Lớp chim

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Dung | Ngày 09/05/2019 | 196

Chia sẻ tài liệu: lớp chim thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Lớp chim
Nhóm 3
1.Hệ hô hấp
2.Hệ tuần hoàn
3.Hệ thần kinh
Hệ hô hấp
Thích nghi với đời sống bay lượn
Gồm:-khe họng dẫn tới thanh quản(không có vai trò phát thanh).Cơ quan phát thanh của chim là minh quản nằm ở ngã 3 khí quản và cuống phổi.
-Phổi xốp, nằm áp sát xương sườn nên không hoạt động lắm, phế quản đi tới phổi,phân nhánh trong phổi thành những ống khí nhỏ dần rồi nối vơí nhau thành 1 mạng ống khí gọi là hệ thống mao quản khí.Xung quanh có hệ thống mao quản huyết.Một số nhánh của phế quản phân nhánh tới 9 túi khí có tác dụng như cái bơm hút(khi nâng cánh) và đẩy khí(khi hạ cánh)
Không khí ư khe họng ư thanh quản ư khí quản ư phế quản ư phổi ư túi khí
Sự trao đổi khí của chim
Chu kì 1:là hít vào(màu đỏ):không khí đi vào khí quản,vào túi khí phía sau,sau đó đi vào phổi;
Chu kì 2:không khí đi từ phổi đi vào các túi khí trước sau đó đi qua khí quản.Sự di chuyển của không khí qua phổi là trực tiếp từ phía sau ra phía trước(từ bên phải qua bên trái của sơ đồ)
=>Hiện tượng này được gọi là hô hấp kép.Nhờ đó mà chim tận dụng được nguồn ôxy trong không khí và tăng nhịp hô hấp khi chim bay.Khi nghỉ chim lại thở bằng lồng ngực.
Hệ tuần hoàn
Tim chim rất lớn, không có xoang tĩnh mạch, có vách ngăn tâm thất hoàn toàn chia thành 2 nửa, nửa phía phải chứa nhiều máu tĩnh mạch(máu thẫm),nửa trái chứa máu động mạch(máu tươi).Máu ở tim vẫn là máu pha trộn.
Hệ động mạch: chỉ có 1 cung ĐM chủ xuất phát từ tâm thất trái.Cung ĐM chủ trái tiêu biến hoàn toàn.Vì thế máu đi nuôi cơ thể hoàn toàn đỏ tươi.Cung ĐM phải phát đi ĐM cổ, ĐM dưới đòn, ĐM ngực.Cung ĐM phải kéo dài, chạy dọc theo cột sống thành ĐM chủ lưng phát đi các ĐM tới nội quan.


Hệ tĩnh mạch: tương tự như ở bò sát. Ở cuối TM đuôi còn có 1 TM mạc treo ruột đồng thời với TM trên ruột cùng đổ vào TM gan.TM trên ruột tương đương với TM bụng của ếch nhái và bò sát.
=>Đặc điểm cấu tạo và sinh lý của hệ tuần hoàn chim đảm bảo cho chim có cường độ trao đổi cao đảm bảo cho chim có nhiệt độ cơ thể ổn định(đẳng nhiệt).
Hệ thần kinh
-Bán cầu não lớn đẩy 2 thuỳ thị giác khá lớn sang 2 bên nhưng vỏ não vẫn còn mỏng.
-Nền của bán cầu não gắn với thể vân có vai trò quan trọng.Phần trước thể vân đảm bảo có bản năng sinh dục: giao phối, làm tổ, ấp trứng, nuôi con.
Một số hình ảnh của chim
giao phối
làm tổ
ấp trứng và nuôi con
-Não giữa chủ yếu có vai trò thị giác.
-Tiểu não lớn gồm thuỳ giữa có nhiều rãnh ngang và 2 thuỳ bên nhỏ ứng với các hình thức cử động phong phú, đa dạng của chim. Đường uốn khúc có hành tuỷ rõ.Thuỳ khứu giác nhỏ, có 12 đôi dây thần kinh não.Tuỷ sống có phần phình vai đảm bảo hoạt động của cánh và phình thắt lưng đảm bảo hoạt động của chân rõ ràng.
Cấu tạo não của chim
a.Nhìn trên b.Nhìn bên c.Nhìn dưới
1.Thuỳ khứu giác;2.Bán cầu não;3.Thuỳ thị giác; 4.Tiểu não;5.Hành tuỷ;6.Mấu não trên;
7.Dây thần kinh thị giác;8.Mấu não dưới
Hộp sọ của chim
cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)