Lỗi dễ gặp về tiếng việt

Chia sẻ bởi Dương Thị Mỹ | Ngày 10/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: lỗi dễ gặp về tiếng việt thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:

 1. Cấu tạo từ :
          1.1/ Phân biệt một từ ghép với hai từ đơn (cụm từ):
          Nhiều trường hợp từ ghép dễ bị nhầm với cụm từ, chúng ta cần dựa vào 3 tiêu chí sau để phân biệt.
          + Dựa vào ngữ cảnh: Là tùy theo ngữ cảnh, tùy theo đơn vị được sử dụng trong câu văn để xác định từ ghép hay cụm từ.
VD:   - Áo dài quá. (Áo dài là cụm từ)
          - Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài trong các ngày lễ. (áo dài là từ ghép chỉ một kiểu áo)
          + Dựa vào quan hệ kết hợp rất chặt chẽ giữa các tiếng.
          Các tiếng tạo nên từ ghép có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách hoặc chen thêm yếu tố khác vào giữa các tiếng đó. Nếu chen vào giữa hai tiếng đó một từ, mà nghĩa không thay đổi thì đó là hai từ đơn.
          Ví dụ: Chim hót líu lo, nắng bốc hương tràm ngây ngất lan xa, phảng phất khắp rừng.
          Học sinh thường xác định “lan xa”, “khắp rừng” là các từ ghép. Để xác định hai trường hợp trên là từ ghép hay cụm từ, ta xác định như sau :
          VD: lan rất xa , khắp cả khu rừng. Vậy “lan xa”và “lan rất xa”, “ khắp rừng” và “ khắp cả khu rừng” nghĩa giống nhau. Vậy “lan xa”, “ khắp rừng” là các cụm từ
          Ta có kết quả tách các từ trên trong câu trên là :
          Chim / hót / líu lo / nắng / bốc / hương tràm / ngây ngất / lan / xa /phảng phất / khắp / rừng.
          + Dựa vào ngữ nghĩa:
          Nghĩa của từ ghép là nghĩa "tổng thể" tức là các tiếng trong từ kết hợp với nhau mới biểu thị một sự vật, một hành động hay một tính chất.
Ví dụ:
          - Ăn nói: Là từ ghép chỉ hoạt động nói năng chung.
          - Đầu ruồi: là từ ghép chỉ một bộ phận của khẩu súng.
          Nghĩa của cụm từ là nghĩa "tổng cộng", tức là nghĩa của cụm từ bằng nghĩa tất cả các từ cộng lại.
Ví dụ:
          - Ăn cơm: Ăn chỉ một hoạt động, cơm chỉ đối tượng.
          - Hát hay: Hát chỉ hoạt động, hay chỉ tính chất.
          Từ việc xác định  từ ghép hay cụm từ, chúng ta có thể xác định được trường hợp cặp từ trái nghĩa hay chỉ là một từ ghép.
          Bởi vậy, khi dạy bài  Từ trái nghĩa lớp 5 (tuần 4 trang 38, sách Tiếng Việt 5). Trong phần Nhận xét của bài có câu tục ngữ "Chết vinh còn hơn sống nhục". Trường hợp này một số giáo viên xác định có 2 cặp từ trái nghĩa là chết và sống,vinh và nhục. Thực chất trong câu tục ngữ này có chết vinh và sống nhục hai từ ghép trái nghĩa. (chết vinh, sống nhục là 2 khái niện nói về cách chết và cách sống). Như vậy, trong câu tục ngữ này chỉ có 1 cặp từ trái nghĩa đó là chết vinh và sống nhục.
          Cũng trong phần Luyện tập của bài này (Bài 1/ c) Câu:
                    “Anh em như thể tay chân
                    Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
thì “rách lành’, “dở hay” là hai từ ghép chứ  không phải  là các cặp từ trái nghĩa.       (rách lành, dở hay là những từ ghép có nghĩa trong mọi hoàn cảnh, giàu hay nghèo, tốt hay xấu , thuận lợi hay khó khăn) .
          1.2/ Phân biệt từ ghép có bộ phận âm thanh giống nhau với từ láy:
          Học sinh thường nhầm lẫn từ ghép có bộ phận âm thanh giống nhau bao gồm từ ghép thuần Việt và từ ghép Hán Việt với từ láy. Ví dụ như các trường hợp sau: học hành, cần mẫn, bình tĩnh...... Để phân biệt các trường hợp này, chúng ta cần:
          - Căn cứ vào nghĩa các tiếng tạo nên từ: Từ ghép thì cả hai tiếng đều có nghĩa còn từ láy thì nhiều nhất có một tiếng có nghĩa.
 VD :  đậm đặc (đậm và đặc đều có nghĩa nên đó là từ ghép); đậm đà ( chỉ có tiếng đậm có nghĩa, đà không có nghĩa nên đó là từ láy)
          - Từ Hán Việt có bộ phận âm thanh giống nhau là từ ghép (từ Hán Việt không có từ láy)
 VD: bình minh, không khí , binh lính.
          2. Từ loại :
          Phân biệt động từ chỉ trạng thái cảm xúc với tính từ.
          Động từ chỉ trạng thái cảm xúc với tính từ có điểm giống nhau là có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ( rất,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Mỹ
Dung lượng: 23,41KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)