Lop 4
Chia sẻ bởi ngô chân thành |
Ngày 09/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: lop 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
BÌNH GIẢNG BÀI CA DAO "TRÂU ƠI TA BẢO TRÂU NÀY"
“Trâu ơi, ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Ca dao, dân ca Việt Nam vô cùng phong phú, đẹp đẽ. Nó là điệu tâm hồn của người dân quê Việt Na. Từ bao đời nay, ca dao dân ca cùng với dòng sữa ngọt ngào của mẹ thấm sâu vào lòng tuổi thơ. Bài hát của bà, lời ru của mẹ theo nhịp võng kẽo kà kẽo kẹt qua năm tháng thời gian, dào dạt nỗi thương nhớ vơi đầy trong tâm hồn chúng ta. Con cò, con bống, hoa bưởi, hoa sen, con trâu, con gà, bờ tre, mái rạ với ruộng lúa, nương dâu… hiện lên thấp thoáng sau nhiều bài ca dao, dân ca. Nhà nông quê ta vốn hiền lành, chất phác đáng yêu như lời bài hát của họ: “
Trâu ơi, ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Đây là lời an ủi, vỗ về của người nông dân với tất cả tấm lòng yêu thương, quý mến và biết ơn sâu sắc đối với con trâu của gia đình minh. Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi trâu trìu mến. Hai tiếng cảm thán “trâu ơi” vang lên tha thiết ngọt ngào. Mối quan hệ giữa người với trâu là “bạn bè”, bình đẳng và cảm thông. Công việc đồng áng tuy vất vả nhưng vốn cần cù nên người nông dân không ngại phải chân lấm tay bùn mà còn phấn khởi làm ăn. Đã yêu lao động, yêu quý nghề nông, nên đối với công cụ sản xuất, đối với con trâu người nông dân cũng biểu lọ tất cả sự chăm sóc, yêu thương của họ. Con trâu là cánh tay đắc lực của nhà nông, đồng cam cộng khổ với nhau, tin cậy “trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”. Nếu thay chữ “với” bằng chữ “cho” (trâu cày cho ta) thì mối quan hệ chân tình sẽ bị phá vỡ, đâu còn nữa! Trâu với người cùng chung chịu gian truân, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương: “Lao xao gà gáy rạng ngày – Vái vác cái cày ta dắt con trâu…”; “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu - Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Và những buổi cày đồng dưới ánh nắng chang chang, trâu với người “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. “Trâu cày với ta” là tiếng nói động viên, vỗ về, tin cậy và yêu thương. Cấy cày là công việc nhà nông, là “nghiệp nông gia”. Chữ “vốn” gợi lên sự lâu đời của một nền nông nghiệp. Dân ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời. Con trâu đã được thuần dưỡng, trở thành vật nuôi trong gia đình, đứng đầu hàng lục súc. Con trâu là tài sản quý giá. Con trâu là đầu cơ nghiệp. Trâu đã giúp nhà nông cấy cày, làm nên những hạt gạo trắng thơm, những mùa vàng bát ngat. “Ta đây trâu đấy, ai mà quản công” vang lên xiết bao ân tình đã lưu truyền trên đồng xanh từ bao đời nay:
“Cánh đồng ta năm đôi ba vụ, Trâu với người vất vả quanh năm”.
Vất vả quanh năm như thế, nhưng người với trâu chia ngọt sẻ bùi, luôn luôn bên nha “ta đây trâu đấy” nên chẳng bao giờ “ai mà quản công”. Người chăm sóc nuôi nấng trâu. Trâu giúp người cày bừa. Tình bạn, tình thương đã được hình thành qua mấy nghìn năm dằng dặc. Hai câu cuối như một lời nguyền, rất chân thành cảm động, chứa chan tình nghĩa thuỷ chung:
“Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Ý thưo đăng đối: Lúa còn thì cỏ còn, người được hạnh phúc, ấm no thì trâu cũng được ấm no. Người và trâu cùng trường tồn bên nha. Cấu trúc vần thơ “Bao giờ còn …thì còn…”, ý thơ được nhấn mạnh, lời thề nguyền trở nên sắt đá. Chân lý cuộc sống và chân lý nghệ thuật hòa quyện trong một lời thề nguyền đẹp. Nói về bài ca dao này, nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” đã viết: “Tình cảm của người nông dân Việt Nam đối với con trâu thật là thắm thiết (…). Lòng yêu quý công cụ yêu thương loài vật thể hiện
“Trâu ơi, ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Ca dao, dân ca Việt Nam vô cùng phong phú, đẹp đẽ. Nó là điệu tâm hồn của người dân quê Việt Na. Từ bao đời nay, ca dao dân ca cùng với dòng sữa ngọt ngào của mẹ thấm sâu vào lòng tuổi thơ. Bài hát của bà, lời ru của mẹ theo nhịp võng kẽo kà kẽo kẹt qua năm tháng thời gian, dào dạt nỗi thương nhớ vơi đầy trong tâm hồn chúng ta. Con cò, con bống, hoa bưởi, hoa sen, con trâu, con gà, bờ tre, mái rạ với ruộng lúa, nương dâu… hiện lên thấp thoáng sau nhiều bài ca dao, dân ca. Nhà nông quê ta vốn hiền lành, chất phác đáng yêu như lời bài hát của họ: “
Trâu ơi, ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Đây là lời an ủi, vỗ về của người nông dân với tất cả tấm lòng yêu thương, quý mến và biết ơn sâu sắc đối với con trâu của gia đình minh. Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi trâu trìu mến. Hai tiếng cảm thán “trâu ơi” vang lên tha thiết ngọt ngào. Mối quan hệ giữa người với trâu là “bạn bè”, bình đẳng và cảm thông. Công việc đồng áng tuy vất vả nhưng vốn cần cù nên người nông dân không ngại phải chân lấm tay bùn mà còn phấn khởi làm ăn. Đã yêu lao động, yêu quý nghề nông, nên đối với công cụ sản xuất, đối với con trâu người nông dân cũng biểu lọ tất cả sự chăm sóc, yêu thương của họ. Con trâu là cánh tay đắc lực của nhà nông, đồng cam cộng khổ với nhau, tin cậy “trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”. Nếu thay chữ “với” bằng chữ “cho” (trâu cày cho ta) thì mối quan hệ chân tình sẽ bị phá vỡ, đâu còn nữa! Trâu với người cùng chung chịu gian truân, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương: “Lao xao gà gáy rạng ngày – Vái vác cái cày ta dắt con trâu…”; “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu - Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Và những buổi cày đồng dưới ánh nắng chang chang, trâu với người “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. “Trâu cày với ta” là tiếng nói động viên, vỗ về, tin cậy và yêu thương. Cấy cày là công việc nhà nông, là “nghiệp nông gia”. Chữ “vốn” gợi lên sự lâu đời của một nền nông nghiệp. Dân ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời. Con trâu đã được thuần dưỡng, trở thành vật nuôi trong gia đình, đứng đầu hàng lục súc. Con trâu là tài sản quý giá. Con trâu là đầu cơ nghiệp. Trâu đã giúp nhà nông cấy cày, làm nên những hạt gạo trắng thơm, những mùa vàng bát ngat. “Ta đây trâu đấy, ai mà quản công” vang lên xiết bao ân tình đã lưu truyền trên đồng xanh từ bao đời nay:
“Cánh đồng ta năm đôi ba vụ, Trâu với người vất vả quanh năm”.
Vất vả quanh năm như thế, nhưng người với trâu chia ngọt sẻ bùi, luôn luôn bên nha “ta đây trâu đấy” nên chẳng bao giờ “ai mà quản công”. Người chăm sóc nuôi nấng trâu. Trâu giúp người cày bừa. Tình bạn, tình thương đã được hình thành qua mấy nghìn năm dằng dặc. Hai câu cuối như một lời nguyền, rất chân thành cảm động, chứa chan tình nghĩa thuỷ chung:
“Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Ý thưo đăng đối: Lúa còn thì cỏ còn, người được hạnh phúc, ấm no thì trâu cũng được ấm no. Người và trâu cùng trường tồn bên nha. Cấu trúc vần thơ “Bao giờ còn …thì còn…”, ý thơ được nhấn mạnh, lời thề nguyền trở nên sắt đá. Chân lý cuộc sống và chân lý nghệ thuật hòa quyện trong một lời thề nguyền đẹp. Nói về bài ca dao này, nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” đã viết: “Tình cảm của người nông dân Việt Nam đối với con trâu thật là thắm thiết (…). Lòng yêu quý công cụ yêu thương loài vật thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: ngô chân thành
Dung lượng: 22,88KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)