Lớp một lá mầm

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Điệp | Ngày 01/05/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: lớp một lá mầm thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) hay lớp Hành (Liliopsida)
- Lớp Một lá mầm là một nhóm thực vật Hạt kín tiến hóa theo con đường riêng.
- Về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng lớp Hai lá mầm nhưng về mặt ý nghĩa thực tiễn thì các cây Một lá mầm cũng không kém phần quan trọng: tất cả các cây lương thực chủ yếu của con người (như lúa, lúa mì, ngô...) và gia súc (nhiều loại cỏ) đều thuộc lớp này.
Phân biệt cây Một lá mầm với cây Hai lá mầm: (những điểm phân biệt này không phải hoàn toàn nghiêm cách, mà giữa 2 lớp cũng có một số tính chất lẫn lộn)
- Căn cứ vào những tính chất chung nhau đó, người ta cho rằng lớp Một lá mầm xuất phát từ lớp Hai lá mầm.
- Một số thực vật Một lá mầm nguyên thủy có bộ nhụy với lá noãn rời. Điều đó cho phép kết luận: tổ tiên của Một lá mầm có thể là những cây Hai lá mầm nguyên thủy có lá noãn rời kiểu Ngọc lan, Mao lương, Súng.
- Theo Takhtajan, Một lá mầm không thể đi ra từ các Hai lá mầm dạng thân gỗ như Ngọc lan, vì dạng này hoàn toàn không có ở Một lá mầm. Ông cho rằng "lớp Một lá mầm phát sinh từ những Hai lá mầm thấp nhất có lẽ đã chết từ lâu thuộc kiểu Súng (Nymphaeales), Súng lại bắt nguồn từ Ngọc lan".
- Cho đến nay, các nhà phân loại học vẫn chưa thống nhất với nhau về cách phân chia các bộ, họ của lớp Một lá mầm. Theo Takhtajan (1980) thì lớp này có 21 bộ, 79 họ, thuộc 3 phân lớp:
Trạch tả (Alismidae), Hành (Liliidae) và Cau (Arecidae).
Tiếp tục
Phân lớp Trạch tả (Alismidae)
- Phân lớp này gồm những thực vật Một lá mầm nguyên thủy nhất hiện nay. Đó là những cây thân cỏ sống ở nước hoặc đầm lầy. Chưa có mạch thông hoặc mới chỉ có ở rễ. Thành phần hoa còn nhiều, chưa cố định, xếp xoắn, các lá noãn còn rời.
- Phân lớp này thấp nhất trong lớp Một lá mầm, đi ra từ những thực vật Hai lá mầm nguyên thủy, gồm 2 bộ:
Trạch tả (Alismales) và Rong từ (Najadales)
Phân lớp Trạch tả (Alismidae)
Bộ Trạch tả (Alismales)
- Bao gồm những cây thân cỏ sống ở nước. Không có mạch thông hoặc chỉ có ở rễ và thân rễ. Hoa lưỡng tính hay đơn tính.
- Bộ này gồm 4 họ, và đều có đại diện ở ta: Tử cô (Butomaceae),
Nê thảo (Limnocharitaceae), Trạch tả và Lá sắn.
Phân lớp Trạch tả (Alismidae)
Bộ Trạch tả (Alismales)
Họ Trạch tả (Alismaceae)
- Cây thân cỏ, sống ở nước hay ở các chỗ ẩm. Lá có cuống dài, phiến lá đa dạng, gân hình mạng lưới. Hoa đều, lưỡng tính, đôi khi đơn tính. Bao hoa 2 vòng phân hóa. Nhị 6 hoặc nhiều, bộ nhụy có các lá noãn rời hoặc hơi dính ở gốc. Quả đóng, hạt không nội nhũ.
- Công thức hoa: * K3 C3 A6 - ? G?
- Họ này có 13 chi và khoảng 70 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới Bắc bán cầu, nhưng các chi Alisma (Trạch tả) và Sagittaria (Rau mác) lại gặp ở khắp nơi.
+ Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L.): thân rễ trắng, lá mọc thành hình hoa thị ở gốc. Hoa nhỏ, lưỡng tính, trắng hay hồng. Thân rễ dùng làm thuốc. Cây dùng làm thức ăn cho lợn. Cây thường mọc ở đầm lầy và ruộng.
+ Rau mác (Sagittaria sagittifolia L.): lá hình mũi tên, hoa đơn tính cùng cây, hoa màu trắng có lá noãn rời. Cây làm thức ăn cho lợn, thân rễ dùng làm thuốc. Cây thường mọc ở ruộng, ao hồ ít nước.
Phân lớp Trạch tả (Alismidae)
Bộ Trạch tả (Alismales)
Họ Lá sắn (Hydrocharitaceae)
- Cây cỏ lâu năm, ở nước ngọt hay nước mặn, ngập hoàn toàn. Không có mạch thông ở tất cá các cơ quan. Hoa thường đơn tính, khác cây, đều. Hoa đực có 3 - 12 nhị, còn vết tích của nhụy. Hoa cái có nhị lép, các lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 1 ô với lối đính noãn bên. Quả mọng, hạt có phôi thẳng.
- Công thức hoa: ? K3 C3 A6
? K3 C3 G(6)
- Họ Lá sắn có khoảng 15 chi và gần 100 loài, phân bố ở vùng ôn đới và cả nhiệt đới. Nước ta hiện biết khoảng 4 chi với gần 20 loài, trong đó có một số loài thường gặp như:
+ Rong đuôi chồn (Hydrilla verticillata Presl.): lá nhỏ, mọc vòng 4 - 5 ở mấu, mép có răng. Cây sống chìm trong nước các ao hồ, thường được thả trong các bể nuôi cá cảnh.
+ Rong mái chèo = Tóc tiên nước (Vallisneria spiralis L.): lá dài hình bản, chìm trong nước. Hoa đơn tính khác cây. Hoa cái nổi trên mặt nước nhờ cuống dài xoắn như lò xo, hoa đực hợp thành cụm hình đầu chìm trong nước. Thụ tinh nhờ nước, sau khi thụ tinh cuống hoa cái ngắn lại khiến quả và hạt phát triển trong nước. Cây cũng có hình thức sinh sản sinh dưỡng bằng các chồi ở gốc. Thường mọc trong các ao hồ, sông suối có nhiều đá cuội.
Phân lớp Hành (Liliidae)
- Bao gồm những dạng cây thân cỏ, trong đó một số lớn có thân hành, một số ít có dạng thân gỗ đặc biệt. Hoa cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió.
- Phân lớp Hành là một nhóm lớn, bao gồm tới 16 bộ và là một khâu quan trọng trong hệ thống sinh của lớp Một lá mầm, nó có nguồn gốc chung với bộ Trạch tả (Alismales). Trong phân lớp này, thấp nhất là bộ Hành (Liliales), từ đó cho ra tất cả các bộ khác của phân lớp, thuộc các dòng tiến hóa khác nhau.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
- Phần lớn cây thân cỏ, có thân rễ hay giò (hành) sống lâu năm, ở trên cạn, đôi khi ở dưới nước, chỉ một số ít có dạng thân gỗ sống lâu năm. Hoa thường lưỡng tính, đều hay không đều, mẫu 3. Bộ Hành không thể xuất phát trực tiếp từ Trạch tả vì bộ này không có nội nhũ, trong khi ở bộ Hành lại có nội nhũ. Như vậy có thể thấy rằng: cả hai bộ đều có chung nguồn gốc từ một nhóm nguyên thủy hơn, đã chết, có nội nhũ (giống Hành) và có lá noãn rời (giống Trạch tả).
- Hành là một bộ lớn, phân bố rộng, gồm tới 23 họ.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Hành (Alliaceae)
- Thân cỏ, sống nhiều năm, có giò đơn hoặc kép, thường có chất dự trữ do bẹ lá phồng lên tạo thành. Lá hình bản dẹp hay hình ống. Cụm hoa nằm trên 1 cán dài ở ngọn, hình đầu hay hình tán. Bao hoa dạng vảy. Quả mở.
- Công thức hoa: ? P3+3 A3+3 G(3)
- Một số đại diện: nhiều cây được trồng làm gia vị như: hành tây (Allium cepa L.), Hành ta (Allium fistulosum L.), tỏi tây (Allium porrum L.), tỏi ta (Allium sativum L.), hẹ (Allium tuberosum Rott. et Spreng.), kiệu (Allium chinense G. Don.)
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Huệ tây (Liliaceae)
- Thân rễ thường có vảy. Lá hình mác hay hình vạch. Hoa lớn, có khi mọc đơn độc ở ngọn, bao hoa dạng cánh. Quả mở.
- Công thức hoa: * P(3+3) A3+3 G(3)
- Trong họ này, ở ta có nhập trồng loài loa kèn trắng hay huệ tây (Lilium longiflorum Thunb.) để làm cảnh.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Thùa (Agavaceae)
- Thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị sát gốc, lá dầy, mọng nước. Hoa nhỏ, nằm trên một cuống dài phân nhánh ở ngọn. Cây chỉ ra hoa một lần trong đời.
- Công thức hoa:
* P3+3 A3+3 G(3)
- Đại diện: cây thùa hay dứa Mỹ (Agave americana L.): cuống cụm hoa dài tới 3 - 5 m, mang hàng ngàn hoa. Trong khoảng 15 - 20 năm cây ra hoa một lần rồi chết. Cây có nguồn gốc Trung Mỹ, được nhập nội để trồng làm cảnh. Ngày nay trở thành cây mọc dại, gặp nhiều ở vùng đất cát ven biển. Lá có thể dùng lấy sợi.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Thủy tiên (Amaryllidaceae)
- Thân hành hình củ, lá mọc từ gốc, mỏng hay mọng nước, gân lá song song. Bao hoa dạng cánh, đôi khi có phần phụ ở vòng trong. Quả mở.
- Công thức hoa:
* P3+3 A3+3 G(3)
+ Náng hoa đỏ (Crinum amabile Donn.): lá hình dải, hoa màu đỏ, đẹp.
+ Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.): lá hình dải dài tới 1 m, rộng 5 - 10 cm, hoa màu trắng. Lá có thể dùng làm thuốc. Cây mọc dại ở các chỗ ẩm ướt và cũng được trồng làm cảnh.
+ Huệ (Polianthes tuberosa L.): hoa màu trắng, hợp thành bông, mọc 2 cái một ở nách của 1 lá bắc. Hoa thơm, thường được cắm lọ hoặc để cúng.
+ Thủy tiên (Narcissus tazetta L.): hoa màu trắng, thơm, rất đẹp, thường nở vào dịp Tết. Cây được nhập nội từ Trung Quốc, thường được cắm lọ trang trí.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Huyết giác (Dracaenaceae)
- Thân gỗ đứng thẳng, thường ít phân nhánh. Lá mọc cách, tập trung ở ngọn, có gân song song. Cụm hoa ở ngọn, hình bông hay hình chùm. Quả mọng.
+ Huyết dụ tía (Cordyline fruticosa (L.) Coepp. var. angusta Hort.): cây cao 2 - 3 m, to bằng ngón tay hay hơn, mang nhiều vết sẹo của các lá đã rụng. Lá màu tía, mọc ở ngọn. Cây trồng làm cảnh và cũng được dùng làm thuốc.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Huyết giác (Dracaenaceae)
+ Huyết giác (Dracaena cambodiana Pierre ex Gagn.): thường mọc ở các vách núi vôi, nơi có gió ẩm, gặp ở nhiều nơi.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Huyết giác (Dracaenaceae)
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ Lục bình (Pontederiaceae)
- Cây cỏ lâu năm, sống ở nước hoặc ở chỗ ẩm ướt. Hoa không đều, bao hoa dạng cánh. Quả mở.
- Công thức hoa: ? P(3+3) A3+3 G(3)
+ Bèo Nhật bản = Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms.): cây sống nổi ở nước, lá mọc thành hình hoa thị, cuống phồng thành phao nổi. Hoa màu xanh tím, cánh hoa trên có chấm vàng. Cây có nguồn gốc châu Mỹ, được dùng làm thức ăn cho lợn.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Họ La dơn (Iridaceae)
- Thân rễ dạng củ hay hành. Lá hình gươm, mọc từ gốc, mép lá chồng lên nhau chéo 2 hàng. Hoa không đều, bao hoa dạng cánh. Quả mở.
- Công thức hoa:
 P(3+3) A3 G(3)
+ Rẻ quạt = Lưỡi đòng = Xạ can (Belamcanda chinensis L.): thân rễ bò, sống dai. Hoa màu vàng cam điểm thêm những đốm tía. Cây mọc hoang và trồng làm cảnh, thân rễ và lá dùng làm thuốc.
+ Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa Gagnep.): cây có thân rễ lớn, bọc vảy đỏ nâu, hoa màu trắng. Thân rễ dùng làm thuốc.
+ La dơn (Gladiolus gandavensis Van Houtte = G. communis L.): cây nhập nội trồng làm cảnh. Do sự lai giống mà ngày nay có nhiều thứ hoa có màu khác nhau.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Khúc khắc (Smilacales)
- Phần lớn là cây leo nhờ thân quấn hay tua quấn, thường có rễ phình to thành củ. Hoa lưỡng tính hay đơn tính. Bộ Khúc khắc liên hệ chặt chẽ với bộ Hành và có lẽ đi ra từ đấy, nhưng bộ Khúc khắc tiến tới hoa đơn tính.
- Bộ gồm 6 họ, trong đó 4 họ có đại diện ở ta là: họ Khúc khắc, họ Râu hùm, họ Bách bộ và họ Củ nâu. Hầu hết các đại diện của chúng đều phân bố ở trong rừng thứ sinh ẩm.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Khúc khắc (Smilacales)
Họ Củ nâu (Dioscoreaceae)
- Cây thân cỏ leo, không có tua cuốn, có rễ củ sống lâu năm ở dưới đất. Lá rộng, gốc thường hình tim, gân lá hình chân vịt. Các cơ quan đều có mạch, nhưng còn nguyên thủy. Hoa nhỏ, đều, thường đơn tính khác cây. Bao hoa 6 mảnh cùng màu, xếp 2 vòng, phần lớn dính thành ống ngắn. Hoa đực có 6 nhị, hoặc còn 3 nhị do 3 nhị vòng trong tiêu biến, có khi còn vết tích của nhụy. Hoa cái có bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả mở, hạt phần lớn có cánh, nội nhũ sừng, phôi nhỏ.
Công thức hoa: ? P(3+3) A6-3
? P(3+3) G(3)
- Họ này có 9 chi và hơn 650 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đôi khi gặp cả ở vùng ôn đới. Nước ta chỉ có 1 chi là Dioscorea (chi Củ nâu) với khoảng gần 40 loài. Đây là chi lớn nhất của họ, các đại diện có nhiều giá trị vì rễ củ nhiều loài chứa tinh bột, có thể dùng để ăn và làm thuốc.
+ Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour.): củ hơi tròn, sần sùi, vỏ xám nâu, thịt màu đỏ chứa nhiều tanin, dùng để thuộc da hay nhuộm vải màu nâu. Thường sống trong rừng rậm, cũng được trồng.
+ Củ cái hay Khoai vác (Dioscorea alata L.): củ to, chia ngón, có thể nặng tới 7 - 8 kg. Cây trồng lấy củ ăn.
+ Củ từ (Dioscorea esculenta Burk.): củ nhỏ, hình thuôn dài, mọc thành chùm, luộc ăn ngon.
+ Củ mài (Dioscorea persimilis Prain. et Burk.): củ hình trụ dài, đầu hơi phình to, ăn sâu xuống đất, mặt ngoài màu nâu xám, thịt trắng. Củ ăn mát và làm thuốc bổ.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Dứa (Bromeliales)
Họ Dứa (Bromeliaceae)
- Cây thân cỏ, phần lớn bì sinh trên thân các cây to, một số ít sống trên đất. Thân ngắn, mang những lá giả xếp thành hình hoa thị ở gốc. Hoa tập hợp thành bông, chùm hay chùy. Nhiều loài có lá bắc có màu sặc sỡ. Hoa mẫu 3. Quả mở (ở các chi có bầu trên) và quả mọng (ở các chi có bầu dưới). Hạt bé, nội nhũ bột.
- Công thức hoa:
* K3 C3 A3 + 3 G(3)
- Họ Dứa gồm khoảng 50 chi và 2000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Nước ta có 2 chi với 2 loài, nhưng phổ biến là loài dứa (Ananas comosus (L.) Merr.) với nhiều thứ khác nhau.
- Dứa là loại cây ăn quả vùng nhiệt đới rất nổi tiếng. Hoa tập hợp quanh một trục lớn thành bông ngắn, mỗi hoa mọc ở kẽ của một lá bắc màu tím, bầu dưới, quả mọng. Quả dứa là một quả phức, phần ăn được gồm trục hoa và các lá bắc mọng nước, còn quả thật nằm trong các mắt dứa.
+ Dứa ta (A. comosus (L.) Merr. var. spanish, subvar. red spanish):
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Gừng (Zingiberales)
- Bao gồm những cây có thân rễ, lá lớn với kiểu gân đặc biệt, gồm 1 gân chính lớn ở giữa, từ đó phát ra những gân bên song song. Hoa không đều, đối xứng 2 bên hoặc không đối xứng. Bộ nhị có số lượng giảm đi rõ rệt, một số biến thành các bản dạng cánh. Hoa cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Bộ Gừng có quan hệ với bộ Hành và bộ Dứa, có lẽ có nguồn gốc chung với Dứa và cùng đi ra từ Hành.
- Bộ này có 8 họ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Nước ta có 6 họ nhưng trong đó có 4 họ phổ biến và có ý nghĩa quan trọng hơn cả, đó là: họ Chuối, họ Gừng, họ Hoàng tinh và họ Chuối hoa.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Họ Chuối (Musaceae)
- Cây thường lớn, thân rễ sống lâu năm. Lá gồm bẹ lá lớn ôm lấy nhau tạo thành thân giả khí sinh (thân giả này sẽ chết sau khi quả chín), cuống lá và phiến lá đều lớn. Cụm hoa là một bông kép ở tận cùng của thân khí sinh. Lá bắc rất lớn, mang ở phía bụng 1 - 2 hàng hoa. Hoa không đều, bao hoa 6 mảnh, trong đó 3 mảnh vòng ngoài và 2 mảnh vòng trong dính lại với nhau thành 1 bản, còn mảnh thứ 3 của vòng trong thường nhỏ và trong suốt gọi là cánh môi. Nhị 5 (chỉ ở chi Ensete là còn đủ 6 nhị). Bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn đảo. Quả mọng nhiều hạt, hạt có nội nhũ bột. ở các loài cây trồng thì hạt thui đi rất sớm (noãn không thụ tinh, chỉ có bầu phát triển thành quả, do đó không có hạt).
- Công thức hoa:
 P(5) - 1 A5 G(3)
- Họ Chuối chỉ có 2 chi và 70 loài, chủ yếu gặp ở các nước nhiệt đới. Nước ta có cả 2 chi Musa và Ensete với 10 loài.
+ Chuối nhà (Musa paradisiaca L.): cây được trồng lấy quả ăn, có nhiều thứ khác nhau (chuối ngự, chuối tây, chuối tiêu, chuối mật...). Thân dùng làm thức ăn cho lợn, lá dùng gói bánh, quả ăn ngon và bổ.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Họ Gừng (Zingiberaceae
- Cây có thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá gồm có bẹ dài ôm lấy nhau làm thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có phần phụ gọi là lưỡi nhỏ (ligule). Thân, lá thường có mùi thơm. ở nhiều loài, thân khí sinh chỉ xuất hiện khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ, xuyên qua thân giả ra ngoài mang ở phần cuối một cụm hoa (chi Alpinia), nhưng cũng có loài cụm hoa nằm ngay trên thân rễ ở sát mặt đất.
Hoa không đều, đài hình ống, màu lục, tràng hình ống, phía trên chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Chỉ có 1 nhị sinh sản (ở vòng trong) với 2 bao phấn lớn nứt phía trong. Một cánh môi hình bản lớn, màu sặc sỡ, do 3 nhị dính với nhau và biến đổi thành, nằm đối diện với nhị sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành 2 nhị lép nhỏ nằm 2 bên bao phấn (nhiều khi giảm chỉ còn lại những vảy nhỏ, hoặc mất hẳn). Bầu dưới có 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Vòi nhụy chui qua khe hở giữa 2 bao phấn và thò ra ngoài. Quả nang, đôi khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ.
- Công thức hoa:
 K(3) C(3) A1 G(3)
- Họ này có khoảng 45 chi và hơn 1300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam châu á. Nước ta hiện biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó có nhiều loài có giá trị.
+ Riềng (Alpinia officinarum Hance): thân rễ khỏe, phủ nhiều vảy, khi già có nhiều xơ, dùng làm gia vị và làm thuốc.
+ Nghệ (Curcuma domestica Val.): thân rễ dùng làm gia vị, làm thuốc.
+ Gừng (Zingiber officinale Rosc.): thân rễ thơm cay, dùng làm gia vị, làm thuốc.
Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) và Sa nhân (A. villosum Lour.): dùng làm thuốc, gặp nhiều trong rừng miền Bắc.
Mía dò = Cát lồi (Costus speciosus Smith.): cành non có lá mọc thành một đường xoắn rất đặc sắc, hoa màu trắng. Cây mọc dại trong rừng, trồng làm cây cảnh.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Họ Hoàng tinh = họ Dong (Marantaceae)
- Hình dạng ngoài của cây trong họ này giống với cây trong họ Gừng. Cuống lá có đốt, lá không có mùi thơm. Hoa không đều, mất đối xứng. Có 3 lá đài rời nhau, 3 cánh hoa có màu. Bộ nhị chỉ còn lại 1/2 nhị sinh sản (1 bao phấn), còn 1/2 nhị kia và 3 - 4 nhị khác biến thành bản dạng cánh, 2 -1 nhị nữa biến mất hoàn toàn. Không có cánh môi. Bầu 3 ô nhưng thường chỉ có 1 ô phát triển chứa 1 noãn. Hạt không nội nhũ, chỉ có ngoại nhũ.
- Công thức hoa:
 K3 C(3) A1/2 G(3)
- Họ này có 32 chi và khoảng 350 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu trong các rừng ẩm và rừng đầm lầy, phần lớn các chi tập trung ở châu Mỹ nhiệt đới. Nước ta có 7 chi với 15 loài.
- Một số đại diện:
+ Dong củ (Maranta arundinacea L.): thân rễ hình quả bom, phân đốt, mang nhiều vảy màu trắng ngà, chứa nhiều tinh bột. Cây được trồng để lấy củ ăn.
+ Dong lá (Phrynium placentarium (Lour.) Merr.): thường mọc trong các rừng ẩm, ven suối, lá dùng gói bánh chưng.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Họ Chuối hoa = họ Dong riềng (Cannaceae)
- Thân rễ phát triển, phân nhánh. Cuống lá không có đốt. Hoa thường có màu sặc sỡ. Đài và tràng không đẹp. Nhị sinh sản còn 1/2. Cánh môi lớn và có màu đẹp do 1 nhị vòng trong biến đổi thành. Một số nhị khác cùng với 1/2 nhị vòng trong biến thành những bản dạng cánh, có màu giống như cánh môi nhưng kích thước nhỏ hơn. Vòi nhụy hình bản dẹp và cứng, có màu. Quả mở, hạt có ngoại nhũ cứng và còn lại vết tích của nội nhũ.
- Công thức hoa:
? K(3) C(3) A1/2 G(3)
- Họ này chỉ có 1 chi Canna với khoảng 50 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Nước ta gặp vài loài.
+ Dong riềng (C. edulis Ker.): hoa nhỏ, có màu đỏ, trồng lấy củ ăn.
+ Chuối hoa lai (C. hybrida Forst.): hoa to, có màu sặc sỡ, màu đỏ hay vàng, trồng làm cảnh.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Lan (Orchidales)
Bộ Lan liên hệ chặt chẽ với bộ Hành, đặc biệt với họ Hạ trâm - Hypoxidaceae mà trong đó có 2 chi Hypoxis và Curculigo có nhiều đặc điểm gần với bộ Lan. Trong bộ Hành, hoa đã có khuynh hướng phát triển dẫn đến bộ Lan (như tính chất hoa đối xứng 2 bên, sự tiêu giảm và chuyên hóa của bộ nhị, bầu dưới, có 1 ô mang nhiều noãn, hạt bé...). Bộ Lan chỉ có 1 họ duy nhất.
Họ Lan (Orchidaceae)
- Cơ quan sinh dưỡng khá đa dạng: có loài ở đất sống dai nhờ thân củ, có loài thân leo (ít), còn đại đa số là sống bám trên thân những cây to trong rừng. Chúng có rễ khí sinh phát triển mạnh, màu lục, phía ngoài có 1 lớp mô xốp dày (vêlamen) có tác dụng dự trữ nước và bảo vệ cho rễ khỏi bị khô. Một số loài có phần dưới lá hoặc gióng thân phình lên (gọi là hành giả) chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Một số loài khác không có diệp lục và sống hoại sinh trên đất mùn. Lá mọc cách, nguyên, phiến có khi rất dày. Mạch không có ở rễ và thân, phần lớn là kiểu mạch nguyên thủy.
Họ Lan (Orchidaceae)
Hoa tập hợp thành cụm hoa chùm hay bông. Hoa lưỡng tính, đối xứng 2 bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành 2 vòng: 3 mảnh vòng ngoài, 3 mảnh vòng trong, trong đó 1 mảnh vòng trong thứ ba có kích thước lớn hơn 2 mảnh kia. Mảnh này có hình dạng và màu sắc khác hẳn, gọi là cánh môi. Gốc cánh môi thường kéo dài ra thành cựa mật chứa tuyến mật. ở nhiều loài, khi hoa nở, bầu vặn đi 1800, nên cánh môi không phải ở đằng sau (úp), mà quay ngửa ra phía trước (ở dưới) để làm chỗ đứng cho sâu bọ. ở những loài có chùm hoa treo thì không có hiện tượng quay như vậy. Nhị tiêu giảm còn 2 hay thường chỉ còn 1. Trong trường hợp chung, chỉ nhị dính liền với vòi nhụy thành cột nhị nhụy. Hạt phấn thường dính lại 4 chiếc một, hoặc dính cả lại thành một khối gọi là khối phấn, có chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai khối phấn ngăn cách với nhau bởi trung đới. Khối phấn nằm ở phần đầu của cột nhị nhụy, được che đậy bởi một mỏ bất thụ (do 1 đầu nhụy biến đổi thành). Bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 1 ô, mang rất nhiều noãn, đính bên.
- Công thức hoa:
Họ Lan (Orchidaceae)
 P3+3 A2 - 1 G(3)
Hoa của họ Lan có cấu tạo rất phức tạp, thích nghi cao với sự thụ phấn nhờ sâu bọ hoặc nhờ chim nhỏ. Khi sâu bọ vào hút mật ở cựa, đậu trên cánh môi, đầu chạm vào gót khối phấn thì gót dính sẽ dính vào đầu sâu bọ và khối phấn sẽ được mang đi đến hoa khác.
Quả khô, mở thành 3 - 6 mảnh. Hạt rất nhỏ và nhiều, thường không có nội nhũ. Do nhẹ nên hạt dễ phát tán nhờ gió. Nhiều loài trong quả có những lông hút nước dùng để bắn hạt đi. Phôi trong hạt phát triển yếu, không phân hóa thành cơ quan. Hạt muốn nảy mầm cần có nấm cộng sinh. Các sợi nấm chui vào trong phôi, do sự hoạt động của chúng mà tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, cần thiết cho phôi phát triển. Những cây trưởng thành thì thường có nấm cộng sinh ở rễ. Sự sinh trưởng của các loài lan rất chậm, từ khi hạt nảy mầm đến khi ra hoa phải mất vài năm, thậm chí 10 - 15 năm.
Họ Lan (Orchidaceae)
Lan là họ lớn thứ 2 trong ngành Hạt kín với khoảng 800 chi và 30.000 loài phân bố khắp nơi trên thế giới, nhưng phong phú nhất là ở các rừng ẩm nhiệt đới Đông Nam á và châu Mỹ. Nước ta hiện biết trên 130 chi và 800loài. Hầu hết các loài đều có hoa đẹp, làm cảnh.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Cói (Cyperales)
Bộ Cói có quan hệ gián tiếp với bộ Hành thông qua bộ Bấc (Juncales) (2 bộ này có hoa cấu tạo khá giống nhau và cùng có nội nhũ bột). Nhưng ở bộ Bấc và bộ Cói có bao hoa khô xác, thích nghi với thụ phấn nhờ gió. Bộ Cói chỉ có 1 họ.
Họ Cói (Cyperacaeae)
Cây thân cỏ sống lâu năm, ít khi một năm, thường mọc ở các chỗ ẩm ướt. Thân rễ nằm dưới đất, thân khí sinh không phân đốt, tiết diện ngang có hình tam giác hay hơi tròn. Lá có bẹ ôm lấy thân, mọc ra từ gốc, 2 mép của bẹ thường dính nhau thành ống. Lá xếp thành 3 dãy theo thân.
Hoa nhỏ mọc thành cụm bông nhỏ ở kẽ 1 lá bắc, những bông nhỏ này tập hợp thành bông chùm, chùy... Hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió. Bao hoa rất giảm, dạng vảy khô xác hay dạng lông cứng, 1 - 6 hay nhiều mảnh, có khi không có. Nhị 3, bao phấn đính gốc. bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên, 1 ô, chỉ chứa 1 noãn, 1 vòi và 3 đầu nhụy dài. Quả đóng, hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Cói (Cyperales)
Họ Cói (Cyperacaeae)
- Công thức hoa: P?, 6, 1, 0 A3 G(3)
- Họ Cói có khoảng 95 chi và 3800 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là vùng ôn đới và hàn đới. Nước ta hiện biết 28 chi và trên 300 loài.
Phân lớp Hành (Liliidae)
Bộ Lúa (Poales)
Bộ Lúa là bậc thang cuối cùng trong dòng tiến hóa của phân lớp Hành theo hướng thụ phấn nhờ gió, đồng thời cũng là một trong những bộ ở vị trí cao nhất trong hệ thống sinh Một lá mầm. Bộ Lúa chỉ có 1 họ.
Họ Lúa (Poaceae)
Cây thân cỏ, sống lâu năm, ít khi 1 năm hay 2 năm, một số có dạng thân gỗ thứ sinh (tre, nứa...). Thân khí sinh chia góng và mấu: gióng thường rỗng (trừ một số loài như mía, kê, ngô có thân đặc), không phân nhánh (trừ tre), mà chỉ phân nhánh từ thân rễ hoặc từ gốc. Lá mọc cách, xếp thành 2 dãy theo thân, bẹ lá to, dài, 2 mép của bẹ không dính liền nhau. Lá không có cuống (trừ tre), phiến lá hình dải hẹp. Giữa bẹ và phiến lá có lưỡi nhỏ (ligula) hình bản mỏng hay hình dãy lông mi.
Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa cơ sở là bông nhỏ. Các bông nhỏ lại hợp thành những cụm hoa phức tạp hơn như bông kép, chùm, chùy... Mỗi bông nhỏ mang 1 - 10 hoa. ở gốc bông nhỏ thường có 2 mày bông xếp đối nhau: còn ở gốc mỗi hoa có 2 mày hoa, mày hoa dưới ôm lấy mày hoa trên, nhỏ và mềm hơn. Mày hoa dưới chỉ có 1 gân chính giữa, còn mày hoa trên có 2 gân bên. ở nhiều loài, mày hoa dưới kéo dài ra thành chỉ ngọn. Phía trong mày hoa còn 2 mày cực nhỏ rất bé và mềm. Như vậy thông thường mỗi hoa có 4 mày, nhưng trong thực tế số lượng này có khi không đầy đủ. Nhị thường là 3 (đôi khi 6), chỉ nhị dài, bao phấn đính lưng, 2 bao phấn khi chín thường tõe ra hình chữ X. Bầu trên, 1 ô, 1 noãn, 2 vòi nhụy ngắn và 2 đầu nhụy dài mang chùm lông quét, thường có màu nâu hoặc tím.
Lúa là một họ lớn, có tới 700 chi và 8000 - 10.000 loài, phân bố khắp nơi trên trái đất. Nước ta hiện biết 150 chi và gần 500 loài. Chúng thường phát triển mạnh mẽ ở những chỗ đất trống, trên các đồng cỏ, các bãi bồi ven sông. Về mặt giá trị thực tiễn, họ này có tầm quan trọng rất lớn, nhiều loài được sử dụng rộng rãi, cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Họ Lúa (Poaceae)
Họ Lúa (Poaceae)
Họ Lúa (Poaceae)
Phân lớp Cau (Arecidae)
- Phân lớp Cau làm thành một nhóm riêng biệt của lớp Một lá mầm. Trong quá trình tiến hóa, nó đi theo con đường tiêu giảm thành phần của hoa, và được bù đắp bởi kiểu cụm hoa bông mo, có mo (lá bắc lớn) bảo vệ hoa quả và hấp dẫn sâu bọ, thay thế cho bao hoa tiêu giảm, có khi mất hẳn. Nét đặc trưng về tiến hóa cơ quan sinh dưỡng là sự xuất hiện dạng cây thân gỗ giả (dạng thân gỗ cau dừa).
- Phân lớp Cau có nguồn gốc chung với bộ Hành. Phân lớp gồm 5 bộ, đều có đại diện ở ta. Chỉ xét 2 bộ quan trọng nhất.
Bộ Cau (Arecales) chỉ có một họ
Họ Cau (Arecaceae)
- Cây gỗ, thân cột lớn, có khi cao tới 20 m hoặc thân leo, có thể dài tới 200 - 300 m. Thân không phân nhánh, không có cấu tạo cấp 2 điển hình, mà chỉ sinh trưởng nhờ những vòng dày, nên kích thước tương đối đồng đều từ gốc lên ngọn. Lá rất lớn, có bẹ ôm lấy thân, cuống dài, phiến lá xẻ lông chim rất sâu, nhiều khi vào tận sát gân chính, hoặc xẻ chân vịt.
Phân lớp Cau (Arecidae)
Bộ Cau (Arecales)
Họ Cau (Arecaceae)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Bộ Cau (Arecales)
Họ Cau (Arecaceae)
Cụm hoa bông mo phân nhánh nhiều, bên ngoài có 1 - 2 lá bắc to bao bọc gọi là mo. Ngoài mo chung, mỗi nhánh hoa lại có mo riêng. Hoa lưỡng tính hay đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc. Bao hoa dạng đài, 6 mảnh xếp thành 2 vòng. Nhị thường 6 nhưng cũng có khi nhiều hơn (ở Caryota) hoặc ở một số ít chỉ có 3 nhị.
♂ P3 - 3 A 3 + 3...
Phân lớp Cau (Arecidae)
Bộ Cau (Arecales)
Họ Cau (Arecaceae)
Bộ nhụy gồm 3 lá noãn rời hoặc thường dính lại thành bầu trên, 3 ô hay 1 ô, trong mỗi ô chứa 1 noãn, nhưng thường thì chỉ 1 trong 3 ô có noãn phát triển thành hạt. Một số loài có tuyến mật và hương thơm thì thụ phấn nhờ sâu bọ, một số khác thụ phấn nhờ gió. Quả hạch, đôi khi quả mọng, không bao giờ có quả mọng. Hạt có nội nhũ lớn, phôi nhỏ, ở một số có nội nhũ sừng rất rắn.
♀ P3 + 3 G(3)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Bộ Cau (Arecales)
Họ Cau (Arecaceae)
Họ Cau có tới 240 chi, 3400 loài, phân bố rộng rãi ở vùng cận nhiệt đới, và đặc biệt là các vùng nhiệt đới, nhưng phong phú nhất là ở Đông Nam á và vùng nhiệt đới Nam Mỹ. ở nước ta hiện biết khoảng gần 40 chi và 90 loài. Nhiều loài trong họ Cau phân bố tập trung, đã tạo nên những phong cảnh đặc sắc ở nhiều vùng (đồi cọ, đảo dừa, rừng dừa...)
Họ Cau có giá trị rất to lớn về mặt kinh tế, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực cuộc sống của con người. Quả của nhiều loài cây trong họ này có giá trị dinh dưỡng cao.
Phân lớp Cau (Arecidae)
Bộ Cau (Arecales)
Họ Cau (Arecaceae)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Bộ Cau (Arecales)
Họ Cau (Arecaceae)
Bộ Ráy (Arales)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Cây thân cỏ là chủ yếu. Hoa tiêu giảm, cụm hoa bông mo đơn. Bộ gồm 2 họ: họ Ráy và họ Bèo tấm.
Họ Ráy (Araceae)
Cây có thân rễ hay thân leo, bò trên vách đá, hoặc trên các thân cây gỗ khác. Lá mọc từ gốc của thân rễ (ráy) hay mọc cách trên thân leo (ráy leo). Lá to, gồm bẹ, cuống và phiến. Phiến lá nguyên hay chia thùy.
Bộ Ráy (Arales)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Họ Ráy (Araceae)
Hoa rất nhỏ, tập hợp thành cụm hoa bông mo đơn, trục nạc. Hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên, cách nhau bởi một đoạn không có hoa, và tận cùng là một đoạn trục khác, thường có màu. Phía ngoài cụm hoa có 1 mo (lá bắc) lớn bao bọc, lúc còn non thì cụp lại, màu sắc sặc sỡ, có tác dụng thu hút sâu bọ. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. ở hoa lưỡng tính thường có bao hoa đầy đủ, còn hoa đơn tính phần lớn là hoa trần. Nhị 6 - 4, đôi khi còn 1, không có chỉ nhị. Nhụy gồm 3 lá noãn hợp (có khi còn 1), bầu trên, 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả mọng hay quả đóng, chứa 1 đến nhiều hạt giàu nội nhũ.
♂ P0 A6 - 1 ♀ P 0 G(3 - 1)
Họ Ráy có khoảng 110 chi, 2000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới (đặc trưng cho rừng ẩm) và cận nhiệt dới. Nước ta hiện biết 30 chi và trên 135 loài, chủ yếu là những loài cây ưa bóng, ở tầng thấp trong rừng hoặc bì sinh trên cây khác.
Bộ Ráy (Arales)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Họ Ráy (Araceae)
Bộ Ráy (Arales)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Họ Ráy (Araceae)
Bộ Ráy (Arales)
Phân lớp Cau (Arecidae)
Họ Ráy (Araceae)
Họ Bèo tấm (Lemnaceae)
- Cây sống trôi nổi trên mặt nước. Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đơn giản hóa đến mức cao độ. Cơ quan sinh dưỡng chỉ là 1 phiến mỏng màu lục có rễ, hoặc là 1 khối nhỏ hình trứng, không có rễ (chi Wolffia). Bông mo chỉ còn 1 hoa cái với 1 lá noãn chứa 1 noãn, và một vài hoa đực, mỗi hoa chỉ có 2 nhị dính nhau. Một số loài, rễ chủ yếu để giữ thăng bằng cho cây trong nước. Sự hấp thụ thức ăn thực hiện trên toàn bộ bề mặt của cây tiếp xúc với nước. Họ Bèo tấm bao gồm những cơ thể bé và cấu tạo đơn giản nhất trong ngành Hạt kín, sinh sản sinh dưỡng là chủ yếu, sinh sản hữu tính rất ít gặp.
Phân lớp Cau (Arecidae)
Bộ Ráy (Arales)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)