LTVC lop 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phượng | Ngày 09/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: LTVC lop 3 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN LỚP 3

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nhân hóa. Ôân cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ? ( Trang 26)

I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được 3 cách nhân hóa (BT2).
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (BT3)
- Tìm được bộ phận câu trả lời về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/b hoặc a/c).
- sinh khá giỏi làm được toàn bộ BT 4
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu, sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trong khổ thơ sau sự vật nào được nhân hóa? Vì sao?
Ngoài đồng thím Vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh sao hôm
Long lanh đáy nước.
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
Giới thiệu bài
Vậy ngoài cách dùng từ chỉ người để gọi vật, dùng từ tả tính nết, hoạt động của người để tả về tính nết hoạt động của vật thì còn cách nhân hóa nào khác? Các con sẽ được tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay và các con còn dược ôn lại cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu nữa đấy.
* Bài 1.Đọc bài thơ sau.
- Giáo viên yêu cầu đọc yêu cầu bài 1
- Bài yêu cầu gì?
- Giáo viên kẻ chân.
- Giáo viên đọc bài thơ (trang 26)
- Yêu cầu học sinh đọc



- Giáo viên nhận xét: Cô thấy lớp mình đọc bài tốt rồi đấy
Bây giờ cùng chuyển đến bài tập 2 giúp cô nào.
Bài tập 2. Trong bài thơ trên những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Bài 2 yêu cầu gi?- Có mấy yêu cầu?
- Giáo viên kẻ chân.
* Để làm bài tập 2 này dễ dàng hơn thì các con nên dựa vào các gợi ý sau :
- Yêu cầu học sinh đọc gợi ý.
? Có mấy gợi ý?
- Những gợi ý này sẽ giúp các em giải thích được các sự vật được nhân hóa bằng cách nào đấy.
- Bây giờ các em cùng trả lời bài tập 2 vào bảng này giúp cô nhé!
- Bảng này gồm 2 cột :
+ Cột 1: Tên các sự vật được nhân hóa
+ Cột 2: Cách nhân hóa.
Trong cột 2 chia làm 3 cột nhỏ.- Cột 1: Chính là gợi ý a- Các sự vật được gọi bằng gì?
- Cột 2: Chính là gợi ý b- Các sự vật được tả bằng từ ngữ nào?
- Cột 3: Chính là gợi ý c- Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
* Gợi ý mẫu:
- 1 HS đọc tên bài thơ ?
- Trong câu này có sự vật nào được nhân hóa?
- Nhân hóa bằng cách nào ?
( Hướng dẫn cách điền vào cột)
- Tương tự các em hãy đọc lần lượt từng dòng thơ trong ba khổ thơ trong bài để hoàn thành bài tập này nhé.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả.
- Yêu cầu hoc sinh đọc đáp án.
* Hỏi nhóm ở dưới.
+ Những nhóm nào có kết quả như bạn?

+ Vì sao em nói mây được nhân hóa?



- Giáo viên bấm máy
- Giáo viên cho học sinh làm tương tự các sự vật còn lại .
- Cô cũng đồng ý với đáp án của các em vừa nêu.
* Các em ạ, nói thân mật với vật như nói với người thì sự vật ấy cũng được nhân hóa.
( Gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn)
-Đây là cách nhân hóa mới mà hôm nay cô đã dạy cho các con đấy.
- Qua bài tập này bạn nào cho cô biết có mấy cách nhân hóa?



- GV:Các em ạ. Khi sáng tác các tác phẩm văn , thơ các nhà văn nhà thơ thường sử dụng những hình ảnh nhân hóa , so sánh để làm cho các sự vật thêm sinh động,gần gũi hơn với con người và các tác phẩm hay hơn đấy.
- Vậy khi viết văn, thơ các em nên tập sử dụng phép nhân hóa để bài viết của mình thêm sinh động nhé!
- Các em cùng chuyển đến bài tập 3
Bài 3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập3
- GV kẻ chân yêu cầu
- Yêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phượng
Dung lượng: 70,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)