Lolo2

Chia sẻ bởi Trần Linh | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: lolo2 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Mắt điện tử mang lại ánh sáng cho người mù
Peter Lane năm nay 51 tuổi, là cha của hai đứa trẻ. Khi 20 tuổi, anh đã mắc phải viêm võng mạc sắc tố, thị lực bắt đầu giảm sút, cuối cùng đã bị mù hoàn toàn. Đầu năm 2009, Peter Lane đã trải qua một cuộc phẫu thuật bốn giờ đồng hồ tại bệnh viện mắt Manchester, các bác sỹ đã cấy ghép một bộ thu tín hiệu vào mắt của anh ta. Sau hai tháng hồi phục, Peter Lane bắt đầu thử sử dụng mắt điện tử. Đầu tháng này, mọi vật đã dần dần xuất hiện ra trước mắt anh. “Tôi nhìn thấy những hình ảnh lay động, phải từ từ thích ứng. Nhưng tôi đã nhìn thấy những chiếc ô tô, trông chúng giống như những tấm chăn bông”, Peter Lane nói.

Peter Lane có thể phân biệt những từ đơn giản trên màn hình máy chiếu, “sau khi trải qua một khoảng thời gian tăm tối, cảm giác nhìn thấy những chữ cái trên màn hình thật là kỳ diệu.” Bộ mắt điện tử này được cấu tạo bởi một chiếc máy camera, chip xử lý hình ảnh và một số bộ phận khác. Khi mắt điện tử hoạt động, camera gắn trên kính sẽ thu lại hình ảnh, sau đó chuyển đến chip xử lý hình ảnh trên người sử dụng thành các tín hiệu điện tử. Các tín hiệu này được bộ truyền tín hiệu chuyển lên bộ thu tín hiệu và tấm điện cực gắn trên võng mạc mắt. Các tấm điện cực có nhiệm vụ kích hoạt thần kinh võng mạc, đưa tín hiệu lên não, qua đó, não tái tạo lại những hình ảnh thu được, giúp người mù có thể nhìn thấy mọi vật trên thế giới. “Khi ở nhà, không có chiếc kính này tôi vẫn có thể làm một số việc bình thường, bởi vì tôi đã biết vị trí của những đồ vật trong nhà, nhưng khi ra ngoài, chiếc kính này đã thực sự mang lại sự tự tin cho tôi, tôi có thể tự mình làm một số công việc khác”, Peter Lane cho biết. Hiện, trên thế giới chỉ có 11 bác sỹ trên nắm vững kỹ thuật liên quan đến công nghệ này. Peter Lane là một trong số 32 người tham gia thử nghiệm mắt điện tử. Các bệnh nhân khác cùng tham gia thử nghiệm như Peter Lane đều có những kết quả khả quan; trong đó một người mù sau 40 năm đã nhìn thấy ngọn lửa, còn người kia cũng có thể phân biệt các chữ cái. Paulo Stangaat, chuyên gia bệnh viện mắt cho biết: “Bệnh nhân hồi phục nhanh đến mức ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi. Mặc dù còn nhiều việc phải làm, nhưng với kết quả hiện nay đã thực sự mang lại hy vọng tìm lại ánh sáng cho người mù trong tương lai không xa”



Khẩu trang đổi màu phát hiện cúm
Kooroshnia, người Thụy Điển, là chủ nhân của những chiếc khẩu trang sặc sỡ này. Chuyên ngành của cô là vật liệu thông minh và hiện cô đang cố gắng nghiên cứu để ứng dụng công nghệ làm thay đổi màu sợi vải này vào lĩnh vực phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm. Mỗi người mang một chiếc mặt nạ khác màu, theo cô, sẽ bị phát hiện dễ dàng và cách li nếu cần thiết. Cô cũng nhấn mạnh thêm rằng, một người bình thường cũng có thể sử dụng nó với mục đích khác. “Trên phương diện làm đẹp, các họa tiết khác nhau sẽ thích hợp với những người khác nhau”, cô nói.



Kính phiên dịch thông minh
Thiết bị phiên dịch thông minh được cấu tạo gồm: một chiếc micro và một camera. Sau khi micro thu được nội dung ngôn ngữ đang đối thoại, nó sẽ truyền dữ liệu sang chiếc máy tính xách tay của người dùng, máy tính có nhiệm vụ tiếp tục đưa thông tin này đến một server từ xa. Server này sẽ chuyển đổi nội dung cuộc nói chuyện sang chữ viết, sau đó chuyển thành ngôn ngữ bản địa, cuối cùng truyền đến “màn hình võng mạc mắt” của chiếc kính.

Bạn có thể nhìn thấy những dòng chữ liên quan trên chiếc “kính võng mạc mắt”, trong khi vẫn có thể duy trì trạng thái nói chuyện một cách bình thường với người đối diện. Chiếc kính phiên dịch thông minh này được thiết kế đơn giản nhỏ gọn, người dùng có thể đeo trong thời gian dài, hơn nữa tiêu thụ điện năng không đáng kể. Nhưng chiếc kính phiên dịch này mới chỉ là mô hình mẫu, công ty NEC dự kiến tung sản phẩm này ra thị trường năm 2010. Công ty này cũng thừa nhận khả năng phiên dịch của chiếc kính này có hạn, cho nên hiện tại chỉ tiêu thụ sản phẩm này với chức năng là một thiết bị hiển thị dữ liệu đeo mắt thay thế cho các thiết bị cầm tay vốn làm người dùng vướng bận.


Máy làm bữa ăn sáng
Chiếc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Linh
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)