Lời dẫn cho chương trình văn nghệ

Chia sẻ bởi Nguyễn Nguyên Bá | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Lời dẫn cho chương trình văn nghệ thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5.
1. Văn hóa Cồng chiêng:
Văn hóa cồng chiêng là một trong những giá trị tinh thần to lớn của đồng bào các dân tộc ởTây Nguyên và một số tỉnh lân cận nằm dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc : Bana, Xêđăng, Mnông, Êđê, Giarai...
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người nơi đây, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên. Âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người vùng núi. Tất cả các lễ hội trong năm như lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu,..đều phải có tiếng cồng, tiếng chiêng. Trong chiều sâu văn hóa, chúng ta như lắng nghe được tiềng trầm bổng hào hùng từ ngàn xưa vọng lại của những chiếc cồng, chiếc chiêng.Tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên âm thanh như nối liền, kết dính những thế hệ.
Là sở hữu của cộng đồng, có vai trò như một biểu tượng cho năng lực sáng tạo văn hoá, âm nhạc. Cho đến nay, cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá gắn bó với cồng chiêng vẫn tồn tại trong từng gia đình, plây, bon, buôn. Trước những giá trị vô cùng độc đáo, “Không gian văn hóa cồng chiêng” đã vượt qua khỏi biên giới quốc gia trở thành tài sản của nhân loại. Ngày 25/11/2005, 1 ngày đáng nhớ trong lịch sử văn hóa nước nhà, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
2. Tiến về Sài Gòn:
Sau hiệp định giơ ne vơ năm 1954, đất nước tạm thời chia làm hai miền Nam-Bắc. Nỗi khát vọng độc lập tự do, thống nhất của mỗi người dân Việt Nam càng trở nên tha thiết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Tất cả đang dồn về tuyền tuyến, tất cả đang hướng về miền Nam ruột thịt như để khẳng định một chân lí: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Tâm trạng, nỗi mong chờ ấy được rất nhiều nhạc sĩ gởi gắm qua rất nhiều ca khúc bất hủ. Bài hát Tiến về Sài Gòn của nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng là một tác phẩm như vậy. Ra đời trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng đến 9 năm nhưng thật sự Tiến Về Sài Gòn chứa đựng một sức mạnh kì lạ, một dự báo lạc quang và tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Cổ vũ cho hàng triệu trái tim Việt Nam yêu nước đứng lên đánh tan kẻ thù xâm lược. Bản hùng ca ấy đã vang lên cùng với những bước chân thần tốc của các chiến sĩ giải phóng quân trong ngày 30/04/1975, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Tiếp theo chương trình, chúng ta cùng thưởng thức ca khúc này qua phần hát múa của các thầy cô giáo trường PTDTBT THCS Trà Don

Áo mới Cà Mau:
“Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”
Cà Mau một địa danh nổi tiếng nằm ở cực Nam của tổ quốc. Đến với Cà Mau là đến với vùng sông nước mênh mông. Nơi hòa quyện giữa thiên nhiên, đất trời và lòng người. Trên vùng đất này, cuộc sống ngày càng thay da đổi thịt. Cà Mau khoát trên mình một chiếc “ Áo mới” đi lên cùng với sự phát triển chung của cả nước.
Tiếp ngay sau đây chúng ta cùng đến với tiết mục hát múa “Áo mới Cà Mau” do các em học sinh lớp 6/1 thể hiện.
Trống cơm:
Trên dải đất hình chữ S của chúng ta, mỗi vùng đất đều sản sinh ra những làn điệu dân ca mượt mà, thắm đậm tình đất, tình người. Dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, theo ta trên mỗi bước đường đời.
Sau đây chúng ta cùng đến với tiết mục hát múa: Trống cơm- dân ca Bắc Bộ do các em học sinh lớp 7/2 trình bày.
Hơ rê lên rẫy:
Tây Nguyên- Tiếng gọi đại ngàn. Nói đến Tây Nguyên, chúng ta chợt nghĩ đến một vùng đất đỏ badan rực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nguyên Bá
Dung lượng: 28,07KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)