và lạnh giá. Băng có thể làm đông cứng mọi vật. Màu sắc rực rỡ của muôn vàn hoa lá, cảnh vật vui tươi sẽ bị đóng băng.
e/ Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi – ô – lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mêng mông.
g/ hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
h/ Hươu rất nhút nhát. Tuy vậy, Hươu rất nhanh nhẹn chăm chỉ và tốt bụng.
Bài 4/ Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “cái gì?” trong các câu văn sau:
a/ Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ.
b/ Những cái lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.
c/ Trái tim nghệ sĩ của quạ vô cùng sung sướng.
d/ Cánh bướm xưa kia trắng như tuyết.
e/ Màu tro nâu vàng của bánh, màu trắng của đĩa tạo cảm giác miếng ăn thêm ngon.
g/ Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
h/ Những âm thanh của sự sống ngân lên vang vọng.
i/ Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng.
k/ Nắng lên, lá đề mới xanh óng muột nà.
n/ Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xòa đang quằn lên vặn xuống.
m/ Những quả cà chua bói gieo sự náo nức cho mọi người.
Bài 5/ Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” trong các câu văn sau:
a/ chúng lau khô nước mắt, bắt đầu làm theo lời bà cụ.
b/ Cô bé áp bông hồng vào ngực.
Bài 6/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch dưới.
a/Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
b/ Quân và dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi.
c/Măng tre thức dậy nghe tiếng chim ca vào mỗi buổi sáng sớm.
d/ màn sương trắng buông nhẹ trên mặt sông.
e/Cá phơi đầy trên sàn, trên nóc nhà, bờ tường bãi cát.
g/ Lá thư viết trên tấm lá sồi đỏ thắm.
h/ Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm.
i/Cây đề như vẫy gọi người xa, vỗ về kẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Minh Tâm
Dung lượng: 51,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)