Lop ba sat
Chia sẻ bởi Hoàng Chung Thủy |
Ngày 05/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Lop ba sat thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
Lớp bò sát
Thằn lằn bóng đuôi dài
Rắn ráo
Thông tin về loài rắn ráo
Rắn ráo hay rắn lải (danh pháp khoa học: Ptyas korros) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước (Colubridae). Đây là một loài rắn không có nọc độc sinh sống trong các khu vực đồng bằng và rừng núi có môi trường ẩm ướt, có thể tới độ cao 3.000 m (Cox và những người khác, 1998, quan sát tại Thái Lan). Chúng săn bắt chuột, ếch, nhái và các loài động vật có xương sống nhỏ khác nhưng không thấy ăn cá như rắn nước. Chúng là loài kiếm ăn ban ngày và chủ yếu là bò trên mặt đất, trong các bụi cây hay bãi cỏ rậm, mặc dù bơi lội cũng như leo trèo cây khá tốt.
Loài rắn này phân bổ rộng khắp trong khu vực Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, kéo dài tới một vài đảo thuộc Indonesia.
Tại Việt Nam, người ta thường bắt rắn ráo để ngâm rượu cùng một số loài rắn như hổ mang, rắn lục, cạp nong, cạp nia hay các vị thuốc khác trong các loại rượu tam xà, ngũ xà v.v.
Đặc điểm loài rắn ráo
Đuôi có màu ôliu và các vảy có màu sẫm ở phần rìa, trên các phần dày nhất của thân có các dải màu nâu nhạt mờ, nhưng mất dần đi khi chúng lớn. Mắt tương đối lớn. Chiều dài khoảng 1,6 m-3,5 m (5,2-11,5 ft).
Rắn đực có hai dương hành, khi giao phối rắn đực chỉ sử dụng một dương hành. Con đực có thể giao phối với nhiều con cái, trái lại con cái chỉ giao phối một lần. Thời gian giao phối có thể kéo dài từ nửa giờ đến vài giờ hay hơn nữa. Sau khi giao phối, tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng của rắn cái trong nhiều tháng đến vài năm.
Mùa sinh sản thay đổi tùy theo địa phương, nhưg nói chung trong phạm vi từ tháng 5 tới tháng 8, thường đẻ trứng trong các tổ mối nhằm đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ổn định của một lò ấp trứng tự nhiên, và khi những con non nở ra chúng có thể tìm ngay mối và ấu trùng mối để ăn. Rắn ráo đẻ 4 lứa/năm
Cá xấu Xiêm
Thông tin về cá sấu Xiêm
Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), còn gọi là cá sấu Thái Lan hay cá sấu nước ngọt, là loài cá sấu nước ngọt có nguồn gốc ở Borneo, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam.
Trong điều kiện tự nhiên chúng thích sống ở các vùng nước chảy chậm như đầm, sông và hồ. Phần lớn cá sấu trưởng thành không dài quá 3 m (10 ft), mặc dù trong điều kiện chăn nuôi có những con lai có thể dài hơn.
Vì bị săn bắt cực kỳ thái quá nên loài cá sấu này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nó được xếp vào trong danh sách các loài đang cực kỳ nguy cấp. Trong tháng 3 năm 2005, các nhà bảo tồn đã tìm thấy ổ các cá sấu Xiêm nhỏ ở tỉnh miền nam của Lào là Savannakhet và ở khu vực xã Ea Lâm (Sông Hinh, Phú Yên)[1]. Điều này làm tăng hy vọng cho loài gần như tuyệt chủng này có cơ hội sống sót.
Rùa núi vàng
Thông tin về rùa núi vàng
Mô tả:
Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng không phẳng như lưng rùa núi viền cũng không phồng cao như rùa núi nâu. Phía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Chiều dài mai khoảng 27, 5cm.
Sinh học:
Rùa núi vàng ăn thực vật và quả rụng. Chúng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, đẻ 4-5 trứng, kích thước 40/50mm và có tập tính vùi trứng vào đất.
Nơi sống và sinh thái:
Rùa núi vàng sồng ở trong rừng, ở những bụi cây thấp, những nơi có độ cao tương đối thấp. Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô rùa núi vàng có cá tính trú khô, chúng nằm lỳ trong bụi và không ăn, sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.
Phân bố:
Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Tây, Hòa Bình, Hà Bắc (Lục Ngạn), Tây Ninh.
Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia.
Khủng long
Khủng long là một siêu bộ bò sát khổng lồ, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 230 triệu năm trước, trong kỷ Tam Điệp. Chúng ta có thể thấy xương và hóa thạch của chúng trong các viện bảo tàng. Chúng thống lĩnh các hệ sinh thái mặt đất trong khoảng 160 triệu năm và vào cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 65 triệu năm trước) chúng đã hứng chịu một cuộc tuyệt chủng lớn.
Thằn lằn bóng đuôi dài
Rắn ráo
Thông tin về loài rắn ráo
Rắn ráo hay rắn lải (danh pháp khoa học: Ptyas korros) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước (Colubridae). Đây là một loài rắn không có nọc độc sinh sống trong các khu vực đồng bằng và rừng núi có môi trường ẩm ướt, có thể tới độ cao 3.000 m (Cox và những người khác, 1998, quan sát tại Thái Lan). Chúng săn bắt chuột, ếch, nhái và các loài động vật có xương sống nhỏ khác nhưng không thấy ăn cá như rắn nước. Chúng là loài kiếm ăn ban ngày và chủ yếu là bò trên mặt đất, trong các bụi cây hay bãi cỏ rậm, mặc dù bơi lội cũng như leo trèo cây khá tốt.
Loài rắn này phân bổ rộng khắp trong khu vực Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, kéo dài tới một vài đảo thuộc Indonesia.
Tại Việt Nam, người ta thường bắt rắn ráo để ngâm rượu cùng một số loài rắn như hổ mang, rắn lục, cạp nong, cạp nia hay các vị thuốc khác trong các loại rượu tam xà, ngũ xà v.v.
Đặc điểm loài rắn ráo
Đuôi có màu ôliu và các vảy có màu sẫm ở phần rìa, trên các phần dày nhất của thân có các dải màu nâu nhạt mờ, nhưng mất dần đi khi chúng lớn. Mắt tương đối lớn. Chiều dài khoảng 1,6 m-3,5 m (5,2-11,5 ft).
Rắn đực có hai dương hành, khi giao phối rắn đực chỉ sử dụng một dương hành. Con đực có thể giao phối với nhiều con cái, trái lại con cái chỉ giao phối một lần. Thời gian giao phối có thể kéo dài từ nửa giờ đến vài giờ hay hơn nữa. Sau khi giao phối, tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng của rắn cái trong nhiều tháng đến vài năm.
Mùa sinh sản thay đổi tùy theo địa phương, nhưg nói chung trong phạm vi từ tháng 5 tới tháng 8, thường đẻ trứng trong các tổ mối nhằm đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ổn định của một lò ấp trứng tự nhiên, và khi những con non nở ra chúng có thể tìm ngay mối và ấu trùng mối để ăn. Rắn ráo đẻ 4 lứa/năm
Cá xấu Xiêm
Thông tin về cá sấu Xiêm
Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), còn gọi là cá sấu Thái Lan hay cá sấu nước ngọt, là loài cá sấu nước ngọt có nguồn gốc ở Borneo, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam.
Trong điều kiện tự nhiên chúng thích sống ở các vùng nước chảy chậm như đầm, sông và hồ. Phần lớn cá sấu trưởng thành không dài quá 3 m (10 ft), mặc dù trong điều kiện chăn nuôi có những con lai có thể dài hơn.
Vì bị săn bắt cực kỳ thái quá nên loài cá sấu này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nó được xếp vào trong danh sách các loài đang cực kỳ nguy cấp. Trong tháng 3 năm 2005, các nhà bảo tồn đã tìm thấy ổ các cá sấu Xiêm nhỏ ở tỉnh miền nam của Lào là Savannakhet và ở khu vực xã Ea Lâm (Sông Hinh, Phú Yên)[1]. Điều này làm tăng hy vọng cho loài gần như tuyệt chủng này có cơ hội sống sót.
Rùa núi vàng
Thông tin về rùa núi vàng
Mô tả:
Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng không phẳng như lưng rùa núi viền cũng không phồng cao như rùa núi nâu. Phía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Chiều dài mai khoảng 27, 5cm.
Sinh học:
Rùa núi vàng ăn thực vật và quả rụng. Chúng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, đẻ 4-5 trứng, kích thước 40/50mm và có tập tính vùi trứng vào đất.
Nơi sống và sinh thái:
Rùa núi vàng sồng ở trong rừng, ở những bụi cây thấp, những nơi có độ cao tương đối thấp. Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô rùa núi vàng có cá tính trú khô, chúng nằm lỳ trong bụi và không ăn, sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.
Phân bố:
Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Tây, Hòa Bình, Hà Bắc (Lục Ngạn), Tây Ninh.
Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia.
Khủng long
Khủng long là một siêu bộ bò sát khổng lồ, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 230 triệu năm trước, trong kỷ Tam Điệp. Chúng ta có thể thấy xương và hóa thạch của chúng trong các viện bảo tàng. Chúng thống lĩnh các hệ sinh thái mặt đất trong khoảng 160 triệu năm và vào cuối kỷ Phấn trắng (khoảng 65 triệu năm trước) chúng đã hứng chịu một cuộc tuyệt chủng lớn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Chung Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)